Giáo án bài lớp 2 tuần 6

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Môn : Chính tả

 Ngày dạy :

Bài dạy : Tập chép: MẪU GIẤY VỤN

Tiết : 11

I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần đạt

- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài .

- Làm được bài tập 2(2 trong số 3 dòng a, b, c) ; BT(3) a / b.

- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, bảng cài, bảng phụ.

- HS: Vở, bảng con.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài lớp 2 tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Chính tả Ngày dạy : Bài dạy : Tập chép: MẪU GIẤY VỤN Tiết : 11 I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần đạt Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài . Làm được bài tập 2(2 trong số 3 dòng a, b, c) ; BT(3) a / b. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. II. Chuẩn bị GV: SGK, bảng cài, bảng phụ. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết GV đọc đoạn viết Củng cố nội dung: Bỗng một em gái đứng dậy làm gì? - Em gái nói gì với cô và cả lớp? Hướng dẫn nhận xét chính tả. Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy? Các dấu phẩy đó dùng để làm gì? Tìm thêm các dấu câu trong bài. - Nêu những từ dễ viết sai? GV đọc cho HS viết vào vở. GV uốn nắn giúp đỡ - GV chấm sơ bộ v Hoạt động 2: Luyện tập Điền ai / ay ; Điền âm đầu s / x - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng Thanh hỏi / ngã . Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học: Khen HS viết bài sạch đẹp. Trò chơi: Tìm từ mới qua bài tập 3 Chuẩn bị: Ngôi trường mới - Hoạt động lớp - Theo dõi -Nhặt mẩu giấy lên rồi mang bỏ vào sọt rác. - HS nêu : Thưa cô em có nghe thấy mẫu giấy nói: “ Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.” - 2 dấu phẩy - Ngăn cách giữ việc này với việc kia. - Dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép. - Bông, tiến, mẩu giấy, nhặt, sọt rác, xong xuôi, cười rộ, buổi. - HS viết bảng con - HS viết bài. - HS sửa bài HTTC : Trò chơi - Đọc yêu cầu bài tập. - 4 nhóm thi nhau thực hiện trò chơi tìm từ: mái nhà, máy bay, cái tai, chân tay, vải vó, váy hoa, gai gó, gà gáy, xa xôi / sa xuống phố xá / đường sá giọt sương / xương cá ngã ba đường / ba ngả đường / ngỏ ý / cửa ngõ / tranh vẽ / có vẻ. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Chính tả Ngày dạy : Bài dạy : Nghe – viết :NGÔI TRƯỜNG MỚI Tiết : 12 I. Mục tiêu:Học xong bài này HS cần đạt - Chép chính xácbài CT, trình bày đúng dấu câu trong bài. - Làm đượcBT2 ; BT(3) a / b. - Yêu quý ngôi trường nơi mình đang học II. Chuẩn bị GV: SGK. Bảng cài: đoạn chính tả. Bảng phụ, bút dạ. HS: Vở bảng con III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CUẢ HỌC SINH v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết GV đọc mẫu đoạn viết. Củng cố nội dung. Dưới mái trường, em HS cảm thấy có những gì mới? - Tìm các dấu câu được dùng trong bài chính tả? - Nêu các chữ khó viết. - GV đọc cho HS viết vở. GVuốn nắn, hướng dẫn - GV chấm sơ bộ, nhận xét. Lưu ý : cách trình bày v Hoạt động 2: Luyện tập Nêu đề bài 2: GV cho HS thi đố nhau, 2 tổ thi 1 người bên đố nói: tìm từ chứa tiếng có vần ai Tổ bên đây phải viết ngay được 1 từ chứa tiếng có cùng âm đầu như tiếng đem đố Lưu ý : Phân biệt tiếng chứa vần ai / ay bằng cách hiểu nghĩa và qua cách phát âm bài tập 3 về nhà làm . Củng cố – Dặn dò : Em vừa viết chính tả bài gì ? Làm bài tập 3 Chuẩn bị: Người thầy cũ HTTC : cả lớp - HS đọc. - Tiếng