Giáo án Chữ người tử tù tiết 38

1. Kiến thức

- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.

- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chữ người tử tù tiết 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 38,39 Ngày soạn 29/10/2011 Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao : cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa ; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt ; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài. - Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo ; tạo không khí cổ xưa ; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản ; ngôn ngữ giàu tính tạo hình. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ - Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo… 2. Học sinh - SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo… III. Phương pháp dạy học - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp trao đổi thảo luận nhóm. - Phương pháp phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, liên tưởng. - Tích hợp phân môn Làm văn, tiếng Việt, đọc văn. IV. Tiến trình lên lớp ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - GV: Những nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Tuân? - HS dựa vào SGK trả lời. - Khái quát những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Tuân? - Kể một số tác phẩm chính của Nguyễn Tuân? Nêu nhận xét? - Hiểu biết của anh (chị) về tác phẩm Chữ người tử tù ? Hoạt động 2 - Hướng dẫn HS đọc văn bản. - Anh (chị) cho biết bố cục của tác phẩm ? Nêu nội dung của từng đoạn? Hoạt động 3 - Hướng dẫn HS hiểu văn bản. - GV gợi mở : + Vẻ đẹp của Huấn Cao thể hiện ở những bình diện nào? (nêu khái quát) + Những chi tiết chứng tỏ Huấn Cao là người mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa? - GV: Tìm những chi tiết chứng minh cho khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt của Huấn Cao? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV: Tìm những chi tiết minh chứng cho nhân cách cao cả của Huấn Cao? - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung. - Cuộc đời : + Học hết bậc thành chung, ông tham gia viết văn, làm báo. + Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và phục vụ cho hai cuộc kháng chiến. + Ông là tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam từ 1948 – 1958. + Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Sự nghiệp : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),... - Quan điểm sáng tác : Nguyễn Tuân là người suốt đời tìm kiếm tài hoa, thiên lương, khí phách và sắc đẹp. Số - Đánh giá : Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại. 2. Tác phẩm - Lúc đầu có tên: Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn. - Sau đổi thành Chữ người tử tù, in trong tập Vang bóng một thời. - Nhân vật chính là Huấn Cao, một nhà nho tài hoa, một cái tâm trong sáng, một anh hùng nghĩa sỹ, đầu sắp rơi mà tư thế vẫn hiên ngang. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc 2. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: từ đầu đến “xem rồi sẽ liệu”: tài hoa, nhân cách của Huấn Cao trong mắt quản ngục và thư lại. - Đoạn 2: tiếp đến “một tấm lòng trong thiên hạ”: tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục. - Đoạn 3: còn lại: cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. 3. Phân tích a. Nhân vật Huấn Cao - Huấn Cao là người mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa : + Lời ngợi khen của người đời đối với tài viết chữ của ông: viết chữ nhanh và đẹp. + Quản ngục khát khao, ước muốn có được chữ của ông để treo trong nhà. Bởi vì chữ ông đẹp lắm, vuông lắm... có được chữ của ông mà treo là một báu vật trên đời. - Huấn Cao có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt : + Bị hành hạ cùng năm người mang chiếc gông nặng bảy, tám tạ trên cổ, rệp cắn đỏ cả cổ, bị lính trêu đùa, nhưng Huấn Cao đã lạnh lùng chúc mũi gông thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm tảng đá. + Khi Quản ngục bước chân vào buồng giam thăm hỏi, thường Huấn Cao không hề quỵ luỵ, van xin mà còn tỏ thái độ ngạo mạn: ta chỉ muốn nhà ngươi đừng đến quấy rầy ta. Kẻ cầm quyền cũng trở lên bé nhỏ, đáng coi khinh. → Tuy là một tử tù, nhưng từ lời nói đến hành động của Huấn Cao đều toát lên tư thế ung dung, ngạo nghễ và luôn làm chủ bản thân mình uy vũ của kẻ thù không khuất phục. - Huấn Cao sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương : + Huấn Cao nhận thức về việc cho chữ : . Chữ là quý giá, thiêng liêng. . Không vì tiền tài, danh lợi, uy quyền...mà bán rẻ lương tâm. + Huấn Cao rất thận trọng khi cho chữ: cả đời ông mới cho ba người bạn tri kỷ. + Huấn Cao lại cho chữ viên quản ngục (kẻ làm việc xấu ở nơi nhơ bẩn, đối lập với tù nhân) bởi : . Không phải vấn đề “xôi thịt” mà quản ngục đã cho người khoản đãi ông mà vì ông cảm phục tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục (quý trọng người có tài). . Và Huấn Cao muốn giãi bày sự hiểu lầm ban đầu khi quản ngục vào thăm ông. → Huấn Cao là người mang trong mình một thiên lương trong sáng, cao đẹp, biết sử dụng tài năng của mình rất đúng chỗ. * Huấn Cao là một tài hoa thư pháp, một trong anh hùng nghĩa liệt đầu sắp rơi nhưng tư thế vẫn hiên ngang và là một nhà nho có thiên lương trong sáng. Qua đây ta hiểu rõ quan điểm của Nguyễn Tuân: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện. Củng cố - Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hòa, khí phách, có thiên lương. Hướng dẫn học bài ở nhà - Đọc lại tác phẩm. - Củng cố và hoàn thiện các nội dung còn lại. - Chuẩn bị tiết 2 của bài.

File đính kèm:

  • docChu nguoi tu tu T12 Nguyen Tuan.doc
Giáo án liên quan