Giáo án bài tuần 22 lớp 1

 Tập đọc

Tiết 85+86: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.

- Hiểu nghĩa chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự hình thành của mỗi người, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác.

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài tuần 22 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 22: Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2006 Chào cờ Tiết 22: Tập trung toàn trường Tập đọc Tiết 85+86: Một trí khôn hơn trăm trí khôn I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời. - Hiểu nghĩa chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự hình thành của mỗi người, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc. III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài: Vè chim - 2 HS đọc - Em thích loài chim nào trong vườn vì sao ? - 1 HS trả lời. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV mẫu toàn bài. - HS nghe. 2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - GV theo dõi uốn nắn HS đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. b. Đọc từng đoạn trước lớp - GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. c. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà rừng ? - Chồn vẫn ngầm coi thường bạn ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. Câu 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Khi gặp nạn chồn như thế nào ? - Khi gặp nạn, chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì ? Câu 3: - Gà rừng nghĩ ra điều gì ? để cả hai thoát nạn ? - Gà rừng giả chết rồi bỏ chạy để đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho chồn vọt ra khỏi hang. Câu 4: - 1 HS đọc yêu cầu - Thái độ của chồn đối với gà rừng thay đổi ra sao ? - Chồn thay đổi hẳn thái độ. Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Câu 5: - 1 HS đọc yêu cầu - Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý ? - Chọn gà rừng thông minh vì đó là tên của nhân vật đang được ca ngợi. 4. Luyện đọc lại: - Trong chuyện có những nhân vật nào ? - Người dẫn chuyện, gà rừng, chồn. - Các nhóm đọc theo phân vai - 3, 4 em đọc lại chuyện C. Củng cố - dặn dò: - Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao ? - Thích gà rừng vì nó bình tĩnh, thông minh… có thể thích chồn vì đã hiểu ra sai lầm của mình. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện này. Toán Tiết 106: Kiểm tra (1 tiết) (Đề và đáp án nhà trường ra) Đạo đức Tiết 22: Biết nói lời yêu cầu đề nghị (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu: - Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp các tình huống khác nhau. - Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày. 3. Thái độ: - HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu. II. hoạt động dạy học: - Tranh tình huống cho hoạt động 1. - Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm. - Phiếu học tập. II. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bãi cũ: - Biết nói lời yêu cầu đề nghị có phải là tôn trọng và tự trọng người khác không ? - 2 HS trả lời - Biết nói lời yêu cầu đề nghị là sự tôn trọng và tự trọng người khác. b. Bài mới: *Giới thiệu bài: Hoạt động 1: HS tự liên hệ * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. * Cách tiến hành - Em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị ? - HS tự liên hệ - Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể ? *VD: - Mời các bạn ngồi xuống. - Đề nghị cả lớp mình trật tự Hoạt động 2: Đóng vai * Mục tiêu : HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ * Cách tiến hành - GV nêu tình huống - HS thảo luận đóng vai theo từng cặp. 1) Em muốn được bố mẹ đưa đi chơi vào ngày chủ nhật ? - 1 vài cặp lên đóng vai trước lớp. 2) Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà một người quen. - VD: Cháu chào chú ạ ! Chú làm ơn cho cháu hỏi thăm nhà bác Hoà… 3) Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút ? - Em lấy hộ chị chiếc bút. *Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp. Hoạt động 3: * Mục tiêu: HS thực hành nói lời đề nghị lịch với các bạn trong lớp và biết phân biệt lời nói lịch sự và chưa lịch sự * Cách tiến hành Trò chơi: Văn minh lịch sử - GV phổ biến luật chơi - HS nghe và thực hiện trò chơi. - GV nhận xét đánh giá. *Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp hàng ngày. Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2006 Thể dục Tiết 41: Bài 41: Đi đường theo vạch kẻ thẳng trò chơi: nhảy ô I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn 2 động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Ôn trò chơi: Nhảy ô 2. Kỹ năng: - Thực hiện tương đối chính xác. - Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Kẻ ô cho trò chơi, vạch kẻ thẳng. Iii. Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 6-7' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, cô chân, xoay khớp đầu gối, hông… - Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc. - Trò chơi: Có chúng em Cán sự điều khiển b. Phần cơ bản: - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 2-3 lần - Giáo viên làm mẫu - Đi thường theo vạch kẻ 2 tay dang ngang 2-3 lần - Trò chơi: Nhảy ô 3-4 lần - GV nêu tên trò chơi - Nhắc lại cách chơi - Tập luyện theo tổ. C. Phần kết thúc: - Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát 2' - GV điều khiển - Một số động tác thả lỏng 1' - Nhận xét – giao bài 1' Kể chuyện Tiết 21: Một trí khôn hơn trăm trí khôn I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Tập trung theo dõi bạn kể nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Mặt nạ chồn và gà rừng. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng - 2HS kể - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - 1 HS nêu B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: Bài 1: Đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện - Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi cặp để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. - HS thảo luận nhóm 2, - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu. Đoạn 1: Chú chồn kiêu ngạo Đoạn 2: Trí khôn của Chồn Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng Đoạn 4: Gặp lại nhau 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện - HS đọc yêu cầu - Dựa vào tên các đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện - HS kể chuyện trong nhóm - Mỗi HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. Thi kể toàn bộ câu chuyện - Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm kể hay nhất. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học Chính tả: (Nghe – viết) Tiết 43: Một trí khôn hơn trăm trí khôn I. Mục đích - yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe – viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 2. Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3 a. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Viết 2 tiếng bắt đầu bằng: ch - Cả lớp viết bảng con B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn nghe viết 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV đọc bài chính tả - HS nghe - 2 HS đọc lại bài - Sự việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi ? - Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào một cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện thấy chúng lấy gậy thọc vào hang bắt chúng. - Tìm câu nói của người thợ săn ? - Có mà trốn bằng trời. - Câu nói đó được đặt trong dấu gì ? - Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. - Viết chữ khó - HS tập viết trên bảng con 2.2. GV đọc bài chính tả - HS chép bài - Đọc cho HS chép bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. 3. Hướng dần làm bài tập: Bài 2: Lựa chọn - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn học sinh - HS làm bảng con a. reo – giật – gieo b. giả – nhỏ – hẻm (ngõ) Bài 3: Lựa chọn - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn học sinh làm vào vở a. ….mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim. ….tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Toán Tiết 107: Phép chia I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết phép chia trong mỗi quan hệ với phép nhân. - Biết đọc, tính kết quả của phép chia. II. Đồ dùng – dạy học: - Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài kiểm tra một tiết. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nhắc lại phép nhân 2 x 3 = 6 - Mỗi phần có 3 ô. Hỏi hai phần có mấy ô ? - Có 6 ô. - Viết phép tính 2 x 3 = 6 2. Giới thiệu phép chia cho 2: - GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ) - 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô ? - Có 3 ô - Ta đã thực hiện một phép tính mới đó là phép chia ? - Vậy là 6 : 2 = 3, dấu ( : ) gọi là dấu chia. 3. Giới thiệu phép chia cho 3: - Vẫn dùng 6 ô như trên. - 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ? - 6 ô chia thành 2 phần. - Ta có phép chia ? - Sáu chia ba bằng hai viết 6 : 3 = 2 4. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 2 x 3 = 6 - 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. 6 : 2 = 3 - Từ phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia - 2 phép chia 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2 5. Thực hành: Bài 1: - HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS đọc và tìm a) 3 x 5 = 15 15 : 3 = 5 15 : 5 = 3 b) 4 x 3 = 12 12 : 3 = 4 12 : 4 = 3 - Nhận xét chữa bài c) 2 x 5 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 Bài 2: Tính - HS làm bài - Yêu cầu HS làm vào SGK 3 x 4 = 12 12 : 3 = 4 12 : 4 = 3 4 x 5 = 20 20 : 4 = 5 20 : 5 = 4 - Nhận xét chữa bài C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thứ tư ngày tháng 2 năm 2006 Thủ công Tiết 21: Gấp, cắt, dán phong bì (t2) I. Mục tiêu: - HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì. - Cắt, gấp, dán được phong bì - Thích làm phong bì để sử dụng. II. chuẩn bị: GV: - Phong bì mẫu - Mẫu thiếp chúc mừng . HS: - Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ, hồ dán II. hoạt động dạy học: T.gian Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Thực hành: Nêu lại các bước gấp, cắt, dán phong bì +Bước1:Gấp phong bì + Bước 2: Gấp phong bì +Bước 3: Dán phong bì - GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì - HS thực hành Đánh giá sản phẩm của HS HS trang trí, trưng bày sản phẩm. C. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét về tình hình học tập sự chuẩn bị của học sinh. - Về nhà ôn lại các bài đã học. Tập đọc Tiết 87: Chim rừng tây nguyên I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những tiếng khó: y-rơ-pao, rung động, ríu rít, kơ púc, rướn ngắt, nghỉ hơi đúng. - Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả: rung động, mênh mông, ríu rít, chao lượn… 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ khó: Chao lượn, rợp, hoà âm, thanh mảnh. - Hiểu nội dung bài: Chim rừng Tây Nguyên rất nhiều loài, với nâng cao bộ lông nhiều màu sắc tiếng hót hay. II. đồ dùng – dạy học: - Bản đồ Việt Nam - Tranh ảnh đại bàng bay lượn - Bảng phụ để điền những từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiềng kêu, hoạt động hoạt động của 3 loài chim. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - 2 HS đọc - Vì sao một trí khôn của Gà rừng hơn chăm trí khôn của Chồn ? - Vì một trí khôn của Gà rừng cứu được đôi bạn. Trăm trí khôn của Chồn lúc gắp nạn biến sạch. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài: - HS nghe 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - GV hướng dẫn đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ: - Chao - Bay nghiêng đi nghiêng lại trên trời. + Rợp - (bóng che) kín + Hoà âm - Phối hợp nhiều âm với nhau cùng một lúc c. Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV theo dõi các nhóm đọc. - HS đọc theo nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc - Cả lớp và GV bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. e. Cả lớp đọc ĐT 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: - Quanh hồ y-rơ-pao có những loài chim nào ? - Có đại bàng chân vàng mỏ đỏ, thiên nga, kơ púc và nhiều loài chim khác. Câu 2: - Tìm từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của chim đại bảng, thiên nga, kơ púc. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn tả 3 loài chim. - HS đọc bài. - GV treo bảng phụ. - HS điền những từ ngữ tả đặc điểm của từng loài chim. 4. Luyện đọc lại: - HS thi đọc toàn bộ bài văn - Nhận xét khuyến khích những đọc tốt. C. Củng cố – dặn dò: - Bài "Chim rừng Tây Nguyên" hôm nay và bài "Vè chim" học tuần trước cho em nhận xét gì về các loài chim. - Có rất nhiều loài chim trong đó có nhiều loài chim đẹp sống ở nước ta. - Nhận xét tiết học Luyện từ và câu Tiết 21: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim Dấu chấm, dấu phẩy I. mục đích yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ về chim chóc, biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim. 2. Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. II. hoạt động dạy học: - Tranh minh hoạ 7 loài chim ở bài tập 1. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. - 4 tờ phiếu viết nội dung bài tập 3. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS hỏi đáp cụm từ ở đâu - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trao đổi theo cặp. - HS quan sát tranh và nói tên từng loài chim. - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu. 1. Chào mào; 2. Sẻ; 3. Cò; 4. Đại bàng; 5. Vẹt; 6. Sáo, 7. Cú mèo. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: (Miệng) - HS đọc yêu cầu. - GV giới thiệu tranh ảnh các loài chim - HS quan sát và thảo luận nhận ra đặc điểm các loài chim. - Gọi 2 HS lên bảng điền tên các loài chim thích hợp vào chỗ trống. a. Đen như qua (đen, xấu) b. Hôi như cú c. Nhanh như cắt d. Nói như vẹt c. Hót như khướu Bài 3: (Viết) - 1 HS đọc yêu cầu - GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng, 3, 4 HS lên thi làm bài. - Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò. Chùng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà học thuộc các thành ngữ ở bài tập 2. Toán Tiết 108: Bảng chia 2 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập bảng chia 2 - Thực hành chia 2 II. các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Từ 1 phép nhân viết 2 phép chia. - 1 HS lên bảng - 2 HS lên bảng 2 x 4 = 8 8 : 2 = 4 8 : 4 = 2 - Nhận xét, chữa bài. b. Bài mới: 1. Giới thiệu chia 2 từ phép nhân 2. a. Nhắc lại phép nhân 2. - Gắn bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn. - Mỗi tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn. - 8 chấm tròn - Viết phép nhân - 2 x 4 = 8 b. Nhắc lại phép chia. - Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 8 : 2 = 4 c. Nhận xét - Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8 ta có phép chia là 8 : 2 = 4 2. Lập bảng chia 2: - Tương tự như trên cho HS tự lập bảng chia hai - HS lập bảng chia 2 2 : 2 = 1 12 : 2 = 6 4 : 2 = 2 14 : 2 = 7 6 : 2 = 3 16 : 2 = 8 8 : 2 = 4 18 : 2 = 9 10 : 2 = 5 20 : 2 = 10 - Cho HS học thuộc bảng chia 2. 3. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK 6 : 2 = 3 2 : 2 = 1 4 : 2 = 2 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 12 : 2 = 6 Bài 2: - HS đọc đề toán - Bài toán cho biết gì ? - Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn - Bài toán hỏi gì ? - Mỗi bạn được mấy cái kẹo - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Có : 12 cái kẹo Chia : 2 bạn Mỗi bạn:…. cái kẹo ? Bài giải: Mỗi bạn được số kẹo là: 12 : 2 = 6 (cái kẹo) Đáp số: 6 cái kẹo Bài 3: - Mỗi số 4, 6, 7, 8 là kết quả của phép tính nào ? - HS tính nhẩm kết quả của các phép tính. Rồi nối phép tính với kết quả *VD: 6 là kết quả của phép tính 12 : 2. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng chia 2. Tự nhiên xã hội Tiết 22: Cuộc sống xung quanh (tiếp) I. Mục tiêu: HS biết: - Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. - HS có ý thức, gắn bó yêu quê hương. II. Đồ dùng – dạy học: - Hình vẽ trong SGK ( T 44, 45, 46, 47) - Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân. III. các Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các nghề nghiệp của người dân mà em biết. - Nghề đánh cá, nghề làm muối ở vùng biển, trồng trọt… B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được biết một số ngành nghề ở miền núi và các vùng nông thôn. Còn thành phố có những ngành nghề nào hôm nay chúng ta học. *Hoạt động 1: Kể tên ngành nghề ở thành phố. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi - HS thảo luận - Kể tên một số ngành nghề ở thành phố ? *VD: Nghề công nhân, công an, lái xe… - Từ kết quả thảo luận trên em rút ra được điều gì ? - ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau. *Kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác ở mọi miền những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau. *Hoạt động 2: Kể và nói tên một số người dân ở thành phố thông qua hình vẽ. - Ngành nghề của người dân trong hình đó ? - Nghề lái ô tô, bốc vác, nghề láo tàu, hải quan. - Hình vẽ 3 nói gì ? - ở đó có rất nhiều người đang bán hàng, đang mua hàng. - Người dân ở khu chơ đó làm nghề gì ? - Hình 4 vẽ gì ? - Nghề buôn bán - Vẽ nhà máy - Những người làm trong nhà máy đó gọi là nghề gì ? - Công nhân. - Em thấy hình 5 vẽ gì ? - Vẽ 1 khu nhà, trong đó có nhà trẻ, bách hoá, giải khát. - Những người làm trong nhà đó là làm nghề gì ? - Cô nuôi dạy trẻ, bảo vệ, người bán hàng. *Hoạt động 3: Liên hệ thực tế Bước 1: - Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì ? - Bác hàng xóm làm nghề thợ điện. - Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết ? - Công việc của bác là sửa chữa điện bị hỏng. c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét, khen ngợi một số tranh vẽ đẹp - HS nghe - Chuận bị cho bài học sau. Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2006 Thể dục: Tiết 44: Bài 44: Đi kiếng gót hai tay chống hông trò chơi: Nhảy ô I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn một số bài tập rèn luyện tư thế chuẩn bị học đi kiễng gót hai tay chống hông. - Tiếp tục trò chơi: "Nhảy ô" 2. Kỹ năng: - Thực hiện động tác tương đối đúng. - Nắm vững cách chơi tham gia chơi tương đối chủ động. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Kẻ các vạch, 1 còi III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 6' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông… X X X X X D X X X X X X X X X X - Cán sự điều khiển - Chạy nhẹ nhàng 2 - 4 hàng dọc. - Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại - GV điều khiển B. Phần cơ bản: 24' - Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông. 2 lần - GV điều khiển - Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. 2 lần 10m - Đi kiễng gót hai tay chống hông. 3 - Trò chơi: Nhảy ô c. Phần kết thúc: 5' - Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát 1-2' - Cán sự điều khiển - Một số động tác thả lỏng 1-2' - Nhận xét giao bài 1-2' Tập viết Tiết 22: Chữ hoa: S I. Mục tiêu, yêu cầu: - Rèn kỹ năng viết chữ: 1. Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ. 2. Biết viết ứng dụng câu Sáo tắm thì mưa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa S đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Sáo tắm thì mưa III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại câu ứng dụng - 1 HS nhắc lại: Rít rít chim ca - Cả lớp viết bảng con. - GV nhận xét, chữa bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa S: - Chữ S có độ cao mấy li ? - Cao 5 li gồm 1 nét viết liền, là kết hợp giữa 2 nét cơ bản, cong dưới ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. - GV vừa viết mẫu vừa nối lại cách viết. 2.2. Hướng dẫn cách viết trên bảng con. - HS tập viết bảng con. - GV nhận xét sửa sai cho HS 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - 1 HS đọc: Sáo tắm thì mưa - Em hiểu nghĩa câu trên như thế nào ? - Hễ thấy có sáo tắm là sắp có mưa. 3.2. HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét: - Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ? - S, h - Chữ nào có độ cao 1,5 li ? - Chữ t - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Các chữ còn lại cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ ? - Bằng khoảng cách viết 1 chữ o. 3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Sáo vào bảng con - HS viết bảng. 4. Hướng dẫn viết vở - HS viết vở theo yêu cầu của GV. - GV quan sát theo dõi HS viết bài. 5. Chấm, chữa bài: - Chấm 5-7 bài, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Về nhà luyện viết lại chữ S. Tập đọc Tiết 88: Cò và cuốc I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó: Cuốc, thảnh thơi… - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. II. đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Chim rừng Tây Nguyên - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. Giáo viên đọc mẫu cả bài: - HS nghe 2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh. b. Đọc từng đoạn trước lớp: - GV hướng dẫn một số câu trên bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Giải nghĩa từ: Vè chim - Lời kể có vần. + Trắng phau phau - Trắng hoàn toàn không có vệt màu khác. + Thảnh thơi - Nhàn không lo nghĩ nhiều c. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 2 - GV theo dõi các nhóm đọc. d. Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc ĐT, CN từng đoạn cả bài. - Nhận xét bình điểm cho các nhóm. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ? - Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bẩn hết áo sao ? Câu 2: - Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy. - Vì cuốc nghĩ rằng áo cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao. - Cò trả lời cuốc thế nào ? - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao… Câu 3: - Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ? - Khi lao động không phải ngại vất vả khó khăn. - Mọi người ai cũng phải lao động - Phải lao động mới sung sướng ấm no. - Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. 4. Học thuộc lòng bài vè: - Câu chuyện có những nhân vật nào? - Người kể, cò, cuốc - Thi đọc truyện. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 109: Một phần hai I. Mục tiêu: Giúp HS: - Giúp HS nhận biết "Một phần hai"; biết viết và đọc . II. đồ dùng dạy học: - Các mảnh giấy hoặc bìa vuông, hình tròn, hình t

File đính kèm:

  • docTuan22.doc