Giáo án Chí phèo -Nam Cao (nâng cao)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1- Kiến thức.

1.1.Các khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng 8.

1.1.Ngòi bút sắc bén tố cáo XH của Nam Cao.

1.3.Quan điểm nhân đạo độc đáo của Nam Cao, bặc biệt là việc đi sâu vào việc phát hiện bản chất của người nông dân khi bị XH chà đạp, vùi dập.

1.4.Những đặc sắc nghệ thuật mang tầm vóc kiệt tác của tác phẩm Chí Phèo như: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, kết cấu, trần thuật

2- Kĩ năng

Đọc, tóm tắt nhân vật.

3- Giáo dục.

Thương cảm, trân trọng tới những kiếp người bất hạnh.

 

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- GV: sgk, sgv, thiết kế bài giảng, giới thiệu giáo án .

- HS: sgk, vở soạn, tư liệu tham khảo(nếu có) .

 

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số lớp 11A14

- Kiểm tra vở soạn.

 

2. Kiểm tra bài cũ.

Gv hỏi:

Gợi ý:

- Mâu thuẫn cơ bản:

+ Nhan đề.

+ Niềm vui, hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua đời. + Cảnh đưa tang, cảnh hạ huyệt

- Mâu thuẫn thể hiện qua nhan đề:

