Giáo án 11 cơ bản: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) Cao Bá Quát

Qua bài giảng nhằm giúp HS:

1. Năm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ Cao Bá Quát vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khở nghĩa của ông về sau vào năm 1854.

2. Hiểu được mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật và nội dung của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho chuyển tải nội dung.

B. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.

- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.

C. Cách thức tiến hành

- Đọc hiểu

- Đàm thoại phát vấn

- Thảo luận, thuyết trình

D. Tiến trình giờ giảng

1. Ổn định tổ chức

2. KTBC

3. GTBM

4. Hoạt động dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16965 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 11 cơ bản: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15. Đọc văn BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa Hành Đoản Ca) Cao Bá Quát Ngày soạn: 12.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11E 11C 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng nhằm giúp HS: 1. Năm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ Cao Bá Quát vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khở nghĩa của ông về sau vào năm 1854. 2. Hiểu được mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật và nội dung của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh…các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho chuyển tải nội dung. B. Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Thảo luận, thuyết trình D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: dựa vào phần tiểu dẫn SGK hãy trình bày những điểm đáng lưu ý về cuộc đời và con người của Cao Bá Quát? HS trả lời Gv ghi bảng GV: Sau khi mất dòng họ Cao bị triều dình thực hiện lệnh: "tru di tam tộc" hết sức tàn bạo và khắc nghiệt. GV: trong sự nghiệp của CBQ có điểm đáng lưu ý nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: tác phẩm của ông được tập hợp trong 4 tập thơ lớn: - Cao Bá Quát thi tập - Cao chu thần di cảo - Cao chu thần thi tập - Mẫn Hiên thi tập GV: nội dung thơ của CBQ phản ánh điều gì? HS trả lời GV: đọc phần phiên âm -> yêu cầu HS đọc phần dịch nghĩa và dịch thơ. Nhận xét HS đọc GV: bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: tác phẩm được viết theo thể loại nào?Thể loại đó có đặc điểm gì đáng chú ý? HS dựa vào tiểu dẫn trả lời Gv ghi bảng GV: trên cơ sở đó hãy xác định bố cục của bài thơ? (bài thơ chia làm mấy phần, nội dung của mỗi phần?) HS đưa ra ý kiến Gv chốt lại GV: cảnh bài cát được tác giả miêu tả qua chi tiết nào? chi tiết đó nói lên điều gì? HS tìm chi tiết và nêu ý nghĩa của chi tiết đó GV chốt lại GV: người đi trên cát hiện lên như thế nào? GV: Có ý kiến cho rằng: - Đây là cảnh mà tác giả tưởng tượng ra - Đây là cảnh tả thực - Đây là cảnh vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng Ý kiến của em như thế nào HS dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ để đưa ra ý kiến của mình -> Gv chốt lại GV: Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: con đường đời đầy chông gai mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh. Là người tài năng nhưng thi hội đậu hạng hai lại bị đanh xuống hạng bét. Cả ba lần vào Huế thi đình đều bị đánh hỏng GV: trong hai câu thơ tiếp tác giả đã sử biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó thể hiện tâm trạng trạng gì của tác giả? HS: sử dụng tích "ông tiên ngủ kĩ" -> giận mình GV: từ đó tác giả đã có suy nghĩ gì? HS: suy nghĩ về con đường danh lợi GV: trên con đường danh lợi ấy tác giả còn nhận ra điều gì? HS: người thành công không nhiều GV: ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó? HS tìm hình ảnh Gv ghi bảng GV: phát hiện ra biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đoạn thơ này? Tác dụng của nghệ thuật đó? HS phát hiện Gv ghi bảng GV: Câu hỏi kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì? HS phát biểu Gv chốt lại GV: yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức bài học làm bài tập I. Vài nét vè tác giả và văn bản 1. Tác giả a. Cuộc đời và con người - (1809? - 1855), tự: Chu Thần, hiệu: Cúc Đường, Mẫn Hiên - Quê: Phú Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh ( nay là Long Biên, Hà Nội). - 1831: đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội -> nhiều lần vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. - 1855 mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Con người: tài năng, bản lĩnh -> tôn: Thánh Quát b. Sự nghiệp - Khối lượng tác phẩm: + Thơ: 1353 bài + Văn: 21 bài - hình thức sáng tác chữ Hán - Nội dung thơ: + Bộc llọ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trìi trệ, bảo thủ + Chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX. 2. Văn bản a. Đọc văn bản b. Hoàn cảnh sáng tác - Có thể được hình thành trong những lần CBQ đi thi Hội qua các tỉnh miền trung đầy cát trắng : Quảng Bình, Quảng Trị. c. Thể loại - Ca hành (hành): thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật và vần điệu… d. Bố cục - 3 phần: + Bốn câu đầu: Tâm trạng của người đi đường + Sáu câu tiếp theo: Thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ. + Còn lại: Đường cùng của kẽ sĩ và tâm trạng bi phẫn. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng bãi cát và người đi trên cát - Cảnh bài cát: Bãi cát dài lại bãi cát dài, nghệ thuật điệp ngữ: gợi lên hình ảnh bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận - Người trên cát: + Đi một bước, lùi một bước: bước đi trầy trật, khó khăn + Mặt trời lặn,. chưa dừng được: tất tả đi không kể thời gian + Nước mắt rơi: mết mỏi chán ngán -> Hình ảnh người đi trên cát thật khó nhọc. Đi trên cát nhọc nhằn, khó khăn, vất vả hơn con đường bình thường => Hình ảnh bãi cát: + Thực: bãi cát thực + việc người đi trên cát cũng thực + Ý nghĩa tượng trưng: bãi cát - ám chỉ môi trường, xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn mà con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh => Hình tượng người đi trên cát: Cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng. Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng chán đáng buồn, đầy chông gai. 2. Thực tế cuộc đời và tâm trạng người đi trên cát - Hai câu tiếp: tự trách mình - không học được ông tiên phép ngủ -> Nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh, không học được sự thảnh thơi để xa lánh chốn trần ai. - Suy nghĩ về con đường danh lợi: Xưa nay phường danh lợi / Tất tả trên đường đời -> Cái bả công danh làm cho bao kẻ phải chạy ngược chạy xuôi vất vả, có sức cám dỗ ghê gớm với con người. - Trên con đường công danh ấy, nhà thơ nhận ra:Người say vô số tỉnh bao người -> So sánh: người đi tìm công danh như kẻ nghiện rượu, không còn ai thoát khỏi cácm dỗ để quay về. Danh lợi cũng là thứ rượu dễ làm say lòng người. => Tác giả: nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Chán ghét, khinh bỉ phường danh lợi 3. Đường cùng của kẽ sĩ và tâm trạng bi phẫn. - Hình ảnh: + Khúc đường cùng: đường không còn chỗ đi tiếp -> chỉ hoàn cảnh khó khăn, bế tắc cũng như nỗi tuyệt vọng trùm lên cả bãi cát dài và người đi trên cát + Thiên nhiên: phía Bắc, Nam - đẹp, hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn, hiểm trở - Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, câu cảm thán (Bãi cát dài bãi cát dài ơi, Tính sao đây?) -> tâm trạng băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc của nhân vật trữ tình - Kết thúc bài thơ: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” + Nhà thơ đứng lại giữa bãi cát mà tự hỏi, mà nghi ngờ cả sự tồn tại của mình, thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng lên tâm trí nhà thơ. -> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. III. Tổng kết IV. Luyện tập - CBQ hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành: + Ba lần đi thi không đỗ + nhận chức tập sự ở Bộ Lễ + Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội + Tài cao phận thấp - Từ sự bế tắc đó ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành -> cùng nông dân khởi nghĩa. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Về nhà học thuộc bài thơ, năm được nội dung tư tưởng của bài - Soạn bài: Luyện tập thao tác phân tích

File đính kèm:

  • docSa Hanh Doan Ca(1).doc
Giáo án liên quan