Giáo án bài Vội vàng – Xuân Diệu

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS có được những kiến thức cơ bản nhất về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng.

- Giúp HS cảm nhận được lòng yêu đời yêu sống bồng bột, mãnh liệt, quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc cũng như quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của thi sĩ Xuân Diệu

- Giúp HS phát hiện được sự kết hợp giữa mạch cảm xúc dào dạt và mạch luận lí trong bài thơ, những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật biểu hiện

2. Về kĩ năng:

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

- Có khả năng so sánh khi phân tích văn bản thơ

3. Về thái độ:

- Giúp HS biết quí trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống, biết sống tích cực từng ngày từng giờ.

II. Phương pháp, thiết bị, tài liệu dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết minh

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp tổ chức hoạt động của học sinh

2. Thiết bị, tài liệu:

- SGK

- Thiết kế bài giảng

- Tài liệu tham khảo:

+ 217 đề và bài văn: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 1999

+ Ba đỉnh cao thơ mới: Chu Văn Sơn, NXB GD, 2003

+ Tư liệu ngữ văn 11 phần văn học: Nhiều tác giả, NXB GD, 2007

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 23667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài Vội vàng – Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài Vội vàng – Xuân Diệu Mục tiêu bài học: Về kiến thức: - Giúp HS có được những kiến thức cơ bản nhất về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng. - Giúp HS cảm nhận được lòng yêu đời yêu sống bồng bột, mãnh liệt, quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc cũng như quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của thi sĩ Xuân Diệu - Giúp HS phát hiện được sự kết hợp giữa mạch cảm xúc dào dạt và mạch luận lí trong bài thơ, những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật biểu hiện 2. Về kĩ năng: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình - Có khả năng so sánh khi phân tích văn bản thơ 3. Về thái độ: - Giúp HS biết quí trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống, biết sống tích cực từng ngày từng giờ. II. Phương pháp, thiết bị, tài liệu dạy học: Phương pháp: - Phương pháp thuyết minh - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp tổ chức hoạt động của học sinh 2. Thiết bị, tài liệu: - SGK - Thiết kế bài giảng - Tài liệu tham khảo: + 217 đề và bài văn: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 1999 + Ba đỉnh cao thơ mới: Chu Văn Sơn, NXB GD, 2003 + Tư liệu ngữ văn 11 phần văn học: Nhiều tác giả, NXB GD, 2007 - Thiết bị: bảng phấn, có thể dùng power point III. Tiến trình bài giảng: Kiến thức cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài mới: Nội dung bài giảng: Tìm hiểu chung: Tác giả Xuân Diệu: Tiểu sử: Những nét chính về con người và thơ Xuân Diệu Sự nghiệp: Về bài thơ Vội vàng: - Xuất xứ bài thơ: trích từ tập Thơ thơ (1938) - Bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống và quan điểm thẩm mĩ của nhà thơ - Bài thơ được coi như một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. - Thể loại và bố cục: + Thể thơ trữ tình tự do, kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới 8 tiếng, thơ tự do, vần chân liền, bằng trắc xen kẽ + Bố cục: 3 phần 4 câu đầu: ước muốn kì lạ của thi sĩ 9 câu tiếp: tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ Từ câu 14 đến câu 29: cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian Lời giục giã