trống, tiếng cô giáo, tiếng đọc bài của chính mình. Nhìn ai cũng thấy thân thương cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì. - Dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu chấm. - trống, rung, nghiêm - HS viết bảng con - HS viết bài HTTC : Nhóm - Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ ay - Nhóm đôi thảo luận tìm từ sau đó lần lượt đố nhau. - Cái tai, hoa mai, hoa lài, ngày mai - Gà gáy, từ láy, máy cày, ngày nay. - GV khen HS học tốt, có tiến bộ - Yêu cầu HS viết chưa đạt viết lại. - Viết bài: Ngôi trường mới -Nhận xét tiết học. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Đạo đức Ngày dạy : Bài dạy : THỰC HÀNH : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP Tiết : 6 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đat - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chổ học, chổ chơi như thế nào. - Thực niện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chổ học chổ chơi. - Hình thành thái độ tự tin, yêu cái tốt, ghét cái xấu. II. Chuẩn bị GV: Nội dung kịch bản, bảng phụ chép ghi nhớ. HS: SGK III. Các hoạt động HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu? GV cho HS trình bày hoạt cảnh theo nhóm Theo em bạn dương đã biết gọn gàng,ngăn nắp cho góc học tập của mình chưa? Điều đó có lợi hay có hại vì sao? GV nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. v Hoạt động 2: Gọn gàng, ngăn nắp Cách chơi:Chia lớp thành 4 nhóm, phân không gian hoạt động cho từng nhóm. GV yêu cầu HS lấy đồ dùng, sách vở, cặp sách để lên bàn không theo thứ tự. GV tổ chức chơi 2 vòng: Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập Vòng 2: Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu Thư ký ghi kết qủa của các nhóm. Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên được tính điểm. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc. Sau khi dọn các tập vở trên bàn em cẩm thấy thế nào? Lưu ý: Khi dọn cần sắp xếp tập theo tập sách theo sách như thế mới gọn gàng và ngăn nắp. v Hoạt động 3: Kể chuyện: “ Bác Hồ ở Pắc Bó” GV kể chuyện “ Bác Hồ ở Pắc Bó” Yêu cầu HS chú ý nghe để TLCH: Câu chuyện này kể về ai, với nội dung gì? Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác Hồ? GV nhận xét các câu trả lời của HS. GV tổng kết. Vì sao chúng ta cần phải gọn gàng ngăn nắp ? Củng cố – Dặn dò -Xung quanh nhà ở, trường học của chúng ta cần thục hiện gọn gàng ngăn nắp hay không nhất là việc xử lí rác thải ? - Chốt lại : Cần thực hiện gọn gàng, ngăn nắp rác thải chúng ta nên có sọt rác và đổ rác đúng nơi quy định. Cây cối cỏ rác ần dọn dẹp sạch để môi trường xung quanh ta không bị ô nhiểm Chuẩn bị: Chăm làm việc nhà. HTTC : Nhóm - Chia 4 nhóm, các nhóm thảo luận phân vai để đóng vai cho hoạt cảnh : Dương đang chơi thì Trung gọi: Dương ơi, đi học thôi. Đợi tớ tí! Tớ tìm cặp sách đã. - Nhận xét tuyên dương - - Bạn Dườn chưa gọn gàng, ngăn nắp ở góc học tập của mình. - Tập vở lộn xộn khi cần bạn tìm kiếm rất lâu. - - HTTC : Trò chơi - - HS chia làm 4 nhóm. - Tất cả HS lấy đồ dùng để lên bàn không theo thứ tự - Nhóm nào xếp nhanh, gọn gàng nhất là nhóm thắng cuộc. - HS các nhóm cử 1 bạn mang đồ dùng lên. - Em cảm thấy trên bàn đẹp gọn gàng hơn khi cần lấy nhanh hơn. HTTC : NHóm đôi - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi để TLCH. - Từng cặp đôi nêu: Kể về Bác Hồ với nội dungBác Hồ có đức tính luôn sống gọn gàng ngăn nắp. - Em học được ở Bác đức tính biết sống gọn gàng, ngăn nắp. - Bạn nhận xét. - Lớp nhận xét. HS đọc ghi nhớ Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên Đồ chơi, sách vở đẹp bền, Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu. - Cần thực hiện gọn gàng, ngăn nắp rác thải chúng ta nên có sọt rác và đổ rác đúng nơi quy định. - Nhận xét tiết học. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Kể chuyện Ngày dạy : Bài dạy : MẪU GIẤY VỤN Tiết : 6 I. Mục tiêu:Học xong bài này HS cần đạt - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn. - Tự tin, kể mạch lạc. - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp. II. Chuẩn bị GV: Tranh. HS: SGK. III. Các hoạt động HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Tập kể lại đoạn mở đầu. GV nhận xét. - Lưu ý : kể bằng lời của HS v Hoạt động 2: Tập kể từng đoạn theo tranh. Tranh 1: Sau khi bước vào lớp cô giáo nói với lớp điều gì? Tranh 2: Lúc đó cả lớp ntn? Bạn trai giơ tay nói điều gì? Tranh 3: Bạn gái đứng lên làm gì? Tranh 4: Sau khi nhặt mẩu giấy, bạn gái nói gì? Nghe xong thái độ của cả lớp ra sao? Kể lại toàn bộ câu chuyện. GV nhận xét Lưu ý : Khi kể nội dung có thể thêm bớt từ nhưng lời của nhân vật không nên thêm hoặc bỏ bớt từ. v Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo vai. GV cho HS nhận vai. - Theo dõi các nhóm kể Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì? Vậy chúng ta cần làm gì để trường học , nhà ở của chúng ta. Lưu ý : kể thể hiện đúng vai và thể hiện giọng điệu của từng nhân vật. . Củng cố – Dặn dò Tập kể chuyện Chuẩn bị: Người thầy cũ. HTCN : cá nhân. - HS đọc câu mẫu. - HS kể - Lớp nhận xét HTTC : Nhóm đôi - HS quan sát và thảo thảo luận theo từng đôi 1 - HS trình bày. - Khen lớp sạch, nhưng cả lớp có thấy mẩu giấy đang nằm kia không. - Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì? - HS kể. - Nhận xét tuyên dương - Quan sát tranh - Im lặng rồi có tiếng xì xào. - Thưa cô giấy không nói được đâu ạ. - HS kể. - Nhận xét tuyên dương - Quan sát tranh - Nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. - Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác”. - Cười rộ lên thích thú. - HS kể. - Lớp nhận xét HTTC : Nhóm - Chia 4 nhóm, các nhóm tự phân vai kể trong nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bàykể toàn bộ câu chuyện theo vai - Nhận xét tuyên dương - Cô giáo, bạn gái, bạn trai, 1 số HS trong lớp. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Luyện từ và câu Ngày dạy : Bài dạy : CÂU KIỂU. AI LÀ GÌ? KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. TỪ NGỮ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Tiết : 6 I. Mục tiêu :Học xong bài này HS cần đạt - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định ( BT1); đặt được câu phủ định theo mẫu - Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì ( BT3). II. Chuẩn bị - GV: Tranh.Bảng cài: từ - HS: SGK. III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Luyện tập thực hành Bài 1: Nêu yêu cầu đề bài. Cái gì là ngôi nhà thứ 2 của em? Môn học em yêu thích là môn gì? Ai là HS lớp 2? GV nhận xét. Bài 2: - Nêu yêu cầu Chúng em không nghe thấy mẩu giấy nói. - Em không thích nghỉ học. Đây không phải đường đến trường. Lưu ý : HS không cần hiểu thuật ngữ khẳng định, phủ định là gì( chỉ làm quen qua bài tập). v Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về ĐDHT. - Bài 3:Tìm các đồ dùng học tập trốn trong tranh?Chúng được dùng làm gì? - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thi