Giáo án Công nghệ 12 bài 1, 2, 3 - Trường THPT Số 3 TP Lào Cai

Tiết 1. bài 1. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

CỦA NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG.

Ngày soạn: 10/08/2009

 Ngày giảng: 12/08/2009

I. Mục tiêu

- Kiến thức: Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

- Biết được kiến thức về mặt trái tác động của kỹ thuật điện tử đối với tự nhiên ( sự nhiễm điện trong không khí ) và xã hội (an ninh quốc gia, sở hữu trí tuệ )

- Kỹ năng: biết được ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

- Thái độ: có thái độ học tập tích cực trong học tập, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy học

Một số hình ảnh và vật mẫu về các thiết bị điện tử dân dụng để học sinh được tiếp xúc, nhận xét và sử dụng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 bài 1, 2, 3 - Trường THPT Số 3 TP Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: Kỹ thuật điện tử Tiết 1. bài 1. Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. Ngày soạn: 10/08/2009 Ngày giảng: 12/08/2009 I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. - Biết được kiến thức về mặt trái tác động của kỹ thuật điện tử đối với tự nhiên ( sự nhiễm điện trong không khí ) và xã hội (an ninh quốc gia, sở hữu trí tuệ ) - Kỹ năng: biết được ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. - Thái độ: có thái độ học tập tích cực trong học tập, có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học Một số hình ảnh và vật mẫu về các thiết bị điện tử dân dụng để học sinh được tiếp xúc, nhận xét và sử dụng. III. Phương pháp Sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn”, phát vấn, dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhỏ. Kết hợp dạy học trực quan. IV. Tổ chức giờ học * Khởi động - Thời gian: 5 phút - Mục tiêu: Thu hút học sinh vào bài mới, tạo hứng thú cho các em khi bắt đầu vào môn học, giúp các em có cái nhìn tổng quan về môn học và biết được vài trò, ứng dụng của môn học vào thực tiễn. - Cách tiến hành: + Giáo viên phát vấn: Trong thực tế các em đã đựơc tiếp xúc với những thiết bị điện tử nào? + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra những thiết bị điện tử đã chuẩn bị và đưa ra tranh vẽ hình phóng to cho học sinh xem., tìm hiểu và nghiên cứu cách sử dụng. + Giáo viên giới thiệu vào bài mới: Những thiết bị điện tử ngày nay rất đa dạng và phong phú. Rất gẫn gũi với đời sống thường ngày của chúng ta. Để tìm hiểu về vị trí và vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất chúng ta đi tìm hiểu bài 1. “ Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống”. * Hoạt động 1: Giới thiệu vai trò của kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. - Thời gian: 20 phút - Mục tiêu: + Hiểu được vài trò của kĩ thuật điện tử với sản xuất. + Hiểu được vai trò của kĩ thuật điện tử đối với đời sống. Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa, tranh vẽ hình ( giáo viên ). Giấy bút, thước kẻ ( học sinh ). Cách tiến hành: Bước 1: Tìm hiểu về vai trò của kỹ thuật điện tử đối với sản xuất. - Giáo viên Phát phiếu học tập cho học sinh theo nhóm 4 em. Dùng kỹ thuật khăn trải bàn. Thời gian thảo luận 5 phút, đại diện các nhóm báo cáo. nộp lại phiếu. - Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm, tổng kết. Bước 2: tìm hiểu về vai trò của kỹ thuật điện tử đối với đời sống. - Giáo viên lấy dẫn chứng sinh động về nhiều mặt, nêu bật vai trò của kỹ thuật điện tử đối với đời sống. Ví dụ: Máy giặt, nồi cơm điện, điều hoà nhiệt độ, - Giáo viên gợi ý và khuyến khích học sinh lấy những dẫn chứng cụ thể để khẳng định vai trò của kỹ thuật điện tử đối với đời sống. Ví dụ: Các thiết bị điện tử y tế như máy chụp cắt lớp, máy điện tim, máy siêu âm,. - Kết luận: vài trò của kĩ thuật điện tử với sản xuất là chức năng điều khiển và tự động hoá các quá trình sản xuất, làm xuất hiện nhiều công nghệ mới, làm tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. Vai trò của kĩ thuật điện tử với đời sống là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người * Hoạt động 2: Tìm hiểu về triển vọng phát triển của kỹ thuật điện tử. - Thời gian: 10 phút - Mục tiêu: Đoán biết được triển vọng phát triển của kỹ thuật điện tử. - Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa, tranh vẽ hình ( giáo viên ). - Cách tiến hành: Bước 1: - Giáo viên nêu ta những dẫn chứng cụ thể lần lượt theo thời gian về sự phát triển của ngành kỹ thuật điện tử. Từ những phát minh, chế tạo ra bán dẫn, IC, vi xử lí, máy tính điện tử, Trong tương lai, kỹ thuật điện tử sẽ đóng vai trò là bộ não cho các thiết bị và các quá trình sản xuất. Bước 2: - Giáo viên gợi ý và khuyến khích học sinh nêu ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự phát triển của ngành kỹ thuật điện tử và để khẳng định vai trò là bộ não cho các thiết bị điện tử và các quá trình sản xuất. - Kết luận: - Kỹ thuật điện tử sẽ đóng vai trò là “bộ não” cho các thiết bị và các quá trình sản xuất. - Kỹ thuật điện tử sẽ giúp giải quyết những khó khăn, những công việc khó mà co người không thể trực tiếp làm được. - Thu gọn thể tích, giảm nhẹ khối lượng cho các thiết bị. *Hoạt động 3: Tích hợp môi trường trong giảng dạy - Thời gian: 5 phút - Mục tiêu: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, ý thức học tập và có ý thức rèn luyện kỹ năng sống. - Đồ dùng dạy học: Một số tư liệu thực tế. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên phát vấn: Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tác thì tác động của nó với môi trường cũng không ngừng gia tăng. Vậy những tác động ấy ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của chúng ta. Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm 2 người với thời gian 5 phút. Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày về nhận xét của mình. Nhóm khác theo dõi, bổ sung. Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận. - Kết luận: Khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với nó là sự gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường sống của con người. Gây ra sự nhiễm điện trong không khí. Và ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội ( an ninh xã hội và sở hữu trí tuệ ) V. Tổng kết - Giáo viên củng cố nội dung. - Nêu nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới. ------------------o0o------------------- Phiếu học tập số 1 Câu hỏi : Em hãy nêu vai trò của kỹ thuật điện tử đối với sản xuất? Nội dung điều chỉnh . . . . . . . . Tiết 2. bài 2. Điện trở – Tụ điện – Cuộn cảm Ngày soạn:15/08/2009 Ngày giảng:17/08/2009 I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Kỹ năng: Phân biệt được các loại linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Thái độ: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học Tranh vẽ các hình 2-2; 2-4; 2-7 trong SGK. Vật mẫu: + Các điện trở có giá trị khác nhau, điện trở có trị số cố đinh, điện trở có trị số thay đổi. + Một số tụ điện: tụ giấy, tụ hoá, tụ sứ. + Các loại cuộn cảm cao tần, trung tần, âm tần, trị số điện cảm cố định, biến đổi. III. Phương pháp Sử dụng phương pháp trực quan, kết hợp phát vấn và phương pháp đặt vấn đề. IV. Tổ chức giờ học * Khởi động - Thời gian: 5 phút - Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú với bài học mới, liên hệ với thực tế giúp học sinh nắm bắt được tầm quan trọng của các linh kiện điện tử trong thiết bị kỹ thuật. - Đồ dùng dạy học: Một số linh kiện điện tử thông dụng - Cách tiến hành: + Giáo viên phát vấn: Em hãy kể tên những thiết bị điện tử mà em biết? + Học sinh trả lời + Giáo viên:Hầu hết các thiết bị mà các em đã kể tên đều được cấu thành từ các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Vậy các thiết bị ấy có công dụng, cấu tạo như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 2: Điện trở – Tụ điện – Cuộn cảm. * Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở - Thời gian: 10 phút - Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở. Học sinh phân loại được các loại điện trở thông dụng. - Đồ dùng dạy học: Một số điện trở thông dụng, tranh vẽ hình sách giáo khoa. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ giới thiệu cho học sinh về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện trở. Bước 2: Giáo viên giới thiệu, giải thích ý nghĩa các số liệu kỹ thuật của điện trở. ( dùng định luật Ôm với công thức: I = U/R và P = R.I2 ) - Kết luận: Trị số dòng điện cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Điện trở càng lớn, mức độ cản trở dòng điện càng lớn. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về tụ điện - Thời gian: 10 phút - Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của tụ điện. Học sinh phân loại được các loại tụ điện thông dụng. - Đồ dùng dạy học: Một số tụ điện thông dụng, tranh vẽ hình sách giáo khoa. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ sách giáo khoa nêu công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tụ điện. Bước 2: Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kỹ thuật của tụ điện. ( Giáo viên dùng công thức: Xc = 1/ 2ảfC rồi thay thế trị số f = 0 Hz với dòng một chiều và f = ∞ Hz với dòng điện xoay chiều lý tưởng để từ đó giải thích công dụng của tụ điện trong mạch điện). - Kết luận: Với dòng điện 1 chiều f = 0, lúc này Xc = 1/0 = ∞ , tụ điện cản trở hoàn toàn không cho dòng điện đi qua. Nếu là dòng điễn xoay chiều, tần số dòng điện càng cao thì dòng điện có tần số càng cao. Dòng đi qua tụ dễ dàng. Tụ điện cũng dùng để phân chia điện áp giống như điện trở nhưng chỉ dùng với dòng điện xoay chiều. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm - Thời gian: 15 phút - Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của cuộn cảm. Học sinh phân loại được các loại cuộn cảm thông dụng. - Đồ dùng dạy học: Một số cuộn cảm thông dụng, tranh vẽ hình sách giáo khoa. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ sách giáo khoa nêu công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của cuộn cảm. Bước 2: Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm. ( Giáo viên sử dụng công thức tính cảm kháng của cuộn cảm: Xl = 2ảfC sau đó thay thế trị số f = 0 Hz với dòng điện 1 chiều và f = 0 với dòng điện xoay chiều lý tưởng để từ đó giải thích công dụng của cuộn cảm trong mạch điện ). - Kết luận: Nếu là dòng điện một chiều cuộn cảm lý tưởng có r = 0 không cản trở dòng điện một chiều. Nếu là dòng điện xoay chiều tần số f càng cao thì càng cản trở dòng điện. Cuộn cảm có đặc tính chống lại sự biến thiên của dòng điện. Khi mắc nối tiếp trị số điện cảm sẽ tăng lên, khi mắc song song trị số điện cảm sẽ giảm đi. V. Tổng kết Giáo viên đặt các câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá hiểu biết của học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi trong sách giáo khoa. Dặn dò học sinh về nhà đọc trước bài: Thực hành - Điện trở – Tụ điện – Cuộn cảm. Nội dung điều chỉnh . . Tiết 3. bài 3. Thực hành: Điện trở – Tụ điện – Cuộn cảm Ngày soạn:22/08/2009 Ngày giảng:24/08/2009 I. Mục tiêu - Kiến thức: Nhận biết được hình dạng và phân loại được các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Kỹ năng: Đọc và đo được số liệu kỹ thuật của các loại linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Thái độ: ý thức học tập nghiêm túc, thực hiện đúng các quy trình và các quy định về an toàn, ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học ( dùng cho một nhóm học sinh ) Đồng hồ vạn năng: 01 chiếc Vật mẫu: + Các điện trở có giá trị khác nhau, điện trở có trị số cố đinh, điện trở có trị số thay đổi. + Một số tụ điện: tụ giấy, tụ hoá, tụ sứ. + Các loại cuộn cảm cao tần, trung tần, âm tần, trị số điện cảm cố định, biến đổi. III. Phương pháp Dạy học trực quan IV. Tổ chức giờ học * Khởi động - Thời gian:2 phút - Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức bài cũ, tạo mối liên hệ giữa kiến thức bài cũ và bài mới. - Đồ dùng dạy học: Một số linh kiện điện tử thông dụng - Cách tiến hành: Kiểm tra bài cũ: “ Nêu công dụng của điện trở, tụ điện, cuộn cảm? Nêu tên các loại linh kiện điện tử có sẵn” * Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện điện tử có sẵn. - Thời gian: 15 phút. - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng phân loại linh kiện điện tử. Biết cách đọc trị số điện trở màu. - Đồ dùng dạy học: Các linh kiện điện tử mẫu. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình dạng bên ngoài để phân loại các linh kiện điện trở, cuộn cảm, tụ điện. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc điện trở bằng vòng màu, đọc và giải thích các số liệu ghi trên tụ điện. - Kết luận: Cách đọc điện trở bằng vòng màu: Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất; vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai; vòng thứ ba chỉ những “ số không “ đặt tiếp sau hai số trên; vòng thứ tư chỉ mức sai số với các vòng màu tương ứng. Các thông số kỹ thuật của tụ thường được ghi trên tụ điện. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Thời gian: 25 phút - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng đọc và đo điện trở, cuộn cảm, tụ điện, có ý thức thực hiện đúng quy trình, ý thức bảo vệ môi trường. - Đồ dùng dạy học: Một số linh kiện mẫu, đồng hồ đo. - Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên nhắc lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở và cho học sinh làm thực hành theo bước 2 trong sách giáo khoa. Bước 2: Giáo viên cho học sinh làm thực hành theo bước 3 sách giáo khoa để phân biệt được cuộn cảm cao tần, trung tần và âm tần. Bước 3: Giáo viên cho học sinh làm thực hành theo bước 4 trong sách giáo khoa để phân biệt được các loại tụ điện, và ý nghĩa các thông số kỹ thuật ghi trên tụ điện. - Kết luận: Bảng báo cáo thực hành ( Tr 17, 18 SGK ) V. Tổng kết - Giáo viên nhận xét về giờ thực hành: Thái độ học tập và kỹ năng thực hành của học sinh; Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành của học sinh. - Dặn dò học sinh đọc trước bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC Nội dung điều chỉnh . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 12 PP moi .doc