sống vội vàng, cuống quít. Phân tích văn bản: Ước muốn kì lạ của thi sĩ: (4 câu thơ đầu): - Ước muốn kì lạ vì: vô lí: tắt nắng và buộc gió là việc của tạo hóa, con người không thể điều chỉnh được qui luật tự nhiên. - Mục đích: cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi -> lưu giữ màu sắc và hương thơm là những mong muốn bồng bột vì không bao giờ thực hiện được. Nhưng đó cũng là một ước muốn rất thực của một hồn thơ rất hồn nhiên. -> cách mở đầu bài thơ tạo sự chú ý bởi sự kì lạ có thể nói là ngông cuồng của thi sĩ. Thể thơ ngũ ngôn ngắn như lời khẳng định, giãi bày, cô nén cảm xúc và ý tưởng, lại vừa thể hiện sự dồn dập, sôi nổi, khác với thể thơ này ở Ông đồ của Vũ Đình Liên. Sự bộc lộ của cái tôi cá nhân nhà thơ. Tình yêu thiết tha của thi sĩ với thiên đường nơi trần thế: (9 câu tiếp) 2.1. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các từ ngữ biểu cảm: của ong bướm, tuần tháng mật, hoa – đồng nội, lá – cành tơ phơ phất, yến anh – khúc tình si, ánh sáng – hàng mi, thần Vui, tháng Giêng – cặp môi gần Đó là những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung của thiên nhiên. -> một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, tình tứ, đầy màu sắc, hương thơm và vị ngọt ngào men say tình ái, đầy niềm vui đón chờ ánh ban mai. Đó là một bức tranh thiên nhiên căng tràn, ứ đầy nhựa sống dâng lên từ trong lòng tạo vật. Tất cả đều được bày sẵn, gọi mời như một bữa tiệc trần gian. - Câu thơ kéo dài ra thành 8 chữ, các điệp từ “đây, này đây” như liên tục phơi bày, mời gọi, chỉ cho người đọc quan sát và thưởng thức mọi cảnh sắc và vẻ đẹp khác nhau trong khu vườn xuân – các món ăn trên bàn tiệc trần gian theo sự cảm nhận và “thức nhọn các giác quan” của thi sĩ. Biện pháp liệt kê và nhịp thơ nhanh kết hợp các điệp từ như dồn dập trải bức tranh thiên nhiên rộng và dài ra vô tận trước sự chiêm ngưỡng của người đọc. 2.2. Cái nhìn mới mẻ của nhà thơ thể hiện trong bức tranh thiên nhiên: cái nhìn trẻ trung và đầy xuân tình. Nhìn thiên nhiên như người tình, thiên nhiên được gợi tả trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ đắm say, si mê và tràn đầy hạnh phúc (tuần tháng mật, khúc tình si, cặp môi gần). - Nhận xét về cảm xúc trong đoạn thơ: say mê, yêu đời, yêu sống, đa tình. - Câu thơ độc đáo và mới mẻ nhất: “tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Trước Xuân Diệu chưa có nhà thơ nào so sánh táo bạo như thế. Đó là cảm giác của ái ân tình tự. Cảm giác ấy đã làm cho người ta cảm thấy tháng Giêng mơn mởn tơ non đầy sức sống thanh tân kia tự ẩn chứa và lồ lộ ra một sức quyến rũ lạ kì sức quyến rũ không thể cưỡng lại được. - Bức tranh thiên nhiên, bức tranh trần thế tươi đẹp, quyến rũ là lí do giải thích cho ước muốn của thi sĩ ở đầu bài thơ. 2 câu cuối của đoạn thơ là tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn logic và thống nhất của nhà thơ: sung sướng nhưng vội vàng một nửa, chính vì cuộc sống thiên đường hàng ngày đẹp và đáng hưởng thụ như thế mà không thể lưu giữ mãi được. Nó cứ trôi đi vô tình cho nên phải cố níu kéo, kìm giữ, cho dù điều đó là không thể. Thi sĩ muốn sống nhanh, sống gấp để kịp với sự chảy trôi của thời gian và tạo vật. Cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian: 3.1. Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” - cách lập luận về thời gian của nhà thơ: thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi phút đã qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm ấy xuất phát từ cái nhìn động và biện chứng về vũ trụ thời gian. - điệp từ “nghĩa là” tạo thành câu khẳng định, giải thích để tìm ra bản chất, qui luật của thiên nhiên, cuộc sống, mang tính khẳng định, phát hiện như chân lí, tạo sức nặng cho luận điểm. Cách lập luận còn đặc biệt ở chỗ tác giả phát hiện ra sự chảy trôi của thời gian ở từng động thái nhỏ nhất, tinh vi nhất của nó: đương tới – đương qua, non – già. Động từ và tính từ đều được sử dụng nhằm cực tả sự chảy trôi mãnh liệt đó. Giọng thơ như tranh luận, phản bác, lại như thảng thốt và tiếc nuối. Xuân: tới – qua, non – già Tôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi. - Nhà thơ tạo ra giọng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, như đang đối thoại với ai đó chứ không chỉ một mình. Dùng lối “định nghĩa” như thế để chỉ ra thật cụ thể, rõ ràng sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận và mãnh liệt hơn nhà thơ còn lí lẽ: mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất - Nhà thơ không ngần ngại mà thể hiện sự tiếc nuối của mình: “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” - Cách kết cấu đó có tác dụng kết nối ý thơ, lí lẽ biện minh như đang tranh luận, giãi bày, đang lí lẽ về chân lí mới mẻ mà nhà thơ đã phát hiện. 3.2. Cách cảm nhận thời gian của Xuân Diệu: - Cảm nhận thời gian tinh tế, đặc biệt: “Mùi tháng năm… sắp sửa?” - Sự chuyển đổi cảm giác và trừu tượng hóa cảm giác: Mùi tháng năm, rớm, vị, vị chia phôi. Xuân Diệu đã lần lượt cảm nhận thời gian bằng hầu khắp các giác quan của mình: khứu giác – thị giác – vị giác… - Giọng thơ tranh biện nhưng lại nặng cảm xúc tiếc nuối, ngậm ngùi và đau khổ. Sự thức dậy sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đã đưa đến một cảm nhận đầy ám ảnh về thời gian trong lòng tạo vật như thế ở nhà thơ Xuân Diệu. - Thái độ chạy đua với thời gian: không thể tắt nắng, buộc gió trong khi “độ phai tàn” thì sắp sửa, cách duy nhất của thi nhân là tranh thủ sống, chạy đua với thời gian: “chẳng bao giờ… chiều hôm”. Đến đây, phần luận giải của tuyên ngôn Vội vàng đã đủ đầy luận lí. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quít: (Phần cuối) - lối tách câu cùng đại từ “ta” mang nghĩa tình cảm chung, phổ quát khiến cho tính chủ thể được nhấn mạnh. “Ta muốn ôm” đặt giữa đoạn thơ diễn tả đúng tư thế giang tay ôm lấy vạn vật. - các điệp ngữ: ta muốn được điệp đi điệp lại nhiều lần, nhất là mỗi lần lại đi kèm với một động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn -> cấp độ cảm xúc tăng tiến của nhà thơ . - từ “và” trong câu thơ chưa từng gặp trong văn học trung đại: và non nước, và cây và cỏ rạng, tưởng thừa thãi nhưng là sáng tạo của Xuân Diệu. chữ “và”hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ: cảm giác trực tiếp, tươi sống cái cảm giác ham hố, vồ vập, đam mê, tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực thi sĩ. - một làn sóng ngôn từ liên trùng điệp đan xen, như những lớp sóng gối lên nhau không dứt, câu chữ có vẻ xô bồ, lấn át khung cấu tứ bình thường, các từ chỉ trạng thái cũng theo đó mà tăng lên: chếnh choáng – đã đầy – no nê. Các hình ảnh thơ cũng đa dạng và quyến rũ: bắt đầu mơn mởn, mây đưa gió lượn, cái hôn nhiều, cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng. - câu thơ cuối cùng là đỉnh điểm của cảm xúc. Từ “cắn” động từ mạnh mang ý nghĩa xác thịt nhưng là “cắn xuân hồng”. Sự kết hợp này đem lại hiệu quả nghệ thuật thật bất ngờ. Câu cuối như một lời tuyên ngôn mạnh mẽ. -> tất cả cộng hưởng để thúc giục vội vàng. Đoạn thơ cuối như bao gộp tất cả những gì xuân sắc, xuân tình nhất, tươi đẹp nhất, ngọt ngào nhất mà thi sĩ đang cố tận hưởng trong sự vội vàng, cuống quít. Quả thực “Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). - Giới thiệu vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ của Xuân Diệu và trong phong trào thơ Mới lúc bấy giờ. - Đọc mẫu bài thơ và gọi HS đọc thơ, hướng dẫn HS thể hiện đúng các sắc thái cảm xúc của từng đoạn qua giọng đọc. Phần đầu được đọc với giọng vui tươi, phơi phới, náo nức, chú ý các điệp từ điệp ngữ. Từ câu 14 đến 29 chuyển sang giọng tranh luận, thảng thốt, tiếc nuối. Cao trào cảm xúc của bài thơ là từ câu 30 cho đến hết. Giọng đọc trong phần này cần sôi nổi, nhanh, chú ý nhấn giọng vào các điệp ngữ, các từ miêu tả, các động từ được thể hiện theo lối tăng tiến. - Bài thơ được chia làm mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn? - Nhận xét: bố cục bài thơ rất chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lí lẽ lập luận và cảm xúc dâng trào càng về sau càng mạnh mẽ, mãnh liệt. - Chuyển dẫn: Theo bố cục của bài thơ có thể thấy cảm xúc của nhà thơ có sự thay đổi: từ sự sung sướng, vui tươi trước khu vườn xuân, giọng thơ chuyển sang băn khoăn, tranh biện, lo âu, thảng thốt, tiếc nuối để rồi ngọn lửa sống bùng cháy mãnh liệt trong phần kết của bài thơ. - Gọi 1 HS đọc 4 câu thơ đầu và hỏi: ước muốn của thi sĩ kì lạ ở điểm nào? Mục đích của thi sĩ khi ước muốn 2 điều đó là gì? Cách mở đầu bài thơ có điều gì đặc biệt? Cái “tôi” cá nhân bộc lộ trực tiếp, thể hiện một cách nói táo bạo, tăng sự táo bạo cho ý tưởng mà nhà thơ thể hiện ngay từ đầu bài thơ. Nghệ thuật đối rất chỉnh khiến cho câu thơ có sự đăng đối hài hòa tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. - Lưu ý HS chuyển ý, đọc 9 câu tiếp theo và đặt câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên trong phần đầu của bài thơ đã được thể hiện như thế nào, hãy dùng ngôn từ của mình để diễn tả lại? - Chỉ ra các từ ngữ chỉ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó. - Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hành động tả trong đoạn thơ đều có chung đặc điểm gì? - Cảm nhận chung của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ? - Hãy nhận xét về nhịp thơ và các điệp từ, các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ. - Chuyển ý: thế giới thiên nhiên trong bài thơ được nhà thơ cảm nhận theo cách đặc biệt. Chính cái nhìn trẻ trung, cái nhìn “xanh non – biếc rờn”, luôn lấy con người giữa mùa xuân và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Hơn cả là thế giới ấy được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường đầy sắc hương đó hiện diện trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đang lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ lại vừa như một người tình đầy khêu gợi (tháng giêng ngon như một cặp môi gần). Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình, yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên. - So sánh, bổ sung thêm: giữa lúc “ta thóat lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…” nhưng “động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh” thì “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới” khiến người ta cùng “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” khi đọc những câu thơ của ông. Bởi vì bức tranh nhà thơ vẽ ra khác hẳn các bức tranh đương thời, đó là bức tranh đầy mật ngọt nhưng không tồn tại xa vời trong hư ảo, nó hiện ngay trước mặt người, giữa cuộc sống trần thế vui tươi, mời gọi con người tận hưởng say sưa. Nó hiển hiện với hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phập phồng. - Theo em, câu thơ độc đáo và mới mẻ nhất trong đoạn thơ này là câu thơ nào? Cho HS thảo luận