tìm các đồ vật trong tranh Chốt lại và ghi bảng cho HS đọc lại các từ vừa tìm được . Củng cố – Dặn dò : Mẹ bạn làm nghề gì? - Nhà ai trồng nhiều cây? Hôm nay em học môn gì? - Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ môn học. - - Hoạt động nhóm:(từng đôi) - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. - HS thảo luận, trình bày. - Trường học. - Môn Tiếng Việt. - Em. - Lớp nhận xét. - Hoạt động cá nhân. - Tìm cách nói có nghĩa giống như các câu sau: - Chúng em không nghe mẩu giấy nói gì? - Chúng em có nghe thấy mẩu giấy nói gì đâu? - Chúng em đâu có nghe thấy mẩu giấy nói? - Em không thích nghỉ học đâu? - Em có thích nghỉ học đâu? - Em đâu có thích nghỉ học đâu? - Đây không phải là đường đến trường đâu! - Đây có phải là đường đến trường đâu! - Đây đâu có phải là đường đến trường! - Hoạt động nhóm: - Đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận, trình bày. - 5 quyển vở, chép bài, làm bài. - 3 cặp đi học, Đựng sách vở, bút, thước. - Nhận xét tuyên dương - Cả lớp đọc lại các từ - Công nhân, … - Nhà tôi trồng nhiều cây - Môn Tiếng Việt, Toán,… - Nhận xét tiết học Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập làm văn Ngày dạy : Bài dạy : KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH Tiết : 6 I. Mục tiêu :Học xong bài này HS cần đạt - Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (BT1, BT2). - Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3). - Thái độ ứng xử có văn hoa. II. Chuẩn bị GV: SGK, bảng phụ: câu hỏi. Mục lục tuần 3, 4. HS: Vở III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành biết đặt và trả lời câu hỏi khẳng định, phủ định Bài 1:- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu - GV cho HS thực hiện tập bằng trò chơi đóng vai. Từng cặp 3 em, 1 em hỏi phủ định (không) Bài 2:- Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu Hướng dẫn cách đặ câu - Tổ chức cho HS đặt câu vào vở - GV cho HS đối thoại theo mẫu 1 em hỏi. 3 HS khác trả lời. Lưu ý : Bài tập 2 khi đặt câu ta chú ý ở câu đầu chọn sự vật nào thì câu, 2, 3 cũng phải chọn sự vật đó. Nếu đặt câu như các câu dưới đây thì không được: - Con mèo nhà em không xấu đâu! - Cái đồng hồ nhà em có hư đâu! - Nhà em đâu có xa ! v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục Bài 3:- Lập mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 7 ghi số thứ tự, tên bài và tên tác giả, số trang - Yêu cầu HS mở mục lục sách giáo khoa và đọc các bài tập đọc đã học ở tuần 7 Nếu chưa xong GV cho HS về nhà làm tiếp. Lưu ý : BT3 ở SGK có thể thay bằng yêu cầu : Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang. Củng cố – Dặn dò GV cho HS lên chơi trò chơi đóng vai. HS đặt câu hỏi và HS khác trả lời Làm tiếp bài tập 3 Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh – viết thời khóa biểu HTTC :nhóm đôi - Đọc yêu cầu bài tập - Cặp 3 HS đầu tiên - Em có thích đi xem phim không? - Có em rất thích xem phim - Không, em không thích đi xem phim. b)- Có, mẹ có mua báo. - Không, mẹ có mua báo. c) - Có, em có ăn cơm bây giờ. - Không, em có ăn cơm bây giờ. - Đọc yêu cầu bài tập - Quan sat và trả lời - Trường em có xa không? - Trường em không xa đâu. - Trường em có xa đâu. - Trường em đâu có xa Cả lớp đặt câu theo mẫu vào vở - Nhà em có xa không? - Nhà em không xa đâu. - Nhà em có xa đâu. - Nhà em đâu có xa. - HS lần lượt đối thoại Nhận xét sửa chữa HTTC : Cá nhân - Đọc yêu cầu bài tập . - HS đọc. - HS