Hạnh phúc >< tang gia

Trong đám tang không hề có sự đau buồn, thương tiếc mà bất kể những người trong hay ngoài gia đình cụ cố tổ đều có chung 1 niềm vui là được tham dự 1 cuộc diễu hành đưa tang hoành tráng. Bên cạnh đó, mỗi người đều có một niềm vui riêng nhờ đám tang này.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chí phèo -Nam Cao (nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49+50 Đọc - hiểu văn bản: CHÍ PHÈO -Nam Cao- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Kiến thức. 1.1.Các khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng 8. 1.1.Ngòi bút sắc bén tố cáo XH của Nam Cao. 1.3.Quan điểm nhân đạo độc đáo của Nam Cao, bặc biệt là việc đi sâu vào việc phát hiện bản chất của người nông dân khi bị XH chà đạp, vùi dập. 1.4.Những đặc sắc nghệ thuật mang tầm vóc kiệt tác của tác phẩm Chí Phèo như: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, kết cấu, trần thuật… Kĩ năng Đọc, tóm tắt nhân vật. Giáo dục. Thương cảm, trân trọng tới những kiếp người bất hạnh. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - GV: sgk, sgv, thiết kế bài giảng, giới thiệu giáo án…. - HS: sgk, vở soạn, tư liệu tham khảo(nếu có)…. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số lớp 11A14 - Kiểm tra vở soạn. 2. Kiểm tra bài cũ. Gv hỏi: Gợi ý: Mâu thuẫn cơ bản: + Nhan đề. + Niềm vui, hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua đời. + Cảnh đưa tang, cảnh hạ huyệt Mâu thuẫn thể hiện qua nhan đề: Hạnh phúc >< tang gia Trong đám tang không hề có sự đau buồn, thương tiếc mà bất kể những người trong hay ngoài gia đình cụ cố tổ đều có chung 1 niềm vui là được tham dự 1 cuộc diễu hành đưa tang hoành tráng. Bên cạnh đó, mỗi người đều có một niềm vui riêng nhờ đám tang này. 3. Vào bài mới. Ở chương trình THCS các em đã được làm quen với nhà văn Nam Cao thông qua truyện ngắn Lão Hạc- 1 tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, thể hiện phần nào tài năng quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Nam Cao được biết đến như 1 ngôi sao sáng trong nền VHHĐVN giai đoạn 1930-1945, hết lòng tâm huyết với nghề. Chính vì vậy mà Nam Cao yêu cầu nhà văn phải “biết đào sâu suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nam Cao đặc biệt thành công trong 2 đề tài: người nông dân và trí thức tiểu tư sản trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng đến với 1 tác phẩm mang đầy giá trị hiện thực và nhân đạo, mà khi nhắc đến Nam Cao thì bất kì ai yêu văn chương đều nghĩ đến, đó chính là truyện ngắn “Chí Phèo”(1941). 4. Bài giảng. Hoạt động của G và H Nội dung cần đạt Văn bản chia thành 6 đoạn. Gv vừa dẫn truyện, vừa gọi HS đọc. Trong bài có nhiều giọng đọc khác nhau, cần thể hiện rõ, đọc diễn cảm. Có thể cho đọc phân vai hoặc đọc diễn cảm tùy từng đoạn. Những đoạn đối thoại nên đọc phân vai. - Sau khi theo dõi nghe cô và các bạn đọc văn bản, em nào hãy tóm tắt 1 cách ngắn gọn nhất nội dung cơ bản của truyện theo từng phần đã chia trong sgk để thấy được cốt truyện? (Hs đọc SGK) H: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy cho biết truyện ngắn Chí Phèo được ra đời dựa trên yếu tố nào? Một tác phẩm có giá trị bao giờ cũng cần hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: hiện thực cuộc sống có sức ám ảnh đến tâm hồn, cảm xúc con người, đặc biệt là tài năng nghệ thuật của nhà văn. Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm nghệ thuật như thế. Yếu tố hiện thực trong truyện được lấy từ mảnh đất Đại Hoàng(Hà Nam) nơi quê hương nhà văn. Đây là vùng đồng bằng chiêm trũng như trong thơ Tú Xương thì:”chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa”, cuộc sống vật chất vô cùng khó khăn thiếu thốn. Không chỉ có thế, người dân còn bị đè nén về mặt tinh thần như nhiều người đánh giá đây là mảnh đất “quần ngư tranh thực”, bọn cường hào thống trị tranh nhau xâu xé cướp bóc của người dân tận xương tủy. Nam Cao là người trực tiếp trải nghiệm, hiểu được nỗi thống khổ ấy của người nông dân, cùng tài năng nghệ thuật của nình, Nam Cao đã cho ra đời truyện ngắn Chí Phèo H: Tiếp tục theo dõi vào phần tiểu dẫn sgk trang178, em hãy cho biết từ khi ra đời truyện ngắn Chí Phèo đã có những nhan đề như thế nào? - Chí Phèo không phải là nhan đề đầu tiên của tác phẩm. + Đầu tiên truyện có nhan đề là “Cái lò gạch cũ”. + Nhan đề thứ 2 là “ Đôi lứa xứng đôi” do Lê Văn Trương 1 nhà văn khá nổi tiếng lúc bấy giờ tự ý thay đổi nhan đề