Giáo án Công nghệ 8 - Bài 13 đến 15 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

Tuần: 5 Ngày soạn:

Tiết :10 Ngày dạy:

 Bài 13. BẢN VẼ LẮP

I. Mục tiêu:

 _ Biết nội dung và công dụng của bản vẽ lắp

 _ Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.

II. Chuẩn bị:

 _ Nghiên cứu SGK.

 _ Tranh vẽ các hình bài 13 SGK.

 _ Mẫu vật bộ vòng đai.

III. Các hoạt động dạy học:

 Giới thiệu bài. (3)

 Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về nội dung và cách đọc bản vẽ chi tiết, người ta dựa trên bản vẽ đó để tạo ra các chi tiết. Vậy các chi tiết đã được tạo ra làm sao ta có thể lắp chúng lại với nhau để tạo thành chiếc máy, để làm được công việc đó ta phải nhờ vào một loại bản vẽ gọi là bản vẽ lắp. Nội dung của bản vẽ này như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 13 đến 15 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: Tiết :10 Ngày dạy: Bài 13. BẢN VẼ LẮP I. Mục tiêu: _ Biết nội dung và công dụng của bản vẽ lắp _ Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản. II. Chuẩn bị: _ Nghiên cứu SGK. _ Tranh vẽ các hình bài 13 SGK. _ Mẫu vật bộ vòng đai. III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài. (3’) Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về nội dung và cách đọc bản vẽ chi tiết, người ta dựa trên bản vẽ đó để tạo ra các chi tiết. Vậy các chi tiết đã được tạo ra làm sao ta có thể lắp chúng lại với nhau để tạo thành chiếc máy, để làm được công việc đó ta phải nhờ vào một loại bản vẽ gọi là bản vẽ lắp. Nội dung của bản vẽ này như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp. I. NỘI DUNG CỦA BẢN VẼ LẮP. Nội dung của bản vẽ lắp gồm: _ Hình biểu diễn. _ Kích thước. _ Bảng kê. _ Khung tên. Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Bản vẽ lắp chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. * Yêu cầu HS quan sát bản vẽ lắp, sau đó GV phân tích bản vẽ bằng cách đặt câu hỏi gợi ý. ? Quan sát bản vẽ, em cho biết gồm mấy nội dung. ? Em hãy chỉ những nội dung tương ứng trên bản vẽ. * Dựa vào bản vẽ vòng đai,GV đặt câu hỏi. ? Bản vẽ bộ vòng đai gồm những hình biểu diễn nào. ? Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào. ? Vị trí tương đối giữa các chi tiết như thế nào. ? Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì. ? Bảng kê gồm những nội 19’ * HS quan sát bản vẽ và trả lời. HS: Gồm 4 nội dung: hình biểu diễn, các kích thước, bảng kê và khung tên. → HS lên bảng chỉ từng nội dung tương ứng. * HS trả lời. HS: Gồm hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình cắt. HS: Mỗi hình chiếu thể hiện đủ 4 chi tiết của sản phẩm. → HS xem bản vẽ để biết vị trí tương đối giữa các chi tiết. HS: Dựa vào các kích thước để lắp các chi tiết lại và xác định độ lớn của sản phẩm. HS: Gồm STT, tên gọi chi dung gì. ? Khung tên gồm những nội dung gì, ý nghĩa khung tên. ? Qua các phân tích trên, em cho biết bản vẽ lắp dùng để biểu diễn những gì. ? Bản vẽ lắp được dùng để làm gì. * Sau khi phân tích xong các nội dung, GV tổng kết và cho HS ghi vào vở tiết, số lượng chi tiết, vật liệu HS: Gồm tên sản phẩm, người vẽ và các vấn đề có liên quan đến sản phẩm. Nhìn vào khung tên để biết nguồn gốc của sản phẩm. HS: Biểu diễn hình dạng, kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. HS: Chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. → HS ghi nội dung bản vẽ lắp vào vở. II. ĐỌC BẢN VẼ LẮP. Bản vẽ lắp được đọc theo trình tự sau. 1. Khung tên. 2. Bảng kê. 3. Hình biểu diễn. 4. Kích thước. 