Giáo án Công nghệ 10 - Một số bệnh thường gặp ở gia cầm

Bệnh cầu trùng

Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở ruột non), E.acervulina, E.maxima, E.brunetti.
2. Phương thức truyền lây: Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

 

ppt60 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Một số bệnh thường gặp ở gia cầm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: Nhận biết một số bệnh ở vật nuôi, thủy sản và cách Một số bệnh thường gặp ở gia cầmBệnh cầu trùng 1. Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở ruột non), E.acervulina, E.maxima, E.brunetti. 2. Phương thức truyền lây: Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. 3. Triệu chứng: a)Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng): * Chủ yếu xảy ra ở gà từ 2-8 tuần tuổi. Có 2 thể bệnh - Ở thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau phân có màu đỏ nâu do lẫn máu ( phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn. - Ở thể mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thườngDo tính chất bệnh không điển hình khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh. b) Eimeria necatrix (cầu trùng ký sinh ở ruột non) ký sinh chủ yếu ở tá tràng gà giò, gà lớn (lớn hơn 4 tháng tuổi). Triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ dễ nhằm lẫn với các bệnh khác. Gà cũng gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi phân lẫn máu tươi, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻPhân gà bệnh nhày, có lẫn máuGà bị bệnh ủ rũ 4. Bệnh tích: a) Eimeria tenella: Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Manh tràng có tính đàn hồi màu xanh thẩm. Mổ ra manh trong có xuất huyết tấm tấm và đầy máu. Nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen. b) Eimeria necatrix: -Tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng bẩn thối có lợn cợn bã đậu. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ. - Bệnh nặng thường thấy máu tươi lẫn lộn với các chất chứa trong ruột (tiêu phân sống). Xuất huyết niêm mạc 5. Phòng trị: a)Phòng bệnh: - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng, ủ phân gà bằng phương pháp vi sinh vật tạo nhiệt để diệt cầu trùng. - Sát trùng chuồng trại định kỳ. b)Trị bệnh: - Dùng một trong các sản phẩm sau: · NOVAZURIL: Hòa 1,5 ml/ lít nước, uống liên tục trong 2 ngày. Trường hợp bênh chưa dứt hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một đợt thuốc 2 ngày. · NOVA-COC: 2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày. - Kết hợp dùng các sản phẩm bổ sung chất điện giải, vitamin để tăng cường đề kháng, mau phục hồi bệnh. Bệnh cúm gia cầm 1. Nguyên nhân gây bệnh: Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 9 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó. Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng Kông năm 1997, H7N7 gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm 2003. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh là H5N1. 2. Phương thức truyền lây: Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó xâm nhập vào các con còn lại trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như H5 hoặc H7, thời gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3-14 ngày. Giữa các đàn, sự lây lan thường do vận chuyển, bán chạy gia cầm mắc bệnh. Phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, sự xâm nhập của chim vào chuồng tại được coi là nguồn lây nhiễm nghiêm trọng. 3. Triệu chứng: Bệnh có 2 thể: Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất hiện triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng. Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh. Ở nước ta đã xác định chủng virus gây bệnh là H5N1. Chủng này thường gây thể bệnh rất nặng trên gia cầm, các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng các hệ thống kể trên. Trên một cá thể, các triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào các cơ quan bị tổn thương nhiều hay ít, tuy nhiên trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể quan sát thấy các triệu chứng sau đây: - Một số con chết nhanh trước khi có triệu chứng xuất hiện. - Cả đàn gia cầm giảm sự linh hoạt, giảm ăn, giảm uống. - Gia cầm đẻ có dấu hiệu giảm tỷ lệ đẻ, trứng bị mỏng vỏ. - Hắt hơi, ho, khó thở, có âm khò khè lúc thở, một số con há miệng để thở. - Mắt sưng phù, chảy nước mắt. - Sau 3 ngày mắc bệnh một số con còn sống sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như quẹo cổ, liệt chân, sệ cánh hoặc đi xoay vòng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết trên một số đàn có thể lên đến 100%. 5. Bệnh tích: Xác chết của gia cầm và thủy cầm có các biểu hiện sau đây: - Đầu mặt cổ sưng phù. - Phù thủng quanh hóc mắt. - Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. - Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius xuất huyết. - Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết. - Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử. Khí quản sung huyết, xuất huyết.Khí quản sung huyết xuất huyếtSung huyết, xuất huyết màng treo và niêm mạcTim xuất huyết có những điểm hoạiXuất huyết dạ dày tuyến và dạy dày cơXuất huyết hoại tử ruộtBỆNH GIUN TRÒN TRÊN GIA CẦM 1. Nguyên nhân - Do giun đũa (Ascarids) - Do giun tóc (Hairworms) 2. Phương thức truyền lây Do chăn nuôi, quản lý vệ sinh không tốt, thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng giun sán. Do gà tiếp xúc trực tiếp với phân chứa trứng giun sán. 3. Triệu chứng Gà buồn bã, gầy ốm, tăng trọng chậm, mào tái, còi cọc, tiêu chảy ra phân màu nâu (đôi khi có giun sán trong phân). Ơ gà đẻ thì sản lượng trứng giảm. 4. Bệnh tích Mổ khám ruột: có nhiều giun sán ký sinh bên trong ruột, thành ruột bị dày lên, nhu động ruột giảm, có thể gây xuất huyết ruột. Gà nhiễm nặng sẽ thiếu máu và ruột có thể bị tắt. Giun đũa ký sinh trong ruộtgia cầm (Ascarids)Giun tóc trên gia cầm (Capillaria). 5. Phòng trị - Vệ sinh sát trùng chuồng trại, thức ăn nước uống sạch sẽ. - Tiến hành ủ phân để tiêu diệt trứng giun sán. - Dùng sản phẩm của Anova để phòng trị bệnh: NOVA-LEVASOL: liều 1g/ 5-6 kg thể trọng, dùng một liều duy nhất. + Trộn vào thức ăn hoặc một ít nước cho uống. + Gà con 2 tháng xổ một lần, gà lớn 6 tháng xổ một lần. Bệnh hô hấp mãn tính 1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. 2. Phương thức truyền lây: - Bênh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua phôi từ những gà bố mẹ bị bệnh. Sự lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi mang mầm bệnh - Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhiễm ghép với các loại bệnh khác như: E.coli, Salmonella hoặc Gumboro. 3. Triệu chứng: - Thời gian ủ bệnh từ 6-12 ngày. - Tỷ lệ chết khoảng 30%. + Ở gà con: Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng. Gà con ho, thở khó và khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%. + Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi. + Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn, mất cân, giảm đẻ trứng. Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì. Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm. Gà bệnh bị viêm mắt tiết dịchGà bị sưng mặt 4. Bệnh tích: - Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu. - Khi bệnh cấp tính: Xoang mũi viêm và lồi lên, khí quản tích nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu trắng đục, viêm phổi. - Khi bệnh trong giai đoại mãn tính: Màng túi khí dày đục trắng bã đậu. Nếu có kế phát với E. coli thì thấy màng bao quanh tim và màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất dịch nhày như bã đậu màu trắng. Viêm màng bao tim và màng bụng. Viêm màng bao phúc mạc 5. Phòng bệnh: - Chọn đàn gà không bị nhiễm Mycoplasma. Chuồng trại phải thông thoáng tránh tích tụ các khí độc như NH3, H2SNuôi với mật độ vừa phải không nhốt quá đông. - Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, nước uống sạch sẽ không nhiễm mầm bệnh, tạo điều kiện ngoại cảnh tối ưu cho gia cầm tránh stress. - Định kỳ mỗi tuần vệ sinh sát trùng chuồng trại. - Diệt các mầm bệnh có trong trứng do cơ thể mẹ truyền sang bằng cách nhúng trứng vào dung dịch có kháng sinh hoặc thuốc sát trùng để thuốc ngấm qua vỏ trứng diệt vi khuẩn. - Thường xuyên bổ sung vào trong thức ăn, nước uống gia cầm các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng để tăng cường sức kháng bệnh, chống stress BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM 1. Nguyên nhân: Gây ra bởi virus thuộc họ Coronaviridae. 2. Phương thức truyền lây: - Mọi lứa tuổi của gà đều mắc bệnh nhưng bệnh thường nặng hơn trên gà con. - Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, phân, dụng cụ chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh. 3.Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 18-36 giờ. - Ở gà con: ho, hắc hơi, có âm rale, chảy nước mắt nước mũi, gà yếu, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi, gà bị tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30% nhất là những đàn không có kháng thể mẹ truyền. - Ở gà đẻ trứng: ho, hắc hơi, chảy nước mắt nước mũi, sản lượng trứng giảm tới khoảng 50% kéo dài trong 6-8 tuần, trứng méo mó, vỏ mỏng hay nhăn gợn sóng. Lòng trắng trứng mất tính nhớt, long đỏ trôi nổi tự do. - Gà giò (từ 3-6 tuần tuổi): viêm thận, suy yếu, tiêu chảy có nhiều nước. Gà bệnh bị tiêu chảy Gà bệnh biểu hiện khó thở, chảy nước mắt, nước mũiThận bị sung huyết, hoại tử (3, 5), thận bị sưng to nhạt màu (4).Viêm màng bụng do tế bào trứng rơi vào xoang bụng. 4. Bệnh tích - Trên cơ quan hô hấp: viêm đường hô hấp, có nhiều chất nhày bên trong khí quản, xoang mũi, túi khí viêm dày đục, tế bào biểu mô bị bong tróc. - Cơ quan sinh sản: ống dẩn trứng bị giảm kích thước, giản nở các tuyến nhày, ống dẫn trứng còn bị phù, xơ hóa, những nang trứng chưa chín cũng bị u nang, tế bào trứng rơi vào xoang bụng gây viêm màng bụng, trứng bị méo mó. - Cơ quan tiết niệu: Viêm thận kẽ sưng và sung huyết, nhạt màu, ống dẫn tiểu chứa đầy urate, ống thận bị họai tử. 5. Phòng trị - Chủ yếu là phòng bệnh bằng vaccin: + Vaccin chết: thường dùng cho gà đẻ. + Vaccin sống: dùng cho gà con, gà giò. - Quản lý chăm sóc đàn tốt, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ tránh nhiễm bẩn. - Khi phát hiện gà bị bệnh phải cách ly, đối với gà mái đẻ bị bệnh thì tốt nhất là nên lọai thải chúng. - Tiến hành sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng - Chuồng trại phải thông thoáng, mát, độ ẩm thích hợpNhững lúc giao mùa, chuyển chuồng, tiêm phòng phải chăm sóc thú tốt để tránh hiện tượng stress. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 1. Nguyên nhân Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida 2. Phương thức truyền lây: - Lây lan do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh. - Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. - Loài gặm nhắm như chuột là động vật mang truyền mầm bệnh vào chuồng nuôi để lây nhiễm cho gia cầm. - Chất chứa mầm bệnh: Máu, phổi, các chất tiết đường hô hấp - Là vi khuẩn cơ hội ký sinh ở gia cầm khỏe mang mầm bệnh nhưng khi có điều kiện thích hợp như thay đổi khí hậu, thức ăn, vệ sinh kém, bị stress thì vi khuẩn sẽ tấn công và gây bệnh. 3. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-2 ngày. - Thể cấp tính: Chỉ xuất hiện triệu chứng vài giờ trước khi chết như: sốt cao 42-43oC, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân màu xanh lá cây, gà chết nhanh và mào, yếm, mặt bị tím bầm do bị ngạt thở. - Thể mãn tính: Gà ốm, ăn ít và yếm, khớp xương chân, xương cánh, xương đệm của bàn chân sưng phồng. Thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở. 4. Bệnh tích: - Cấp tính: Sung huyết, xuất huyết tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng. Xuất huyết tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc tá tràng. Viêm bao tim tích nước, viêm phổi, gan sưng hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim, nhiều dịch nhày ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa như khí quản, hầu, diều, ruộtỞ gà đẻ thì nang noãn mềm nhão, lòng đỏ rớt vào xoang bụng, nang trứng xuất huyết, buồng trứng phát triển không bình thường. - Thể mãn tính: Viêm họai tử mãn tính đường hô hấp, gan, viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng, viêm màng tiết hợp mắt, mặt gà, yếm và mào sưng. Buồng trứng sung huyết và xuất.Viêm phổiViêm cơ timBệnh thường gặp ở lợn,trâu bòBỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Bệnh lỡ mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, heo và người. Bệnh do virus hướng thượng bì, sự thủy hóa các tế bào thượng bì sẽ hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, da, móng. Bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế. 1. Nguyên nhân: Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae có 7 type virus gây bệnh lỡ mồm long móng: O, A, C, S.A.T–1, S.A.T- 2, S.A.T- 3 và ASIA-1. Hiện nay ở nước ta có 2 type gây bệnh là A, O. 2. Sức đề kháng của virus - Virus có sức đề kháng mạnh. Ở 600C tồn tại 5-15 phút, ở 1000C virus sẽ chết, từ 0-40C tồn tại 425 ngày, trong đất ẩm virus sống hàng năm, trong thịt ướp lạnh virus tồn tại khá lâu trong phân virus tồn tại 7 ngày, nước tiểu virus tồn tại 39 ngày. - Virus dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng của công ty ANOVA như: NOVA-MC.A30, NOVACIDE, NOVADINE, NOVASEPT, NOVAKON và các loại khác như: NaOH 1% diệt virus từ 1-10 phút, formol 2%, nước vôi từ 5-10%. 3. Phương thức truyền lây: - Bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và sinh dục là đường xâm nhập phụ. Sự truyền bệnh trực tiếp do nuôi nhốt chung, chăn thả chung hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, người, phương tiện vận chuyển. - Loài mắc bệnh: Trâu bò mắc bệnh nhiều nhất, rồi đến các loài sau: heo, dê cừu, thú hoang dã Bệnh có thể lây qua cho người, các loài một móng, ngựa, gia cầm không mắc bệnh này. 4. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày, trung bình là 3-4 ngày, gồm 3 thể bệnh a)Thể thông thường: - Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 40-41 0C kéo dài 3 ngày. - Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vú làm thú kém ăn, nhai khó khăn. - Ở miệng: lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, xoang trong miệng trong má, lỗ chân răng, môi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phòng. - Ở mũi: niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc đầu trong sau đục dần. - Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ trước ra sau, mụn vỡ làm long móng. - Ngoài da : xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng như bụng, bẹn, vú, ở đầu núm vú Thú giảm sản lượng sữa, sau sữa đổi thành màu vàng, vắt sữa khó gây viêm vú. - Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, thú sốt cao, suy nhược dần. Miệng chảy nhiều nước bọt Vết loét ở lưỡi Vết loét ở móng BỆNH ĐÓNG DẤU SON (Erysipelas suis) 1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erysplathrix rhusiopathiae gây nên. 2. Phương thức truyền lây: - Heo ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên heo trưởng thành thường mắc bệnh với thể nhẹ. - Trên heo không tiêm phòng tỷ lệ mắc bệnh 10-30 %, tỷ lệ chết trên số mắc bệnh có thể lên đến 70%. - Bệnh lây lan qua: da bị tổn thương qua thức ăn, nước uống mang mầm bệnh. Heo con nhiễm khuẩn từ nái mang trùng hoặc nhiễm khuẩn từ bên ngoài và trở thành vật mang trùng thải mầm bệnh ra môi trường theo phân. 3. Triệu chứng: a)Thể quá cấp tính: Bệnh phát triển nhanh, heo sốt cao 41-42 0C, co giật sau đó dãy dụa rồi chết, các bệnh tích hầu như chưa xuất hiện. b)Thể cấp tính: Thời gian ủ bệnh 1-7 ngày, sốt cao 42 0C , mắt đỏ, chảy ghèn. - Giảm ăn, khát nước, nôn mữa, phân bón đen, kiệt sức. - Trong đàn bệnh thường thì đầu tiên có một vài con chết, sau 2-4 ngày xuất hiện những đốm đỏ hình tứ giác, vuông, chữ nhật đặc biệt có ở hông, da dụng, lưng. Khi hết bệnh những đốm đỏ trên da sẽ trở thành vẩy. c)Thể mãn tính: -Thường tổn thương khớp khuỷu, đầu gối, mắt cá, hông, lúc đầu khớp sưng, đau, sau đó cứng lại, sưng nhưng không viêm làm cho heo đi lại khó khăn. - Viêm nội tâm mạc, viêm nội tâm mạc + viêm khớp. - Heo gầy, thở khó và bị tím xanh khi dùng sức quá nhiều hoặc có thể chết đột ngột do kiệt sức, mệt. Heo bệnh bị viêm khớp.Những đớm đỏ xuất hiện ở da hông, da bụng.Xuất huyết niêm mạc dạ dày trên heo mắc bệnh cấp tính.Thận bị nhồi máu, xuất huyết và hoại tử.BỆNH GIUN TRÒN TRÊN LỢN 1. Nguyên nhân: Do heo ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa) 2. Triệu chứng: - Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà heo có những dấu hiệu triệu chứng sau: kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, heo bị tiêu chảy, mất máu, Trên heo thông thường nhiễm giun đũa, giun phổi là nhiều nhất. - Giun đũa: Ở heo lớn triệu chứng không rõ ràng và phần lớn là mang và gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng thường ở trên heo con từ 2-5 tháng tuổi. Ấu trùng gây viêm phổi, heo khó thở, giun sống trong ruột gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, gầy ốm, nhiều khi ruột bị tắt hoặc có thể gây thủng ruột - Giun phổi: heo từ 2-6 tháng tuổi hay mắc bệnh với các triệu chứng: chậm lớn, suy nhược, ho ( vào lúc sáng sớm và chiều tối) giai đoạn đầu heo ăn bình thường nhưng chậm lớn, giai đọan cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, ít cử động, heo thở khó khăn, gầy dần rồi chết 3. Bệnh tích: Heo bị nhiễm giun trên đường tiêu hóa thường xuất hiện giun. Nếu số lượng nhiều thường gây viêm nhiễm ở vùng chúng ký sinh. - Giun đũa: Ấu trùng gây bệnh hoại tử ở gan, viêm phổi (hầu hết ấu trùng ở phổi), giun trưởng thành ký sinh ở ruột non và gây bệnh tích làm ruột non mỏng. - Giun phổi: Ký sinh ở phổi và gây tổn thương phổi, viêm phế quản. 4. Phòng trị: -Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, không cho các côn trùng vào chuồng heo (giun đất là ký chủ trung gian lây bệnh giun phổi cho heo). - Ủ phân để tiêu diệt trứng giun đũa (không ủ phân gần chuồng nuôi). - Địng kỳ xổ giun cho đàn heo: · Heo con: 2 tháng xổ 1 lần · Heo lớn: 5-6 tháng xổ 1 lần Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non của heo và làm thành ruột non mỏng, tắt ruộtHeo bị nhiễm giun phổi ký sinh ở đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở thủy sảnBỆNH NẤM DA (NẤM THỦY MI 1. Nguyên nhân: - Do một số loài nấm thuộc 2 giống: Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 6-12 m, có hoặc không có phân nhánh và có cấu tạo đa bào. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. - Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị trầy sướt trong quá trình đánh bắt hay do thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ nước giảm làm cơ thể cá bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh. Cá nuôi bè thường bị bệnh này sau khi bị bệnh đốm đỏ mãn tính hoặc bị rận cá ký sinh làm cho da bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm tấn công vào những vết thương này và làm cho bệnh nặng hơn. Do bào tử nấm có khả năng bơi lội trong nước bằng tiên mao nên khả năng lây bệnh rất cao. Cá bị nấm thủy miBỆNH TRẮNG ĐUÔI 1 Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây nên. Vi khuẩn này có hình que, có tiên mao, kích thước từ 0,4-0,8m và nhuộm màu gram âm. 2. Triệu chứng bệnh lý: - Đầu tiên xuất hiện một đốm trắng ở phần đuôi, sau đó lan về phía trước thân và cuối cùng cả đoạn thân sau đều có màu trắng. - Da cá bị xuất huyết, vây, đuôi đều bị xuất huyết. - Vẩy rụng nhiều ở hai bên thân và dưới bụng - Các tia vây bị rách và cụt dần - Cá bệnh ăn ít, bỏ ăn từ từ. Cá bơi yếu lờ đờ, đuôi cứng dần rồi lan đến phần thân. Sau đó phần đuôi cá treo lên mặt nước, đầu cắm xuống đáy, bơi lờ dờ hoặc bất động. Cá treo lơ lửng trong nước rồi dần dần chìm xuống đáy và chết. Cá bệnh gồm: có mè hoa, mè trắng, trắm trắng, trắm đen, cá tra, cá trê và cá basa, cá lóc.Cá trê bị trắng đuôi BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA 1. Nguyên nhân: Bệnh này do một loài nguyên sinh động vật có tên khoa học là Ichthyopthirius multifiliis gây nên. Trùng trưởng thành có hình dạng giống quả dưa, đường kính cơ thể thay đổi từ 0,5-1,0 mm. Toàn thân có nhiều tiên mao ngắn. Ơ mặt bụng phần phía trước cơ thể có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể cá để hút chất dinh dưỡng. Chu kỳ đời sống gồm 2 giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang. 2. Triệu chứng bệnh lý: Cá bệnh gồm cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, basa Vị trí ký sinh là da, mang, đầu và các vây. Khi bám vào cơ thể cá chúng sẽ ăn lớp biểu bì bên ngoài trước sau đó sẽ ăn dần vào các lớp bên trong. Các vị trí bị trùng bám sẽ hình thành nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trùng bám nhiều ở mang và phá hủy lớp tế bào biểu mô nên làm suy giảm chức năng hô hấp, cá bị ngộp nên phải thở gấp. Ký sinh trên mangKý sinh trên da 1.Nguyên nhân: Do nhiệt độ nước cao, do tôm bị sốc nhiệt độ, tôm bị thiếu một số khoáng chất và vitamin cần thiết. 2.Triệu chứng: Thân tôm bị cong lại, co cứng và thường không duỗi thẳng lại được. Tôm chìm xuống đáy và chết. Bệnh thường xảy ra ở tôm nặng từ 10gam trở lên. 3.Phòng trị: Thường xuyên đảo nước tránh nhiệt độ phân tầng trong aọ Bổ sung vào thức ăn tôm các loại Vitamin và các khoáng vi lượng cần thiết BỆNH CONG THÂN (Ở tôm)Bệnh cong thân trên tômBỆNH ĐEN MANG 1.Nguyên nhân: Đen mang là một bệnh thường gặp ở những ao nuôi có chất lượng đáy kém bởi tồn tại nhiều ion kim loại nặng, bởi sự thừa thức ăn hoặc nhiều mùn bã hữu cơ, nước ao đục và có nhiều chất lơ lửng. 2 Triệu chứng: Mang tôm có màu nâu hoặc đen. Tôm thường có triệu chứng khó thở, dễ bị nổi đầu. Bệnh nặng thì hệ thống mang bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy. Bệnh này làm cho tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có các tác nhân khác tấn công. 3 Phòng trị:Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm, không để thức ăn dư thừa, xử lýnước trước khi cấp vào ao nuôi (lắng lọc kỹ ). Cho tôm ăn thường xuyên để tăng hiệu quả phòng trị.Tôm bị đen mangBỆNH ĐỨT RÂU, MÒN ĐUÔI, THỐI GÃY PHỤ BỘ 1.Nguyên nhân: Môi trường nuôi tôm có nhiều vi khuẩn, vi nấm ký sinh. Thường gặp ở những ao có mật độ nuôi quá dày, đáy ao dơ do dư thừa thức ăn. 2.Triệu chứng: Tôm bị cụt râu, đuôi tôm sưng phồng và có mủ. Bệnh nặng đuôi và thùy lá bị mòn, chân và các phụ bộ bị thối gãy.Tôm bỏ ăn, yếu dần và dễ bị ăn thịt lẫn nhau. Tôm bị gãy phụ bộBệnh mòn đuôiThe End !!

File đính kèm:

  • ppttuan.ppt
Giáo án liên quan