Giáo án Công nghệ 12 Chương 6 - Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha máy biến áp ba pha

Bài 25: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

 MÁY BIẾN ÁP BA PHA

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.

- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.x

 2.Kỹ năng: phân tích cấu tạo của máy biến áp từ hình vẽ ;Áp dụng được công thức của bài để giải bài tập

 3.Thái độ :

-Học sinh thấy được tầm quan trọng của máy biến áp 3 pha trong thực tế .

-Hướng học sinh thi vào nghành kỹ thuật cơ điện .

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Chương 6 - Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha máy biến áp ba pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết: Bài 25: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA MÁY BIẾN ÁP BA PHA I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.x 2.Kỹ năng: phân tích cấu tạo của máy biến áp từ hình vẽ ;Áp dụng được công thức của bài để giải bài tập 3.Thái độ : -Học sinh thấy được tầm quan trọng của máy biến áp 3 pha trong thực tế . -Hướng học sinh thi vào nghành kỹ thuật cơ điện . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 1. Chuẩn bị của thầy: - Nghiên cứu nội dung bài, đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài học và thông tin bổ sung. Tranh vẽ các hình 25. 1; 25. 2; 25.3 SGK. -Vật mẫu: các lá thép kĩ thuật điện. (chữ E, I, O, U) -Đèn chiếu, thí nghiệm ảo (nếu có) 2. Chuẩn bị của trò : Xem bài mới ở nhà, chuẩn bị một số vật mẫu: các lá thép kĩ thuật điện. (chữ E, I, O, U) III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Hoạt động ban đầu : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số và tác phong của học sinh (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức chính của chương trước 3.Tạo tình huống học tập : (3ph) GV: Trình bày cấu tạo , công dụng của máy biến áp? HS:Cấu tạo gồm : lõi thép và dây quấn (gồm 2 cuộn cấp và thứ cấp ). Công dụng : dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số . GV:Có thể sử dụng MBA 1pha cho hệ thống nguồn điện xoay chiều 3pha hay không .Tại sao người còn ta sử dụng máy biến áp xoay chiều 3pha .Nó có công dụng ,cấu tạo và tiện ích gì khác so với MBA 1pha ? B. Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. TL Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng 9 -TL1: có 2 loại trình bày như sgk -TL2: có 2 loại trình bày như sgk -TL3: ???? - Giáo viên trình bày khái niệm máy điện xoay chiều ba pha. -GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa : -Hỏi 1 : Có mấy loại máy điện xoay chiều 3 pha ? Cho biết công dụng của từng loại ? -Hỏi2: Đối với máy điện quay có mấy loại ? -Hỏi3: Máy biến áp ba pha thuộc loại máy điện tĩnh hay máy điện quay? Tại sao? Máy phát điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha thuộc máy điện tĩnh hay máy điện quay? Tại sao? I. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. 1. Khái niệm: Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha. 2. Phân loại và công dụng: chia làm 2 loại - Máy tĩnh điện: Khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động, như máy biến áp, máy biến dòng, dùng để biến đổi các thông số (điện áp, dòng điện, ) của hệ thống. - Máy điện quay: Khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và được chia làm hai loại: + Máy phát điện: Biến cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cấp điện cho tải. + Động cơ điện: Biến điện năng thành cơ năng, dùng làm nguồn động lực cho các máy và thiết bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu máy biến áp ba pha TL Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng 27 -TL1:trình bày như sgk -TL2: 2phần : phần lõi và phần dây quấn . -TL3: -TL4: -TL5: -TL6: -TL7: -Hỏi1 : Hãy nêu công dụng của máy biến áp ba pha ? -Hỏi2 : Nhìn vào tranh: 25.1 và 25.2 SGK: Cho biết máy biến áp 3 pha cấu tạo gồm mấy bộ phận chính ? Đó là bộ phận nào ? -Hỏi3: Quan sát hình 25.2 SGK, hãy cho biết máy biến áp ba pha có mấy loại dây quấn và tên các loại dây quấn đó? -Hỏi4: Lõi thép của máy biến áp được làm bằng vật liệu gì? Tại sao không làm thành khối mà phải ghép lại từ nhiều lá thép? -Hỏi5: Dây quấn nhận điện vào gọi là dây quấn gì?? Dây quấn đưa điện ra gọi là dây quấn gì? -Hỏi6: Hãy giải thích tạo sao ở các máy biến áp cấp điện cho hộ tiêu thụ, dây quấn thứ cấp thường nối hình sao có dây trung tính? -Như nói ở trên là cấu tạo của MBA 3pha mạch từ liên quan còn MBA 3pha mạch từ độc lập Gồm 3 máy biến áp một pha giống hệt nhau ghép lại .Với công suất lớn , loại mạch từ độc lập có ưu điểm là vận chuyển dễ hơn , nhất là những nơi đi lại khó khăn . Loại mạch từ liên quan sẽ tiết kiệm hơn. -Hỏi7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết biểu thức tính hệ số biến áp của máy biến áp một pha? - Giáo viên trình bày ví dụ ở sơ đồ hình 25 . 4 II. Máy biến áp ba pha: 1. Khái niệm và công dụng: MBA ba pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha, nhưng giữ nguyên tần số. 2. Cấu tạo: Gồm hai phần chính: Lõi thép và dây quấn. a) Lõi thép: Có 3 trụ để quấn dây (gọi là trụ từ) và gông từ để khép kín mạch từ. Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện dày 0,35 0,5mm, hai mặt phủ sơn cách điện và ghép lại thành hình trụ. b) Dây quấn: - Thường là dây đồng bọc cách điện được quấn quanh trụ từ của lõi thép. - Mỗi máy biến áp ba pha có 3 dây quấn nhận điện vào (gọi là dây quấn sơ cấp), kí hiệu: AX, BY, CZ và ba dây quấn đưa điện ra (còn gọi là dây thứ cấp), kí hiệu ã, by, cz, nên có thể đấu hình sao hay tam giác ở cả hai phía. Ngoài ra, trong trường hợp đấu hình sao, vì có điểm chung nên có thể có thêm dây trung tính. - Ở các máy biến áp cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, dây quấn thứ cấp thường nối hình sao có dây trung tính. 3. Nguyên lí làm việc: - MBA ba pha cũng như MBA 1 pha đều làm việc dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. - MBA 3 pha có các cách đấu dây khác nhau nên cần phân biệt hệ số biếm áp pha (Kp) và hệ số biến áp dây (Kd) + Hệ số biến áp pha: Trong đó: N1, N2 là số vòng dây một pha của dây quấn sơ cấp và thứ cấp. + Hệ số biến áp dây: C.Hoạt động kết thúc tiêt dạy : 1.Củng cố kiến thức : (4ph) - Nêu công dụng và phân loại máy điện xoay chiều ba pha.? - Nêu công dụng và cấu tạo máy biến áp ba pha.? - Nêu nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha? 2..Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà : ( 1 ph) - GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và hoàn thành bài tập về nhà. - Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK. - Dặn dò học sinh đọc trước bài : Động cơ không đồng bộ ba pha. V. RÚT KINH NGHIỆM và BỔ SUNG : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số. Câu 2: Hãy đánh dấu “X” vào câu “Đúng” hay “Sai” trong câu sau: Máy biến áp ba pha hoạt động dựa vào nguyên lí cảm ứng điện từ. đúng Sai Câu 3: Hãy chọn câu đúng nhất Máy biến áp ba pha được sử dụng chủ yếu: A. trong hệ thống truyền tải; B. phân phối điện năng; C. trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp; D. Cả 3 câu trên đều đúng.

File đính kèm:

  • docbai25.doc