5. Phân tích chi tiết. 6. Tổng hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp. GV: Ở phần trên ta đã biết các nội dung của bản vẽ lắp, vậy trình tự đọc các nội dung đó như thế nào? Các em hãy quan sát bảng 13.1 SGK. ? Quan sát bảng em hãy cho biết bản vẽ lắp được đọc theo trình tự thế nào. * Qua mỗi bước của trình tự đọc, GV nêu nội dung cần hiểu của từng bước cho HS trả lời. * Sau đó GV nhận xét, sửa chữa và kết luận như cột 3. 17’ * HS quan sát bảng 13.1 → HS nêu 6 bước theo trình tự đọc bản vẽ lắp trong bảng 13.1 SGK. * HS trả lời các câu hỏi của GV đặt ra. → HS ghi trình tự đọc vào vở. Hoạt động 3: Tổng kết. (6) _ HS đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài. _ GV trả bài tập thực hành. _ HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài tập thực hành. _ HS về nhà học bài, “Xem trước bài 14”. Tuần: 6 Ngày soạn: Tiết :11 Ngày dạy: Bài 14. Bài Tập Thực Hành ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: _ Đọc được bản vẽ lắp đơn giản. _ Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí. II. Chuẩn bị: _ Nghiên cứu bài 14 SGK. _ Bản vẽ lắp bộ ròng rọc phóng to. _ Mẫu vật bộ ròng rọc. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3’) GV nêu mục tiêu bài 14, trình bày nội dung và trình tự tiến hành. Hoạt động 2: Cách trình bày bài làm. (10’) * GV gọi HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ lắp. * Hướng dẫn HS cách trình bày bài làm. *Bài làm trên giấy A4 hoặc trong vở bài tập. → HS kẻ bảng trình tự đọc vào bài làm. → Các em quan sát kĩ bản vẽ bộ ròng rọc và đọc theo trình tự như bài 13. Hoạt động 3:Tổ chức thực hành. (25’) * GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp “Bộ ròng rọc” trong SGK và điền nội dung vào cột 3 ở bảng trình tự đọc để hoàn thành bài tập. * HS làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. * GV quan sát HS làm bài, uốn nắn, sửa chữa sai sót. * GV mô tả cấu tạo hình dạng của bộ ròng rọc để HS hình dung được sản phẩm. → Bài làm hoàn thành tại lớp. TRÌNH TỰ ĐỌC NỘI DUNG CẦN HIỂU BỘ RÒNG RỌC 1. Khung tên. _Tên gọi chi tiết. _ Tỉ lệ bản vẽ. _Bộ ròng rọc. _1:2 2. Bảng kê. _Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết. _Bánh ròng rọc (1). _Trục (1). _Móc treo (1). _Giá(1). 3. Các hình biểu diễn. _Tên gọi hình chiếu, hình cắt. _Hình chiếu đứng có hình cắt cục bộ. _Hình chiếu cạnh. 4. Các kích thước. _Kích thước chung. _Kích thước chi tiết _100, 40, 75. _75, 60 của bánh ròng rọc. 5. Phân tích chi tiết. _Vị trí các chi tiết. _Xem hình trên bản vẽ. 6. Tổng hợp _Trình tự tháo lắp. _Công dụng của sản phẩm. _Dũa hai đầu trục tháo cụm 2-1, sau đó dũa đầu móc treo cụm 3-4. _Lắp cụm 3-4 và tán đầu móc treo, sau đó lắp cụm 1-2 và tán hai đầu trục _Dùng để nâng vật nặng lên cao. Hoạt động 4:Tổng kết. (7’) _GV nhận xét tiết học. _Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. _GV thu bài chấm điểm, đánh giá kết quả. _HS về nhà xem trước bài “Bản vẽ nhà”. Tuần: 6 Ngày soạn: Tiết :12 Ngày dạy: Bài 15. BẢN VẼ NHÀ I. Mục tiêu: _Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. _Biết được một số ký hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. II. Chuẩn bị: _Nghiên cứu bài 15 SGK. _Tranh vẽ các hình bài 15. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3’) Trong xây dựng, để giải quyết những vấn đề về thiết kế và xây dựng một công trình thì ta cần có bản vẽ để giải quyết vấn đề này. Vậy bản vẽ xây dựng gồm có những nội dung gì? Có giống với bản vẽ cơ khí không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà. I. NỘI DUNG BẢN VẼ NHÀ. Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. * Hướng dẫn học sinh quan sát hình phối cảnh một ngôi nhà, sau đó xem bản vẽ. * Yêu cầu HS đọc hiểu từng nội dung qua việc trả lời các câu hỏi. ? Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà. ? Mặt đứng diễn tả phần nào của ngôi nhà. ? Mặt bằng có mặt cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà. ? Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà. ? Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng nào. ? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà. ? Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì. 12 *HS quan sát hình phối cảnh và bản vẽ. → Dựa vào hình phối cảnh và bản vẽ để trả lời câu hỏi. HS: Mặt đứng có hướng chiếu từ trước. HS: Diễn tả bên ngoài mặt trước của ngôi nhà. HS: Mặt cắt cắt ngang qua vách, cắt ngang cửa sổ, cửa ra vào. HS: Diễn tả vị trí, kích thước của tường, vách, cửa đi, cửa sổ, đồ đạc HS: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh. HS: Mặt cắt biểu diễn các kích thuớc về chiều dài và chiều cao của tường, mái nhà. HS: Các kích thước nhằm xác định độ lớn của ngôi nhà và * GV tổng kết các nội dung và cho HS ghi vào vở. các bộ phận của ngôi nhà. II. KÍ HIỆU QUY ƯỚC MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA NGÔI NHÀ. Xem bảng (SGK). III. ĐỌC BẢN VẼ NHÀ. Bản vẽ nhà được đọc theo trình tự sau: 1. Khung tên. 2. Hình biểu diễn. 3. Kích thước. 4. Các bộ phận. Hoạt động 3: Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. * GV treo tranh bảng 15.1 và đặt câu hỏi để HS giải thích các ký hiệu trong bảng. ? Ký hiệu cửa đi 1 cánh và 2 cánh, mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào. ? Ký hiệu cửa sổ đơn và cửa sổ kép, mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào. ? Ký hiệu cầu thang, mô tả cầu thang ở trên hình biểu diễn nào. * GV nhận xét, kết luận. 10' * HS xem bảng và trả lời. HS: Ký hiệu cửa đi 1 cánh mô tả cửa trên mặt bằng. HS: Ký hiệu này nằm trên hình biểu diễn mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt cạnh. HS: Trên hình biểu diễn mặt bằng, mặt cắt. → HS lắng nghe. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà. * Hướng dẫn HS quan sát bản vẽ 15.1 (SGK). GV: Ở phần trên ta đã biết các nội dung và ký hiệu qui ước của bản vẽ nhà. Vậy bản vẽ nhà được đọc theo trình tự thế nào, các em hãy quan sát bảng 15.2 (SGK). * GV đặt câu hỏi ở phần nội dung cần hiểu cho HS trả lời. * Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, kết luận như ở cột 3 15 * HS quan sát bản vẽ. * HS xem các nội dung trong bảng 15.2 và bản vẽ hình 15.1 * HS dựa vào bản vẽ 15.1 để trả lời câu hỏi. * HS ghi trình tự đọc vào vở. Hoạt động 5: Tổng kết. (5’) _ Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi cuối bài. _ GV trả bài tập thực hành. _ Nhận xét, đánh giá tiết học . _ HS chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để làm bài tập thực hành. _ HS về nhà học bài, xem bài “TH: Đọc Bản Vẽ Nhà.

File đính kèm:

  • docBai 13,14,15.doc