theo nhóm, tổng kết các ý kiến của HS, đưa ra ý kiến cuối cùng rồi lí giải. -> Mới mẻ độc đáo ở chỗ: dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể con người mà so sánh với một đơn vị thời gian trừu tượng gợi cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ, rất tương hợp với tháng giêng – tháng đầu tiên của năm. Xuân Diệu làm ngược lại qui tắc của người xưa, thi sĩ đa tình này lấy con người là chuẩn mực của thiên nhiên, của thời gian. - Nhận xét khái quát mạch vận động của tứ thơ: đến đây mạch “lập thuyết” của bài thơ đã được lí giải phần nào: thiên đường ngọt ngào đương độ thời tươi là lí do để tác giả mở đầu bài thơ bằng cả một sự níu kéo, ước muốn đến mức vô lí. Đó không phải là ước muốn của người khổng lồ trong thần thoại có thể ghé vai nâng cả bầu trời, cũng không hẳn là những nông nổi, ngông cuồng của tuổi trẻ mà là khát vọng cháy bỏng của một thi nhân. Bởi tắt nắng, buộc gió là để cho màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời này. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, là ước muốn rất thi sĩ. - Chuyển ý: Hai mảng thơ đầu kế tiếp nhau đã được liên kết bằng cái logic luận lí ngầm của nó. Thi sĩ muốn “tắt nắng, buộc gió” chính vì muốn giữ mãi hương sắc trần thế. Tất cả chỉ rực rỡ trong độ xuân thì. Mà xuân lại vô cùng ngắn ngủi. Và thế là mảng thơ thứ 3 lại xuất hiện để nói về cái ngắn ngủi đến tàn nhẫn của xuân thì trong sự sống và cái xuân thì của con người. - Đâu là quan niệm về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn thơ thứ 3 này? Tác giả thể hiện và bảo vệ quan niệm ấy như thế nào? Mở rộng cho HS biết thêm về quan niệm thời gian của người xưa: thời gian tuần hoàn, 4 mùa đắp đổi, quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại siêu hình lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Vì quan niệm thời gian không thay đổi, vạn vật mãi mãi ở trạng thái tĩnh của nó nên con người luôn an nhiên, tự tại, không có gì phải vội vàng, lo lắng, sự điềm nhiên, bình thản trước thời gian được coi là phẩm chất được đề cao của người xưa. Cũng không ít thơ xưa than thở về sự hữu hạn của kiếp người. Cổ nhân nói “đời người như bóng câu qua cửa sổ” nhưng họ không vì thế mà hoang mang, thảng thốt. Trước Xuân Diệu, Nguyễn Du cũng thấy “ngày vui ngắn chẳng tày gang” nhưng đến Xuân Diệu, đó không chỉ là dự cảm mà ông còn ráo riết khẳng định sự hữu hạn của thời gian và nồng nhiệt khẳng phủ định quan niệm trước đó “nói làm chi… thắm lại”. - Chuyển ý: Gắn tuổi trẻ với mùa xuân – mùa tình yêu và đưa ra quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của một đời người hạn hẹp dẫn đến nỗi nuối tiếc mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, dẫn đến cảm nhận về thời gian trôi kéo theo sự mất mát, chia lìa. Những câu thơ tiếp theo sẽ cho chúng ta thấy Xuân Diệu đã cảm nhận thời gian chảy trôi mới mẻ như thế nào. Cách kết cấu câu: nói làm chi... nếu; còn… nhưng chẳng còn… nên… có tác dụng gì? - Từ nhận thức về thời gian trôi chảy, lấy tuổi trẻ, khoảng ngắn ngủi nhất của cuộc đời để đo đếm thời gian, đã dẫn đến cách cảm nhận về thời gian tinh tế như thế nào trong đoạn thơ từ “mùi tháng năm… sắp sửa”. - mở rộng: là người tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép tương giao của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới. Thời gian được làm bằng hương, chẳng thế mà ông muốn “buộc gió” cho hương đừng bay đi, hương bay đi là thời gian trôi mất vì thời gian được ví như cơn gió. Một chữ “rớm” nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Vị chia phôi – một thứ vị hoàn toàn phi vật