Giáo án buổi 2 tuần 10 lớp 2

Toán

TÌM SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG - GIẢI TOÁN

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

- Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng.

- Giải toán có lời văn với số đo có đơn vị lít.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Biên soạn bài dạy

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Bài cũ:

- Muốn tìm một số hạng trong một tổng chúng ta làm nh thế nào?

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 2 tuần 10 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008 Toán Tìm số hạng trong một tổng - giải toán I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng. - Giải toán có lời văn với số đo có đơn vị lít. II. Đồ dùng dạy - học: - Biên soạn bài dạy III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Bài cũ: - Muốn tìm một số hạng trong một tổng chúng ta làm nh thế nào? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm x a, x + 6 = 10 b, x + 8 = 19 c, 7 + x = 10 d, 4 + 4 = 16 Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ (...) 4l + .... = 6l 10l + 15l = .......... 3l + .... = 7l 25l - 12l = .......... Bài 3: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất 3. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? - Học sinh tóm tắt và giải vào vở. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt Thúng thứ nhất: 16 lít Thùng thứ hai nhiều hơn: 3 lít Thùng thứ hai : ? lít Bài giải Thùng thứ hai có số dầu là: 16 + 3 = 19 (lít) Đáp số: 19 lít 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. Tiếng việt Luyện đọc: Sáng kiến của Bé Hà I. mục đích yêu cầu: - Tiếp tục luyện đọc bài “Sáng kiến của Bé Hà”. - Biết cách đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng rõ ràng. - Biết thể hiện lời của các nhân vật. - Củng cố nội dung bài. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng. b. Hướng dẫn luyện đọc: * Luyện đọc câu: - Yêu cầu học sinh đọc chuyển tiếp mỗi học sinh một câu kết hợp luyện phát âm từ khó. * Luyện đọc đoạn: - Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối mỗi học sinh một đoạn kết hợp hỏi nghĩa từ khó trong đoạn vừa đọc. * Luyện đọc nhóm và đồng thanh: - Chia lớp thành nhóm 3, yêu cầu học sinh đọc bài trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh. * GV tổ chức cho HS làm bài 1, 2, 3 trong sách thực hành TV(tr40). - Nhận xét chốt bài làm đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HS về nhà tập kể chuyện. Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 Toán Ôn số tròn chục trừ đi một số I. Mục tiêu : Giúp HS - Củng cố số tròn chục trừ đi một số ; 11 trừ đi một số. - Trả bài kiểm tra định kì Toán. II. Chuẩn bị : GV chấm bài kiểm tra định kì, thống kê ưu, khuyết điểm bài kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách luyện tập toán. Bài 1(tr35). - HS nêu y/c đề bài. - 1 em lên bảng làm, lớp làm vở nháp. - Nhận xét chốt bài làm đúng, nêu cách làm. - Củng cố về cách tính số tròn chục trừ đi một số. Bài 3(tr36). - HS tự làm bài vào vở. - GV thu một số vở chấm điểm. - Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. - Củng cố về cách đặt tính và tính dạng 11 trừ đi một số. 3. Trả bài kiểm tra định kì Toán. - GV nêu những ưu điểm, những tồn tại trong bài kiểm tra. - GV chữa những lỗi điển hình và cho HS làm lại. - Trả bài, HS xem lại bài làm và chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò. - Nêu ND bài học. - Nhận xét tiết học. Tiếng việt Chính tả: Thương ông I. mục đích yêu cầu: - Nghe viết đúng đoạn 1, 2 của bài thương ông. - Phân biệt: l/n, dấu hỏi/ dấu ngã. - Luyện kỹ năng viết đẹp, kịp tốc độ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết 3 chữ bắt đầu bằng âm C; 3 chữ bắt đầu bằng âm K (mẫu: Cò, Kẹo) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích tiết học và ghi đầu bài lên bảng. b. Hướng dẫn viết chính tả: * Tìm hiểu đoạn viết: - Giáo viên đọc mẫu bài viết. H. Chân ông đau như thế nào? H. Bé Việt đã làm gì để giúp ông? * Hướng dẫn học sinh viết chữ khó: - Yêu cầu học sinh tìm chữ khó viết. - Giáo viên đọc các chữ khó viết để học sinh viết vào bảng con. * Hướng dẫn trình bày: Trong bài viết có chữ nào viết hoa? * Học sinh viết bài: - GV nhắc nhở cách ngồi,để vở, cầm bút. - Giáo viên đọc để học sinh viết bài. - Đọc chậm có phân tích tiếng khó để học sinh soát bài. - GV chấm và nhận xét 10 - 12 bài. c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm trong đoạn viết chính tả các chữ bắt đầu bằng l và n. - Gọi 2 HS lên chữa bài. Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n? ...........ớp 2A, ..........ấu canh cá, ........ý thuyết. Miền.........am, dòng....ước, quả.....a. - quả....ê, cái.......ón, cái....iềm 3. Củng cố - Dặn dò: Tự nhiên xã hội ôn Đề phòng bệnh giun I. Mục tiêu : Củng cố giúp HS hiểu: - Giun đũa thường sống ở ruột người và 1 số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. - Người ta thường bị nhiễm giun qua đường ăn uống. - Đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : ăn sạch, uống sạch, ở sạch. - GD HS ăn uống sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học VBT TNXH. III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ (4/) ? Ăn uống sạch sẽ giúp ta phòng bệnh gì ? ? Em đã làm gì thể hiện ăn sạch uống sạch ? 2. Bài mới ( 30/) 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Ôn cách đề phòng bệnh giun . Mục tiêu : Kể ra được các biện pháp phòng tránh bệnh giun. Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín, uống nớc đã đun sôi, giữ vệ sinh chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể . Cách tiến hành : - Nêu các cách phòng tránh bệnh giun . - HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét . KL: Chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống .... - Cần làm hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, sạch sẽ. c. Hoạt động 2 : Làm bài trong VBT TNXH. - GV tổ chức cho HS làm bài trong VBT TNXH. - HS đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét chốt bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò : - Nên 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của y tế . - Về nhà kể cho người thân nghe . - Dặn thực hành theo bài học. Phần nhận xét ký duyệt của BGH Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục : - Ôn tập bài thể dục phát triển chung y/c thuộc bài, tập các động tác chính xác. - Giáo dục tính kỉ luật lao động . II. Địa điểm, phương tiện : Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập . III. Nội dung và phương pháp lên lớp : A. Phần mở đầu (8/) - GV nhận lớp phổ biến ND y/c giờ học . - Đi thường theo 2 hàng dọc và hát, khi dừng lại chuyển thành hàng ngang dãn cách 1 sải tay. - Khởi động các khớp cổ chân, tay đầu cổ ... B. Phần cơ bản (20/) - Ôn bài thể dục phát triển chung . GV cho cán sự lớp lên điều khiển cho HS tập các động tác bài thể dục phát triển chung, GV theo dõi uốn nắn . - GV chia tổ tập luyện . - Các tổ lên tập thi . - Lớp cùng GV theo dõi nhận xét bình chọn tổ tập tốt nhất . - Xếp thi đua các tổ . C. Phần kết thúc (4/) - Cúi người thả lỏng 5 – 6 lần . - Nhảy thả lỏng . - Chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh . - Nhận xét đánh giá giờ học . - Dặn dò về nhà tập luyện bài thể dục phát triển chung . Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2006 Tiếng Việt Ôn từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về 1. Mở rộng và hệ thống hoá từ chỉ người trong gia đình họ hàng. 2. Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. II. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. HD ôn tập. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách TV thực hành. Bài 1(tr41). - HS đọc y/c đề bài. - 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vở. - Nhận xét chữa bài, chốt bài làm đúng. - Củng cố từ chỉ người trong gia đình. Bài 2, 3(tr41, 42). - HS tự làm bài. - GV chấm 1 số bài. - Nhận xét, tuyên dương bài làm tốt. - Củng cố về từ chỉ người trong họ hàng. Bài 4(tr42). HS giỏi. - HS đọc y/c đề bài. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét chốt bài làm đúng. - Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu ND bài học. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008 thực hành toán Tiết 10: Luyện bảng 11 trừ đi một số I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Cách thực hiện phép trừ có dạng 11 - 5. - Củng cố bảng công thức: 11 trừ đi một số. - áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. - Bảng con, phấn. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng. b. Hướng dẫn thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: 7 + 4 = ..... 5 + 6 = ..... 8 + 3 = .... 4 + 7 = ..... 6 + 5 = ..... 3 + 8 = .... 11 - 7 = ..... 11 - 5 = ..... 11 - 3 = .... 11 - 4 = ..... 11 - 6 = ..... 11 - 8 = .... Bài 2: Viết kết quả vào chỗ (...) 11 - 1 - 5 = ..... 11 - 6 = ...... 11 - 1 - 3 = ..... 11 - 4 = ...... 11 - 1 - 1 = ...... 11 - 2 = ...... Bài 3: Đặt tính rồi tính: 11- 5 11 - 7 11 - 6 11 - 9 Bài 4: Hằng có 11 cái kẹo, Hằng cho Huệ 5 cái kẹo. Hỏi Hằng còn lại bao nhiêu cái kẹo? - Yêu cầu học sinh tóm tắt vài giải. Tóm tắt 11 cái kẹo |——————|———————| 5 cái kẹo ? cái kẹo - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố - Dặn dò: Mĩ thuật Vẽ tranh : đề tài chân dung I. Mục tiêu : - HS tập quan sát nhận xét đặc điểm khuôn mặt người . - Làm quen với cách vẽ chân dung . - Vẽ được 1 bức chân dung theo ý thích . - Phát triển khả năng cảm thụ mĩ thuật . II. Đồ dùng dạy học : GV: 1 số tranh ảnh chân dung khác nhau . HS : Vở tập vẽ, bút chì, bút màu . III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ (3/) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2. Bài mới (27/) a. Hoạt động 1. Tìm hiểu về tranh chân dung . - GV giới thiệu 1 số tranh chân dung . ? Tranh chân dung vẽ gì là chủ yếu ? ? Khuôn mặt người hình gì ? ? Nêu những phần chính trên khuôn mặt ? ? Mắt, mũi, miệng của mọi người có giống nhau không ? - Kể khuôn mặt của ông bà, cha mẹ . b. Hoạt động 2. Cách vẽ . - GV cho HS nhận xét các tranh chân dung khác nhau xem bức nào đẹp ? Vì sao ? - Giới thiệu cách vẽ : Vẽ phác hình, vẽ chi tiết, tô màu . c. Hoạt động 3. Thực hành . - HS thực hành vẽ . - GV theo dõi uốn nắn thêm . d. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá. - HS trưng bày bài vẽ theo tổ, nhóm . - Nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp. đ. Củng cố, dặn dò . - Nêu lại cách vẽ chân dung . - Nhận xét tiết học . Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2006 Tiếng Việt Ôn kể về người thân- trả bài kiểm tra định kì I. Mục tiêu : Giúp HS - Củng cố kỹ năng viết 1 đoạn văn về người thân (câu đúng, có sự liên kết giữa các câu). - HS thấy được ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra từ đó có biện pháp sửa chữa khi làm bài kiểm tra sau. II. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn ôn tập. a. Chữa bài kiểm tra. - GV nhận xét bài làm của HS, nêu những ưu, nhược điểm trong bài. - Tuyên dương HS làm tốt. - Chữa những lỗi mà HS thường mắc. - Trả bài cho HS. b. Kể về người thân. - Dựa vào câu hỏi (sgk tr85) viết 1 đoạn văn khoảng 4- 5 câu về người thân của em. - HS tự làm bài vào vở. - GV gọi 1 số HS đọc bài trước lớp. - Lớp nhận xét bình chọn bài hay nhất. c. GV cho HS làm bài 1, 2 (sách TV thực hành tr43). - HS tự làm bài. - Đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo. - Nhận xét chốt bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu ND tiết học. - Nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể Hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20- 11 I. Mục tiêu : Giúp HS - Tích cực tham gia vào các hoạt động như múa, hát, đọc thơ... về các thày cô nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11. - Các em tích cực tập luyện, thi đua giữa các tổ chọn tiết mục hay nhất chuẩn bị dự thi cấp trường. - Giáo dục HS ý thức kính trọng biết ơn các thày cô giáo. II. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài. 2. GV tổ chức cho các tổ nhóm thảo luận tìm chọn bài chuẩn bị biểu diễn trước lớp. Từng nhóm thảo luận chọn bài thơ, bài hát hoặc múa chuẩn bị để biểu diễn. 3. Các tổ, nhóm lên biểu diễn. - GV cử 1 số em lên làm giám khảo. - Đại diện các nhóm lên biểu diễn. - GV cùng ban giám khảo theo dõi chấm điểm. - GV cùng HS tổng hợp điểm, xếp thi đua. - Tuyên dương tổ, nhóm làm tốt. 4. Củng cố, dặn dò. - GD HS lòng kính trọng và biết ơn thày cô. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS tiếp tục tập luyện chuẩn bị thi văn nghệ cấp trường.

File đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 tuan 12.doc