Giáo án Công nghệ 8 - Bài 28 đến 30 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

Tuần:12 Ngày soạn:

 Tiết : 24 Ngày dạy :

 Bài 28. THỰC HÀNH

 GHÉP NỐI CHI TIẾT

I. Mục tiêu:

 _Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp.

 _Sử dụng thành thạo các dụng cụ để tháo lắp.

 _Làm việc khoa học, an toàn.

II. Chuẩn bị:

 _Ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp gồm:

 +Trục: 2 đầu có ren.

 +Côn xe: cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục.

 +Đai ốc hãm: giữ côn ở vị trí cố định.

 +Đai ốc, vòng đệm: bắt cố định trục vào càng xe.

 +Moay ơ: để lắp nan hoa và nồi ổ trục.

 _Các dụng cụ tháo lắp.

III. Các hoạt động dạy học:

 Kiểm tra bài cũ. (5)

 _Thế nào là mối ghép động? Nêu công dụng của khớp động?

 _Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm VD mỗi loại.

 Hoạt động 1: GV hướng dẫn chung. (4)

 _GV nêu mục tiêu bài, nội dung và trình tự tiến hành.

 _Lưu ý HS về an toàn lao động khi thực hành.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 28 đến 30 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12 Ngày soạn: Tiết : 24 Ngày dạy : Bài 28. THỰC HÀNH GHÉP NỐI CHI TIẾT I. Mục tiêu: _Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp. _Sử dụng thành thạo các dụng cụ để tháo lắp. _Làm việc khoa học, an toàn. II. Chuẩn bị: _Ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp gồm: +Trục: 2 đầu có ren. +Côn xe: cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục. +Đai ốc hãm: giữ côn ở vị trí cố định. +Đai ốc, vòng đệm: bắt cố định trục vào càng xe. +Moay ơ: để lắp nan hoa và nồi ổ trục. _Các dụng cụ tháo lắp. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ. (5’) _Thế nào là mối ghép động? Nêu công dụng của khớp động? _Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm VD mỗi loại. Hoạt động 1: GV hướng dẫn chung. (4’) _GV nêu mục tiêu bài, nội dung và trình tự tiến hành. _Lưu ý HS về an toàn lao động khi thực hành. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành. * GV giới thiệu quy trình tháo, tóm tắt các bước tháo. * Gọi HS trình bày sơ đồ tháo cụm trục trước (sau) xe đạp. → GV quan sát HS nêu quy trình. * Sau khi HS nêu quy trình tháo, GV hướng dẫn để HS nêu cấu tạo và công dụng của các chi tiết. → GV hướng dẫn HS cách chọn và sử dụng các dụng cụ để tháo. ? Để tháo được các chi tiết trên ta sẽ dùng các dụng cụ gì. 15’ → HS nêu quy trình tháo. Đai ốc Vòng đệm Đai ốc Nắp hãm côn Côn Trục Nắp nồi trái Bi Nồi trái. nồi phải Bi Nồi phải. * HS nêu cấu tạo, công dụng của các chi tiết trong quy trình. HS : Dùng mỏ lết và cờ lê để tháo. * GV giới thiệu và thực hiện một số thao tác cơ bản để HS quan sát. * Lưu ý HS khi tháo. +Chỉ cần tháo một bên, giữ nguyên bên kia. +Khi tháo nên đặt riêng rẽ các chi tiết bên phải, trái theo trật tự trước sau, dùng giẻ lau kỹ các chi tiết. * Sau khi tháo xong, hướng dẫn HS lắp các chi tiết lại. ? Các chi tiết được lắp như thế nào. ? Từ sơ đồ quy trình tháo, hãy vẽ sơ đồ quy trình lắp * Lưu ý HS khi lắp. _Trước khi lắp bi, phải bôi mỡ vào nồi rồi mới đặt bi theo chu vi của nồi. _Chi tiết nào tháo sau thì lắp trước. * Sau khi GV hướng dẫn xong, gọi 1 HS lên thao tác mẫu. * GV quan sát, uốn nắn, sửa chữa sai sót. * HS thao tác xong, GV nhận xét kết quả * HS quan sát GV thao tác. HS: Quá trình lắp các chi tiết ngược lại với quá trình tháo * HS vẽ sơ đồ quy trình lắp. Nồi trái Bi Nắp nồi trái Nồi phải Bi Nắp nồi phải Trục Côn Đai ốc hãm côn Vòng đệm Đai ốc. → 1 HS thao tác mẫu, cả lớp quan sát Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thực hành. * Chia lớp thành nhiều nhóm và phát dụng cụ cho các nhóm. * Sau khi phát dụng cụ, yêu cầu các nhóm tiến hành tháo và lắp cụm trục trước (sau) xe đạp. * GV quan sát theo dõi từng nhóm trong các thao tác để hình thành kỹ năng cho HS. Nhắc HS chú ý an toàn trong lúc thực hành. GV nêu một số điều chú ý cho HS: +Khi lắp bi, phải cố định