làm bài: TÊN CÁC BÀI TẬP ĐỌC TRÒN TUẦN 7 STT Tên bài TĐ Tác giả Trang 1 Người thầy cũ Phong thu 56 2 Cô giáo lớp em Nguyễn Xuân sanh 60 - 2 đội thi đua: Đội nào trả lời nhanh, đúng đội đó thắng. Bạn đi học bây giờ chưa? Chưa, tớ chưa đi học bây giờ Có, tớ đi học ngay bây giờ Công viên có xa không? Công viên không xa đâu. Công viên đâu có xa Công viên có xa đâu. - Nhận xét tiết học Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : NGÔI TRƯỜNG MỚI Tiết : 18 I. Mục tiêu:Học xong bài này HS cần đạt - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhè nhàng, chậm rãi. - Hiểu nội dung : Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. (trả lời được CH 1,2). - Giáo dục tình yêu trường thông qua việc bảo vệ của công. - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp. II. Chuẩn bị GV: Tranh HS: SGK. III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Luyện đọc. - Đọc mẫu cả bài Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Nêu từ cần luyện đọc. -Nêu từ ngữ chưa hiểu. Luyện đọc câu: Gợi ý ngắt câu dài GV uốn nắn, sửa chữa. Luyện đọc toàn bài. GV chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . . . mùa thu. + Đoạn 2: Phần còn lại Thầy chỉ định HS đọc đoạn. Luyện đọc toàn bài Thầy cho HS đọc từng nhóm. Lưu ý : Đọc cần phát âm đúng chuẩn v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc lại toàn bài -GV giao việc cho các nhóm thảo luận để tìm nội dung bài. Đoạn 1: Tả ngôi trường từ xa? - Tả lớp học? - Tả cảm xúc của HS dưới trường mới? Đoạn 2: Ngôi trường được tả trong bài có gì đẹp? Lớp học trong bài được tả có gì đẹp? Đoạn 3: Dưới mái trường mới, em HS cảm thấy có những gì mới? Lưu ý : HS khá giỏi trả lời câu hỏi 3 v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm GV đọc mẫu. Thầy lưu ý giọng đọc tình cảm, yêu mến, tự hào. Củng cố – Dặn dò) Em có yêu ngôi trường của mình không? Và em đã thể hiện tình yêu mến ngôi trường của mình như thế nào? - Hoạt động cá nhân - HS đọc lớp đọc thầm. - Trên nền, lợp lá, trang nghiêm, cũ. - Lấp ló, bởi ngỡ, vân, rung động, trang nghiêm, thân thương (chú thích SGK) - Mỗi HS đọc 1 câu liên tiếp đến hết bài. - Cá nhân lần lượt ngắt các câu dài + Trường mới xây/ trên nền ngôi trường lợp lá cũ. + Em bước vào lớp / vừa bở ngỡ vừa thấy thân quen. - Mỗi HS đọc 1 đoạn. - Các nhóm đại diện thi đọc. Lớp đọc đồng thanh. Hoạt động nhóm - 1HS đọc toàn bài. HS thảo luận trình bày. - Nhìn từ xa những mảng tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong tranh. - Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, hàng ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. - Sao tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm, ấm áp – tiếng đọc bài vang vang, nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, bút chì cũng đáng yêu. - HS đọc bài. - Tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. - Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào. Tất cả đều sáng lên và thơm trong nắng thu. Tiếng trống, tiếng cô giáo – tiếng đọc bài của chính mình. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả bút chì, thước kẻ. - HS đọc. - Bạn rất thích ngôi trường mới. Dưới ngôi trường mới đẹp đẽ, sáng sủa, cảm thấy mọi vật đều quen thuộc, thân thương. HTTC : cả lớp - Cá nhân lần lượt đọc diễn cảm trước lớp - Nhận xét tuyên dương. - Có, em sẽ luôn bảo quản cơ sở vật chất trong trường, giữ vệ sinh sạch sẽ ngôi trường của em Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập viết Ngày dạy : Bài dạy : CHỮ HOA : Đ Tiết : 6 I. Mục tiêu:Học xong bài này HS cần đạt - Viết đúng chữ Đ hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần). - Học sinh tập viết ứng dụng : Đẹp trường đẹp lớp. / Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. - Luôn có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Chuẩn bị GV: Chữ mẫu Đ . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ Đ Chữ Đ cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ Đ và miêu tả: + Gồm 2 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.Nét gạch ngang. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Đẹp trường đẹp lớp - Em cần làm gì để đẹp trường đẹp lớp ? Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. * Viết: : Đẹp - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Lưu ý : Viết cần chú ý khoảng cách từng con chữ . Củng cố – Dặn dò) GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. HTTC: Cả lớp - HS quan sát - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con : Đ ; Đ ; Đẹp - HS đọc câu: Đẹp trường đẹp lớp - Em vệ sinh và giữ gìn vệ sinh, trồng hoa chăm sóc hoa. - Đ, g, : 2,5 li - p: 2 li - n, ư, ơ, e : 1 li - Dấu huyền (\) trên ơ - Dấu sắc (/) trên ơ - Dấu chấm (.) dưới e - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - 1 dòng chữ Đ - 2 dòng chữ Đ - 1 dòng chữ Đẹp - 1 dòng chữ Đẹp - 2 dòng chữ Đẹp trường đẹp lớp - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. - Nhận xét tiết học Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Toán Ngày dạy : Bài dạy : 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 7 + 5 Tiết : 26 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số. - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. II. Chuẩn bị GV: Que tính, bảng cài HS: SGK III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính. GV chốt bằng que tính. Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 quê tính nữa. GVgộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính Vậy 7 + 5 = 12 GV nhận xét GV yêu cầu HS lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số. GV nhận xét Lưu ý : Khi học bảng 7 cộng với một số mỗi lần cộng thì số hạng tăng 1 đơn vị, tổng cũng tăng. v Hoạt động 2: thực hành Bài 1:Tính nhẩm Nêu yêu cầu đề bài? GV uốn nắn, hướng dẫn Bài 2:Tính Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm Bài 4 Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì? - Tìm tuổi anh ta phải làm ntn? - Chốt lại sửa bài Lưu ý : Tính nhẩm ta cần nhớ trong phép cộng khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi . Củng cố – Dặn dò GVcho HS thi đua điền dấu +, - vào phép tính Xem lại bài, làm bài 4 Chuẩn bị: 47 + 5 - Hoạt động lớp HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 12 que tính. - HS nêu cách làm - HS đặt 7 + 5 12 - Lớp nhận xét. - HS lập 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 . . . . . 7 + 9 = 16 - HS học thuộc bảng cộng 7 - Hoạt động cá nhân. HTTC : cả lớp, nhóm - Đọc yêu cầu bài tập - Đôi bạn đố nhau : 7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 4 + 7 = 11 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 - Đọc yêu cầu - Chia 4 nhóm l tính, đại diện nhóm tính phiếu - Các nhóm trình bày 7 6 7 9 + 4 + 7 + 8 + 7 11 13 15 16 - HS sửa bài, lớp nhận xét - Đọc yêu cầu bài tập - HS tóm tắt - Em : 7 tuổi - Anh hơn em : 7 tuổi - Anh : ? tuổi - Lấy tuổi em cộng số tuổi anh hơn em. - 1 HS làm bài bảng lớp còn lại giải VBT: Số tuổi anh có là : 7 + 7 = 14 (tuổi) Đáp số : 14 tuổi Hai đội thi nhau điền dấu + ; - vào phép tính : 7…..6 = 13 7…..3…..7 = 11 - Nhận xét tiết học Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Toán Ngày dạy : Bài dạy : 47 + 5 Tiết : 27 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt : - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5. - Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. II. Chuẩn bị GV: Que tính, bảng cài HS: SGK, que tính. III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng dạng 47 + 5 GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? GV chốt. 47 que tính Thêm 5 que tính GV bỏ 3 que tính ở dưới lên 7 que tính ở trên để bó thành bó (1 chục). Còn lại 2 que tính. Tính rời là 52 que tính. 47 + 5 = 52 GV yêu cầu HS đặt tính và tính. Nêu cách cộng. GV cho HS đọc. Lưu ý : Dạng toán có nhớ khi tính nhớ cộng thêm vào ở cột chục. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1:Tính Yêu cầu HS nhắc lại cách tính 47 + 5 GV cho HS làm bảng con cột 1, cột 2 làm vào vở Lưu ý: Cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục. Bài 3: GV cho HS đọc đề toán dựa vào tóm tắt. Để tìm đoạn AB ta làm sao? - Tổ chức cho HS làm theo nhóm - Theo dõi và giúp đỡ HS yếu kém - Treo kết quả cho HS nhận xét chéo Lưu ý : BT 2 , 4 giảm tải . Củng cố – Dặn dò): Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai thông minh hơn Chuẩn bị: 47 + 25 - Hoạt động lớp - HS lên trình cách tính. - Lớp nhận xét - HS làm theo - HS đặt tính: 47 + 5 52 - 7 + 5 = 12 viết 2 nhớ 1 - 4 thêm 1 là 5, viết 5 - HS đọc HTTC : cá nhân, nhóm Đọc yêu cầu bài tập - HSn nhắc lại - Tính: HS làm bảng con 17 27 37 47 + 4 + 5 + 6 + 7 21 32 43 54 - HS đọc - Lấy đoạn CD cộng phần dài hơn của đoạn AB. - Chia làm 4 nhóm đại diện nhóm làm bảng nhó còn lại giải vào vở Số cm đoạn thẳng AB dài là : 17 + 8 = 25 (cm) Đáp số : 25 cm - Sửa bài - Chia hai đội thi nhau khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng : Số hình chữ nhật có trong hình vẽ là : A. 4 B. 5 C. 6 D. 9 - Nhận xét tuyên dương Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Toán Ngày dạy : Bài dạy : 47 + 25 Tiết : 28 I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần đạt - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25. - Biết gải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng. II. Chuẩn bị GV:Bộ thực hành Toán: Que tính; Bảng cài; Bảng: Đ, S. HS: SGK, que tính. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 47 +25 GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 25 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? GV nhận xét. GV chốt. GV đính trên bảng Hàng 1: /// /// /// /// /////// Hàng 2: /// /// ///// GV lấy hàng 2 lên 3 que tính để thành 1 bó. Nêu cách tính. Lưu ý : Khi thực hiện bài toán dạng 47 + 25 ccaanf lưu ý ở bước 2 khi nhớ chục ta thêm vào vào cột chục sau đó mới cộng cột chục v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1 : Tính GV theo dõi hướng dẫn Bài 2: Nêu yêu cầu? Bài 3: Muốn biết đội đó có bao nhiêu người ta làm sao? Tổ chức cho HS làm nhóm - Treo đáp án . Củng cố – Dặn dò GV cho HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn. Lên điền số vào phép tính để ứng với kết quả. Ai nhanh hơn sẽ thắng. GV nhận xét tuyên dương. Làm bài 1, 4 - Hoạt động cá nhân. - HS dựa vào que tính để tính. - HS nêu kết quả : 47 + 25 = 72 - HS đặt 47 +25 72 - 7 + 5 = 12 viết 2 nhớ

File đính kèm:

  • docLop2_tuan06.doc