của truyện để câu khách, bằng cách khái quát 1 chủ đề trong truyện đó là mối tình kì lạ Thị Nở - Chí Phèo(1941) + Nhan đề thứ 3 là do chính nhà văn Nam Cao đổi lại khi in truyện ngắn này trong tập Luống cày (1946). Nam Cao đã lấy tên nhân vật chính Chí Phèo làm tên truyện. H:Vậy các em có suy nghĩ gì về việc đổi tên tác phẩm? Nhan đề của tác phẩm mang ý nghĩa bao trùm và thể hiện nội dung chủ yếu của tác phẩm. - Đặt nhan đề là “Cái lò gạch cũ” mới chỉ phản ánh 1 đoạn đời đầu tiên của Chí Phèo. Hơn nữa ở cuối truyện Chí Phèo tự sát, cái lò gạch lại thoáng hiện trong suy nghĩ của Thị Nở, biết đâu có thể Chí phèo con lại sinh ra, lại bị bỏ rơi tại đây =>quy luật hiện tượng Chí Phèo. Nếu đặt nhan đề như vậy sẽ làm tăng hạn chế của Nam Cao, không tìm được giải pháp cuộc đời cho người nông dân. - Nếu tiêu đề truyện là “Đôi lứa xứng đôi”, thì truyện chỉ đề cập đến mối tình Chí Phèo Thị Nở. Bao vấn đề khác không được chú ý. - Lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề tác phẩm vừa làm nổi bật chủ đề, vừa thể hiện cốt truyện. nói tới Chí Phèo, ai cũng nghĩ đến cái lò gạch, Thị Nở, Bá Kiến. Bất kì 1 tác phẩm văn học nào cũng đều được xây dựng trên một phông nền riêng, hay chính là không gian nghệ thuật riêng. Truyện ngắn Chí Phèo cũng vậy, truyện được xây dựng trong không gian làng Đại Hoàngđược nhà văn hư cấu và chuyển thể thành làng Vũ Đại. Một làng quê tiêu biểu quen thuộc nơi đồng bằng Bắc Bộ, có hơn 2000 dân, xa phủ xa tỉnh. Đây là vùng đồng bằng chiêm trũng như trong thơ Tú Xương thì:”chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa”, cuộc sống vật chất vô cùng khó khăn thiếu thốn. Không chỉ có thế, người dân còn bị đè nén về mặt tinh thần như nhiều người đánh giá đây là mảnh đất “quần ngư tranh thực”, bọn cường hào thống trị tranh nhau xâu xé cướp bóc của người dân tận xương tủy. Tóm lại, đây là nơi mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tăm tối, ngột ngạt giữa địa chủ cường hào và nông dân. Như chúng ta đã biết, nhân vật chính trong truyện ngắn này là nhân vật Chí Phèo, mọi mâu thuẫn, xung đột đều xoay quanh nhân vật này. Vậy, dựa vào sgk trang 178, 179 em hãy cho biết H:Chí Phèo xuất hiện như thế nào trong tác phẩm của Nam Cao? Nam Cao luôn tạo cho người đọc sự bất ngờ, tò mò. Nếu như ở các tác phẩm khác sự thú vị đó xảy ra ở cuối truyện, thì trong tác phẩm này, bạn đọc bị cuốn hút ngay từ những dòng đầu của truyện. Bắt đầu giới thiệu đi từ giữa cuộc đời của nhân vật, mà không phải từ nhỏ đến lớn. Hơn thế, nhân vật bước ra trước mắt bạn đọc cùng tiếng chửi, có thể nói là chửi tất cả những gì có thể chửi ở xung quanh mình: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại,chửi đứa nào sinh ra Chí để hắn khổ thế này…. H: Theo em tiếng chửi ấy có phải là vô thức không? Ý nghĩa của tiếng chửi? Không hẳn là vô thức. Cha ông ta có câu:”Chim khôn kêu tiếng dảnh dang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng vậy, trong cuộc sống con người luôn muốn nói với nhau nhẹ nhàng, thân thiện. Và có lẽ Chí cũng có nhu cầu giao tiếp với đồng loại nhưng phải phát ra những tiếng chửi hằn học trong cơn say triền miên. Hắn thèm được mọi người chửi lại hắn, bởi như vậy ít ra hắn cũng còn được coi là con người. Nhưng không ai đáp lại hắn bởi trong mắt họ Chí đã là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí càng cô đơn, tuyệt vọng. Dường như đây chính là tiếng chửi của Nam Cao đến xã hội này “xã hội chó đểu”. Nam Cao đưa người đọc đến với Chí Phèo trong lúc Chí đang bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. H: Cách mở đầu này có tác dụng gì? Có lẽ ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi Chí Phèo bước ra đầu văn bản là một con người mang vẻ dữ tơn, hung hãn, côn đồ, đã bị tha hóa, biến chất. Nhưng Nam Cao không để cho nhân vật của mình chìm đắm mãi trong cơn say triền miên, trong tiếng chửi liên hồi. mà Nam Cao đã cho nhân vật 1 cơ hội tỉnh ngộ khi gặp một nhân vật khác có sức mạnh cảm hóa Chí Phèo, đó chính là Thị Nở. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo là người như thế nào? Đầu tiên, cô trò ta phải biết từ khi sinh ra đến trước khi gặp Thị Nở Chí Phèo được miêu tả ra sao? Chí Phèo có tuổi thơ vô cùng khốn khổ. Ngay từ khi ra đời đã bị ruồng bỏ, cuộc sống không cha, mẹ , không tấc đất cắm dùi. Lớn lên phải chịu kiếp trâu ngựa của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí trở thành công cụ để thỏa mãn khát vọng làm giàu của Bá Kiến, khát vọng nhục dục của bà ba. Nhưng điều đáng trân trọng là Chí vẫn là người nông dân hiền lành, lương thiện, mơ ước bình dị về một gia đình hạnh phúc. Bị bà ba nhà Bá Kiến lợi dụng, Chí Phèo bị Bá kiến ghen, đẩy Chí vào tù. Vậy trong 7,8 năm ở tù , trong nhà tù phong kiến thực dân thối nát, bất công đã biến đổi con người Chí hoàn toàn, khiến cả làng Vũ Đại phải ngạc nhiên, kinh sợ. H: Ở tù về Chí Phèo là người như thế nào? Em có nhận xét gì về ngoại hình của hắn? Ngoại hình đã vậy thì tính cách của Chí thay đổi ra sao? H: qua tính cách của Chí Phèo, Nam Cao muốn đề cập vấn đề gì trong xã hội? Như vậy, từ 1 con người hiền lành và tự trọng, xã hội tàn bạo mà đại diện là Bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại cả về nhân hình, nhân tính. Vì vậy, nơi sinh ra và cưu mang chí là làng Vũ Đại ấy đã không thừa nhận Chí, khai trừ chí ra khỏi cộng đồng. từ đây, Chí sống tăm tối như thú vật, xa lạ với thế giới loài người xung quanh. Do đó, nỗi đau lớn nhất của chí là nỗi đau của 1 con người bị tàn phế về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt quyền làm người=> tố cáo xã hội, giá trị hiện thực. I- Hướng dẫn đọc - Tóm tắt văn bản 1- Đọc tiểu dẫn. 2- Đọc văn bản, tóm tắt nội dung cơ bản. Gồm 6 đoạn: - Đoạn 1: Sự xuất hiện của Chí Phèo - Đoạn 2: Quá trình tha hóa của Chí Phèo - Đoạn 3: Mối tình Chí Phèo – Thị Nở - Đoạn 4: Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo. - Đoạn 5: Khát vọng lương thiện của Chí Phèo. - Đoạn 6: Làng Vũ Đại bàn tán về cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, hình ảnh cái lò gạch cũ. II- Tìm hiểu văn bản 1- Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm. a, Hoàn cảnh sáng tác. - Truyện ngắn Chí Phèo dựa trên yếu tố người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng( quê hương nhà văn), nhưng đã được nhà văn hư cấu, sáng tạo. b, Nhan đề tác phẩm 3 nhan đề: Cái lò gạch cũ Đôi lứa xứng đôi Chí Phèo. . - Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được tất cả nội dung của tác phẩm. 2- Không gian nghệ thuật. - Hình ảnh làng Vũ Đại- bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8. 3- Hình tượng nhân vật Chí Phèo a, Hoàn cảnh xuất hiện. -Chí Phèo xuất hiện ngay đầu truyện -Trạng thái say rượu. -Xuất hiện qua tiếng chửi: + Chửi trời: không sợ điều linh thiêng nhất. + Chửi đời: không yêu đời. +Chửi cả làng Vũ Đại: cô đơn bị xã hội loại bỏ. +Chửi đứa sinh ra hắn: đơn độc, bị bỏ rơi. => Đối tượng của tiếng chửi hướng đến hẹp dần. => Không hẳn là vô thức. => Tố cáo, phê phán xã hội cũ. Tạo sự bất ngờ, tò mò, dồn nén, gây ấn tượng cho người đọc b, Chí Phèo - trước khi gặp Thị Nở. b1/ Từ lúc ra đời đến khi bị đẩy vào tù. Là đứa trẻ bị bỏ hoang, không gia đình, không tài sản=> bất hạnh, cô độc, tội nghiệp Là anh canh điền hiền lành, khỏe mạnh, có ước mơ giản dị, đặc biệt là có lòng tự trọng(cảm thấy nhục khi phải đấm lưng cho bà ba)=>lương thiện, ý thức được quyền làm người. Bị Bá Kiến ghen nên đẩy đi tù (7,8 năm). b2/ Từ khi ra tù đến khi gặp Thị Nở. Ngoại hình: đầu trọc, răng trắng hớn, mặt đen câng câng 2 mắt gờm gờm=> lưu manh, côn đồ nhìn đáng sợ=> Chí đã bị mất đi nhân hình. Tính cách được thể hiện qua hành động có thể làm liều mọi việc: kêu làng ăn vạ, đập phá, đâm chém=> trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại=> Chí Phèo mất đi nhân tính. Chí thường xuyên say, đến nhà Bá Kiến ăn vạ. nhưng không ngờ dưới thủ đoạn gian hùng, xảo trá của Bá Kiến thì Chí Phèo lại trở thành tay sai của hắn. => Chí Phèo tha hóa cả về tính cách, trở thành kẻ mù quáng gây tai họa cho bao người nông dân lương thiện khác. => Nam Cao đề cập đến 1 vấn đề mới: con người bị tàn phá cả về nhân hình, nhân tính( CP đã bán cả linh hồn cho quỷ dữ). Gv kết thúc tiết giảng: Cô trò chúng ta vừa có 1 tiết học thú vị tìm hiểu phần đầu truyện ngắn Chí Phèo, chắc chắn trong các em hiện giờ mỗi người đều có cho mình 1 hình tượng chí Phèo trong suy nghĩ, tưởng tượng, và để bổ sung, hoàn thiện hình tượng nhân vật điển hình này cũng như thấy được đầy đủ tài năng nghệ thuật, tư tưởng muốn gửi gắm trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, các em sẽ được tìm hiểu trong tiết thứ 2 của bài vào giờ sau. 5. Củng cố. - Tóm tắt truyện Chí Phèo - Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo 6. Hướng dẫn tự học.

File đính kèm:

  • docgiao an CHI PHEO nang cao.doc
Giáo án liên quan