chất. Cái độc đáo mới lạ của Xuân Diệu chính là ở chỗ này. Thi sĩ cảm tháy mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc chia tay vĩnh viễn. Thời gian chia tay với con người, trên mỗi thời khắc đều có một cuộc ra đi như thế, cho nên nó chia tay với không gian và với chính cả thời gian. Cho nên thi sĩ mới thấy một lời than luôn âm vang khắp sông núi “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. - chuyển ý: đoạn thơ cuối cùng hết sức mới mẻ, thể hiện rất rõ hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu. - Nhắc HS đọc lại đoạn thơ và nêu câu hỏi: thi sĩ đã làm gì để “thắng” thời gian?, khát vọng sống, cảm xúc mãnh liệt của hồn thơ Xuân Diệu đã hóa thân như thế nào vào ngôn từ và hình tương nghệ thuật? Chia nhỏ câu hỏi theo các nhóm thảo luận: Nhóm 1: chỉ ra dụng ý nghệ thuật của lối tách câu “Ta muốn ôm” Nhóm 2: phân tích các điệp từ, điệp ngữ xuất hiện trong đoạn thơ. Nhóm 3: phân tích các từ chỉ hành động và từ chỉ cảm xúc trong đoạn thơ. Nhóm 4: chỉ ra sự độc đáo trong câu thơ cuối. - Mở rộng:sau này, Xuân Diệu còn viết: “Anh uống tình yêu dập cả môi”, hay: “anh xin làm sóng biếc/hôn mãi cát vàng em/hôn thật khẽ thật êm/hôn êm đềm mãi mãi/đã hôn rồi hôn lại/cho đến mãi muôn đời/đến tan cả đất trời/anh mới thôi dào dạt…” - Nhà thơ đã khiến người đọc bị si mê bởi chính sự tham lam, vồ vập, cuống quít đến đáng yêu của mình. - HS đọc thơ theo sự hướng dẫn của GV - Ghi bài - Lắng nghe - Đọc thơ và trả lời câu hỏi của GV dựa trên phân tích ngôn từ và băn bản. - suy nghĩ trả lời - Đọc thơ và tưởng tượng, tái hiện bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ đầu - Nhận xét về điểm chung giữa các từ ngữ miêu tả trong đoạn thơ. - Nêu cảm nhận chung - Nhận xét về nhịp thơ và các điệp từ, vận dụng kiến thức về tiếng Việt phần từ tượng thanh, tượng hình. - HS ghi chép các ý chính, lắng nghe phần mở rộng của GV. - HS chú ý phần chuyển ý của GV - Ghi chép ý bổ sung mở rộng - Thảo luận theo nhóm trong 3 phút và phát biểu trả lời, có thể tranh luận tại lớp. - HS chú ý sự khái quát và liên hệ của GV, tự ghi chép kết hợp lắng nghe - Chú ý khi GV chuyển ý. - HS đọc thơ và tìm ý trả lời - HS dựa trên những kiến thức về từ và nghĩa của từ, quan hệ từ để trả lời và lí giải. - HS đọc thơ, tìm ý trả lời. - HS đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng phù hợp, chú các các điệp từ, động từ và câu thơ cuối cùng. - HS thảo luận trong 2 phút rồi trả lời theo nhiệm vụ được giao. Tổng kết và luyện tập: Tổng kết: - Tuyên ngôn trong Vội vàng: + quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, coi mặt đất là thiên đường đẹp nhất, con người là chuẩn mực mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên nhiên mùa xuân như một người tình hấp dẫn + Quan điểm về thời gian: hữu hạn, chảy trôi. + Quan niệm sống: vội vàng, cuống quýt để tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời, tình yêu và tuổi trẻ. - Ghi nhớ: 5.2.Luyện tập: - Nhắc lại, củng cố và khái quát những quan niệm mới mẻ của nhà thơ thể hiện qua Vội vàng - Khái quát những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được coi là sáng tạo của riêng Xuân Diệu trong bài thơ: dùng câu, từ, so sánh, giọng điệu, hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thực. Sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, cấu tứ mới mẻ… - Tư tưởng chủ đạo trong Vội vàng là gì? - Liên hệ so sánh đến quan niệm sống gấp của một số người trẻ tuổi hiện nay? - Nhắc HS làm bài tập phần luyện tập. - Ghi chép bài theo các ý GV khái quát

File đính kèm:

  • docBaiVoi Vang.doc
Giáo án liên quan