bi vào nồi bằng mỡ, lắp nắp côn vào trục rồi tra trục vào ổ trục. +Điều chỉnh côn sao cho ổ trục chạy êm, không bị kẹt. 13’ * Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thực hành. * HS thực hành. * HS nghe và thực hiện những điều cần lưu ý. ? Sau khi lắp, ổ trục phải đạt các yêu cầu như thế nào. * Khi hoàn thành xong công việc tháo lắp, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần báo cáo thực hành. → HS kiểm tra ổ trục phải đạt các yêu cầu. +Các ổ trục phải trơn, nhẹ, không đảo +Các mối ghép phải siết chặt, chắc chắn. +Các chi tiết không bị hư hại, không để dầu mỡ bám vào moay ơ. → HS trả lời các câu hỏi ở phần báo cáo thực hành. Hoạt động 4: Tổng kết. (8’) _HS thu gom dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. _Nộp mẫu báo cáo thục hành cho GV. _GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành dựa theo mục tiêu bài học. _GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS về khâu chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành. _HS về xem trước bài 29 “Truyền Chuyển Động”, sưu tầm các bộ truyền động. Tuần:13 Ngày soạn: Tiết : 25 Ngày dạy : CHƯƠNG V. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG Bài 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG I Mục tiêu: _Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động. _Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế. II. Chuẩn bị: Mô hình bộ truyền chuyển động. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (4’) Máy hay thiết bị thường gồm 1 hay nhiều cơ cấu hợp thành. Trong cơ cấu, chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động, người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn, vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng cùng 1 dạng, ta gọi là cơ cấu truyền chuyển động, nếu không cùng một dạng gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu cơ cấu truyền chuyển động. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động. I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG. Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì: các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau. II. BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG. 1. Truyền động ma sát – truyền động đai. * Yêu cầu HS quan sát hình 29.1 SGK và trả lời câu hỏi. ? Tại sao cần phải gắn xích từ trục giữa đến trục sau của xe. ? Tại sao số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp. → GV gới thiệu 1 số máy có sử dụng bộ truyền động để HS thấy được vì sao cần phải truyền chuyển động. * Từ đó GV kết luận mục đích của truyền chuyển động. 6’ * HS quan sát hình vẽ và mô hình để trả lời. HS: Vì 2 trục này đặt xa nhau do đó phải gắn xích để truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau. HS: Vì các trục này cần có tốc độ khác nhau. * HS lắng nghe. → HS ghi vào vở. Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động * GV dùng mô hình cho HS quan sát cấu tạo của bộ truyền động bánh ma sát. ? Bộ truyền động ma sát gồm những chi tiết nào. 17’ * HS quan sát cấu tạo và trả lời các câu hỏi. HS: Gồm bánh ma sát 1 và bánh ma sát 2. * Từ mô hình, GV làm rõ cho HS xác định được bánh dẫn và bánh bị dẫn. * GV giới thiệu bộ truyền động đai. ? Các chi tiết đó có cấu tạo bằng vật liệu gì. ? Làm sao chúng truyền chuyển động được. * Dùng mô hình cho bộ truyền động đai làm việc, từ đó GV nêu nguyên lý và dẫn đến công thức tính tỷ số truyền. ? Dựa vào công thức, em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng. ? Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta làm thế nào. ? Dựa vào cấu tạo và nguyên lý làm việc, em hãy nêu một số máy, thiết bị có sử dụng cơ cấu truyền động này. GV diễn giảng: khi sử dụng cơ cấu này, tỷ số truyền có thể bị thay đổi do các mặt tiếp xúc trượt lên nhau, do đó đây là nhược điểm của cơ cấu này. GV: bộ truyền động ăn khớp có thể khắc phục được sự trượt trong truyền động ma sát. * Hướng dẫn HS quan sát hình 29.3 SGK và mẫu vật sau đó GV hỏi. ? Bộ truyền động bánh răng gồm những chi tiết nào. ? Bộ truyền động xích gồm những chi tiết nào. 12’ * HS quan sát mô hình và hình vẽ. HS: Bằng vải nhiều lớp hoặc vải đúc với cao su. HS: Nhờ lực ma sát giữa bánh đai và dây đai. * HS quan sát nguyên lý làm việc trên mô hình. HS: Theo công thức trên, ta thấy D và n tỷ lệ nghịch, do đó nếu bánh có đường kính càng lớn thì số vòng dây sẽ ít hơn. HS: Muốn đảo chiều quay, ta mắc chéo dây đai. → HS nêu một số máy: máy tuốt lúa, máy xay xát * HS lắng nghe. * HS quan sát và trả lời câu hỏi để làm bài tập. HS: gồm bánh dẫn và bánh bị dẫn. HS: Gồm đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích. a. Cấu tạo bộ truyền động đai: Gồm bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 và dây đai 3 mắc căng trên 2 bánh đai (h.29.2). b. Nguyên lý làm việc: Khi bánh dẫn 1 có đường kính D1 quay với tốc độ n1, nhờ lực ma sát bánh bị dẫn 2 có đường kính D2 quay theo với tốc độ n2, tỷ số truyền i được tính theo công thức: c. Ứng dụng: Được dùng nhiều trong các loại máy như: máy khâu, khoan, máy tiện, ôtô 2. Truyền động ăn khớp: a. Cấu tạo: Gồm bộ truyền động bánh răng, bộ truyền động xích. ? Để 2 bánh răng ăn khớp với nhau hoặc đĩa ăn khớp với xích cần đảm bảo những yếu tố gì. * GV dùng mô hình cho bộ bánh răng làm việc từ đó dẫn đến công thức tính tỷ số truyền ở cơ cấu bánh răng. ? Dựa vào công thức, em có nhận xét gì. * GV nhận xét ý kiến và kết luận: bánh nào có số răng càng ít sẽ quay nhiều hơn. ? Bộ truyền động ăn khớp được ứng dụng ở đâu. * GV mở rộng: trong bộ truyền động bánh răng có thể dùng trong trường hợp 2 trục song song hoặc vuông góc (GV vẽ hình). HS: Muốn ăn khớp được thì khoảng cách giữa 2 răng kề nhau của 2 bánh răng phải bằng nhau. Đĩa ăn khớp với xích khi cỡ rãnh của đĩa và của xích bằng nhau. → HS quan sát cơ cấu làm việc, dựa vào phần trên rút ra được công thức. → HS nhận xét như phần trên. → HS nêu một số máy có ứng dụng bộ truyền động này. b. Tính chất: Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1, bánh 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2 thì tỷ số truyền là: c. Ứng dụng: Được dùng nhiều trong các máy như: đồng hồ, hộp số, xe đạp, máy nâng chuyển Hoạt động 4: Tổng kết. (6’) _Vì sao cần phải truyền chuyển động. _Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền động đai, truyền động bánh răng. _Công thức tính tỷ số truyền của các bộ truyền động. _HS về học bài. _Tìm hiểu thêm các bộ truyền động. _Xem trước bài 30 “Biến Đổi Chuyển Động”. Tuần:13 Ngày soạn: Tiết : 26 Ngày dạy : Bài 30. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng. II. Chuẩn bị: _Mô hình bộ biến đổi chuyển động. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ. (5’) _Tại sao máy hay thiết bị cần phải truyền chuyển động? _ Lập công thức tính tỷ số truyền của các bộ truyền động. _Nêu một số máy có ứng dụng các bộ truyền động. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3’) Cơ cấu biến đổi chuyển động là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Thông thường động cơ thực hiện chuyển động quay đều, còn các bộ phận công tác khác có nhiều dạng chuyển động khác nhau. Bài này sẽ giới thiệu một số cơ cấu biến đổi chuyển động thuờng gặp trong máy. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động. I. TẠI SAO CẦN PHẢI BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG? Các bôï phận trong máy có nhiều dạng chuyển động khác nhau. Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến bổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy. * Yêu cầu HS quan sát hình 30.1 và hoàn thành các câu trong SGK. ? Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được. ? Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và vô lăng. ? Các bộ phận đó chuyển động được nhờ vào đâu. ? Các bộ phận này chuyển động nhằm mục đích gì. * GV chốt lại mục đích của biến đổi chuyển động và giới thiệu một số cơ cấu biến đổi chuyển động. 10’ * HS quan sát hình 30.1 để trả lời. HS: Kim chuyển động được là nhờ chuyển động ban đầu của bàn đạp và các bộ phận: thanh truyền, vô lăng HS: Bàn đạp chuyển động bập bênh, thanh truyền chuyển động song phẳng, vô lăng chuyển động quay tròn đều. HS: Nhờ vào chuyển động ban đầu của bàn đạp. HS: Các bộ phận này sẽ dẫn động từ bàn đạp đến kim khâu. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động. II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG. 1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay con trượt). a. Cấu tạo: Gồm tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ. b. Nguyên lý làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A thì đầu B của thanh truyền chuyển động tròn làm con trượt (3) chuyển động trên giá (4). c. Ứng dụng: Cơ cấu này được dùng nhiều trong các loại máy: máy cưa, động cơ đốt trong, máy hơi nước 2. Biến chuyển động quay thành * Yêu cầu HS quan sát hình 30.2 SGK và mô hình để trả lời câu hỏi. ? Cơ cấu tay quay con trượt có cấu tạo gồm những chi tiết nào. ? Các chi tiết này được nối với nhau như thế nào. → Hãy quan sát hình 30.2 và cho biết. ? Khi tay 1 quay đều, con trượt 3 chuyển động như thế nào. ? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động. * GV thao tác trên mô hình, để thể hiện nguyên lý làm việc của cơ cấu này. ? Cơ cấu này có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay đuợc không. ? Khi đó cơ cấu hoạt động như thế nào. ? Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết. * GV bổ sung thêm 1 số cơ cấu khác (cơ cấu bánh răng-thanh răng, vít-đai ốc, cam). ? Cơ cấu vít-đai ốc, cam có thể biến đổi biến đổi chuyển động ngược lại được không. ? Nêu một số máy hay thiết bị có sử dụng cơ cấu này. * Yêu cầu HS quan sát hình 12’ 10’ * HS quan sát SGK và mô hình để trả lời HS: Gồm: tay quay (1), con trượt (3), thanh truyền (2), và giá đỡ (4). HS: Con trượt với giá đỡ được nối bằng khớp tịnh tiến, các khớp khác đều là khớp quay. Chúng đều là những khớp động. * HS quan sát hình và trả lời. HS: Khi đó con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến. HS: Khi con trượt đến điểm chết trên và điểm chết dưới HS: Cơ cấu này có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. → HS nêu nguyên lý hoạt động ngược lại của cơ cấu. → HS nêu một số máy có ứng dụng cơ cấu trên. HS: Các cơ cấu này không thể biến bổi chuyển động ngược lại. HS: Dùng trên ôtô, bàn ép, động cơ đốt trong (cam) * HS quan sát hình vẽ và mô hình để trả lời. 30.4 SGK và mô hình để trả lời câu hỏi. ? Cơ cấu này gồm mấy chi tiết, chúng được ghép với nhau như thế nào. ? Khi tay quay (1) quay quanh 1 vòng, thanh lắc (3) chuyển động như thế nào. ? Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động quay được không. ? Dựa vào cơ cấu này, em hãy nêu một số ứng dụng của chúng. ? Ngoài các ứng dụng trong SGK, em hãy nêu ứng dụng của cơ cấu này trên 1 số máy khác. HS: Gồm 4 chi tiết, chúng được nối với nhau bằng những khớp động (khớp quay). HS: Khi đó thanh lắc (3) sẽ chuyển động lắc quanh trục D một góc nào đó. HS: Có thể biến chuyển động theo chiều ngược lại. → HS nêu ứng dụng trên một số máy trong SGK: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy → HS tìm thêm ứng dụng của cơ cấu này: máy xay xát, máy tuốt lúa chuyển động lắc. a. Cấu tạo: Gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ . b. Nguyên lý làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A, thông qua thanh truyền, thanh lắc (3) lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. c. Ứng dụng: Dùng nhiều trong các máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy Hoạt động 4: Tổng kết. (5’) _Tại sao cần biến đổi chuyển động? _Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt, tay quay-thanh lắc. _HS về học bài. _Xem và chuẩn bị trước bài 31 “TH: Truyền Và Biến Đổi Chuyển Động”.

File đính kèm:

  • docBai 28,29,30.doc