Giáo án Công nghệ 8 - Bài 16 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

Bài 16. Bài Tập Thực Hành

ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN

I. Mục tiêu:

 _Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

 _Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng.

II. Chuẩn bị:

 _Nghiên cứu bài 16 SGK.

 _Bản vẽ nhà ở.

III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2)

GV nêu mục tiêu bài 16, trình bày nội dung và trình tự tiến hành.

 Hoạt động 2: Cách trình bày bài làm. (5)

 * Gọi HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ nhà. (cho điểm)

 * Hướng dẫn HS cách trình bày bài tập.

 * Bài làm trên giấy A4 hoặc trong vở bài tập.

 → HS kẻ bảng trình tự đọc bản vẽ nhà vào bài làm.

 Hoạt động 3: Tổ chức thực hành. (24)

 * Hướng dẫn HS đọc bản vẽ nhà (hình 16.1 SGK) và tiến hành điền vào bảng trình tự đọc bản vẽ nhà ở.

 * HS làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 → GV quan sát HS làm việc, sửa chữa sai sót (nếu có).

 GV: Bài làm hoàn thành tại lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 16 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Ngày soạn: Tiết :13 Ngày dạy : Bài 16. Bài Tập Thực Hành ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: _Đọc được bản vẽ nhà đơn giản. _Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng. II. Chuẩn bị: _Nghiên cứu bài 16 SGK. _Bản vẽ nhà ở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2’) GV nêu mục tiêu bài 16, trình bày nội dung và trình tự tiến hành. Hoạt động 2: Cách trình bày bài làm. (5’) * Gọi HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ nhà. (cho điểm) * Hướng dẫn HS cách trình bày bài tập. * Bài làm trên giấy A4 hoặc trong vở bài tập. → HS kẻ bảng trình tự đọc bản vẽ nhà vào bài làm. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành. (24’) * Hướng dẫn HS đọc bản vẽ nhà (hình 16.1 SGK) và tiến hành điền vào bảng trình tự đọc bản vẽ nhà ở. * HS làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. → GV quan sát HS làm việc, sửa chữa sai sót (nếu có). GV: Bài làm hoàn thành tại lớp. TRÌNH TỰ ĐỌC NỘI DUNG CẦN HIỂU BẢN VẼ NHÀ Ở 1. Khung tên. _ Tên gọi ngôi nhà. _ Tỉ lệ bản vẽ. _ Nhà ở. _ 1:100 2. Hình biểu diễn. _ Tên gọi hình chiếu. _ Tên gọi mặt cắt _ Mặt đứng B. _ Mặt cắt A-A, mặt bằng. 3. Kích thước. _ Kích thước chung. _ Kích thước từng bộ phận. _ 10200, 600, 5900 _ Phòng sinh hoạt chung 3000 x 4500 _ Phòng ngủ: 3000 x 3000. _ Hiên: 1500 x 3000. _ Khu phụ (bếp, tắm, xí):3000 x 3000 + Nền chính cao:800 + Tường cao:2900 + Mái cao: 2200 4. Các bộ phận. _ Số phòng. _ Số cửa đi và cửa sổ. _ Các bộ phận khác. _ 3 phòng. _ 3 cửa đi một cánh, 10 cửa sổ. _ Hiên và khu phụ gồm: bếp, tắm, xí. Hoạt động 4: Tổng kết. (14’) _ Hết thời gian, GV thu bài chấm điểm. _ Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. _ Gọi 1 hoặc 2 nhóm nêu kết quả. _ GV nhận xét, đánh giá kết quả và kết luận. _ GV nhận xét tiết làm bài tập thực hành của HS. _ HS về xem lại các bài phần vẽ kỹ thuật để ôn tập. Tuần: 7 Ngày soạn: Tiết :14 Ngày dạy : TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP PHẦN I. VẼ KỸ THUẬT I. Mục tiêu: _ Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học. _ Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà. _ Chuẩn bị kiểm tra phần vẽ kỹ thuật. II. Chuẩn bị: _ Nghiên cứu bài tổng kết và ôn tập SGK. III. Các hoạt bộng dạy học: Giới thiệu bài. (2’) Qua 15 tiết học, chúng ta đã có những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật. Nhằm hệ thống lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra. Chúng ta tiến hành ôn tập với hai nội dung chính là: phần lý thuyết và phần bài tập. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức. (10’) * GV vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần vẽ kỹ thuật lên bảng. * Nêu các nội dung chính của từng chương, các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng HS cần đạt được. * Qua từng chương, GV nhấn mạnh phần trọng tâm. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất Bản vẽ kỹ thuật đối với đờùi sống Vẽ kỹ thuật Bản vẽ các khối hình học Hình chiếu. Bản vẽ các khối đa diện Bản vẽ các khối tròn xoay. Khái niệm về bản vẽ KT, hình cắt. Bản vẽ kỹ thuật Bản vẽ chi tiết. Biểu diễn ren Bản vẽ lắp Bản vẽ nhà Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * GV đặt câu hỏi và gợi ý cho HS trả lời. → GV nhận xét và kết luận. → HS trả lời I. PHẦN LÝ THUYẾT (15’) 1. Vì sao phải học môn vẽ kỹ thuật? 2. Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? 3. Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? 4. Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu vuông góc dùng để làm gì? 5. Các khối hình học thường gặp là những khối nào? 6. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện? 7. Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào? 8. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? 9. Kể một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của chúng. 10. Ren được vẽ theo quy ước thế nào. 11. Kể một số bản vẽ kỹ thuật thường dùng và nêu công dụng của chúng. → Học vẽ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống, và tạo điều kiện để học tốt các môn khoa học kỹ thuật khác. → Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật gồm các hình biểu diễn và các thông tin cần thiết khác được trình bày theo các quy tắc thống nhất. → Bản vẽ kỹ thuật được dùng trong thiết kế, chế tạo, thi công và kiểm tra. → Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu. Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. → Thường gặp là khối đa diện và khối tròn xoay. → Đặc điểm là mỗi hình chiếu thể hiện hai trong ba kích thước của vật thể. → Thường được biểu diễn bằng hình chiếu đứng và hình chiếu bằng. → Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể ở sau mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. → Thông dụng có hai loại ren là: ren trục và ren lỗ. Chúng được dùng để lắp ghép các chi tiết hoặc dùng để truyền lực. → Ren được vẽ theo quy ước sau: + Ren thấy: Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh, đường tròn chân ren vẽ ¾ vòng. + Ren khuất: Đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt. _ Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. _ Bản vẽ lắp dùng để thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. _ Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công và xây dựng ngôi nhà. II. PHẦN BÀI TẬP (16’) 1. Gọi HS đọc bài tập 1trong SGK. * Hướng dẫn HS quan sát hình 2 để điền nội dung vào bảng 1. 2. Gọi HS đọc bài tập 2 trong SGK. * Hướng dẫn HS quan sát hình 3 để điền nội dung vào bảng 2. 3. Gọi HS đọc bài tập 3 trong SGK. * Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (a, b) và trả lời bằng cách điền nội dung vào bảng (3, 4). 4. Gọi HS đọc bài tập 4 trong SGK. *Hướng dẫn HS quan sát các vật thể A, B, C để vẽ hình cắt và hình chiếu bằng. * GV nhận xét kết quả, sửa chữa. * HS đọc bài tập. → HS quan sát hình 2 và điền nội dung vào bảng: C ; 2- A ; 3- B ; 4- A ; 5-D * HS đọc bài tập. → HS quan sát hình 3 và trả lời bằng cách điền nội dung vào bảng. _Vật thể A: Đứng 3, Bằng 4, Cạnh 8. _Vật thể B: Đứng 1, Bằng 6, Cạnh 8. _Vật thể C: Đứng 2, Bằng 5, Cạnh 7. * HS đọc bài tập. → HS quan sát hình 4 (a, b) và điền nội dung vào bảng (3, 4). Bảng 3 Bảng 4 _Hình trụ:C _Hình trụ: C _Hình hộp: A _Hình nón cụt: B _Hình chóp cụt: B _Hình chỏm cầu: A * HS đọc bài tập. → HS quan sát các vật thể và vẽ: A B Hoạt động 3: Tổng kết. (2’) _ GV nhận xét tiết ôn tập. _ HS về xem bài, làm tiếp bài tập còn lại. _Về chuẩn bị bài, dụng cụ vẽ để tiết sau kiểm tra. Tuần: 8 Ngày soạn: Tiết :15 Ngày dạy : KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: _Đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng , vận dụng. _Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghịêm và cải tiến phương pháp học tập. II. Chuẩn bị: _GV nghiên cứu trọng tâm, kiến thức của phần vẽ kỹ thuật. _Soạn đề, in đề. III. Các hoạt động kiểm tra. Hoạt động 1: GV phát đề kiểm tra. Hoạt động 2: Theo dõi HS làm bài. Hoạt động 3: Tổng kết. _GV thu bài. _GV nhận xét tiết kiểm tra. _HS về xem trước bài “Vật Liệu Cơ Khí”.

File đính kèm:

  • docBai 16,OT,KT.doc