Giáo án Công nghệ 9 - Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện

 Tuần:6 Ngày soạn:

 Tiết : 6 Ngày dạy:

Bài 4. THỰC HÀNH

SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN

I. Mục tiêu:

 _HS biết chức năng của một số đồng hồ đo điện.

 _Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.

 _Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.

 _Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.

II. Chuẩn bị:

 _Vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng.

 _Kìm điện, tua vít, bút thử điện, dây dẫn, một số điện trở.

 _Nguồn điện AC 220V.

III. Các hoạt động dạy học:

 Kiểm tra bài cũ. (5)

 _Nêu đại lượng đo và vẽ kí hiệu của một số đồng hồ: ampe kế, vôn kế, ôm kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng?

 _Kể một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện?

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6 Ngày soạn: Tiết : 6 Ngày dạy: Bài 4. THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN I. Mục tiêu: _HS biết chức năng của một số đồng hồ đo điện. _Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. _Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng. _Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn. II. Chuẩn bị: _Vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng. _Kìm điện, tua vít, bút thử điện, dây dẫn, một số điện trở. _Nguồn điện AC 220V. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ. (5’) _Nêu đại lượng đo và vẽ kí hiệu của một số đồng hồ: ampe kế, vôn kế, ôm kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng? _Kể một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện? Giới thiệu bài.(2’) Bài trước chúng ta đã tìm hiểu công dụng và ký hiệu của một số đồng hồ đo điện, thực tế các ký hiệu này được thể hiện như thế nào và sử dụng các đồng hồ này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành. (6’) _GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài thực hành và nội quy thực hành. _Chia lớp thành 6 nhóm để thực hành. _Chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng (ghi phiếu báo cáo, giữ trật tự trong nhóm, theo dõi nhóm làm việc). * GV nêu các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành để định hướng hoạt động cho HS. +Kết quả thực hành (kết quả đo điện trở). +Thực hiện đúng quy trình thực hành, thao tác chính xác. +Thái độ thực hành, đảm bảo an toàn, vệ sinh HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện. * GV giao cho các nhóm một số đồng hồ đo điện: vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng. * GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm và ấn định thời gian hoàn thành. →Dùng phiếu học tập, yêu cầu HS tìm hiểu các đồng hồ đo điện theo các nội dung sau: + Đọc và giải thích các ký hiệu được ghi trên mặt đồng hồ. + Chức năng của đồng hồ: đo đại lượng gì? + Tìm hiểu chức năng các đại lượng đo và thang đo. + Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đo: núm chỉnh kim, núm chỉnh thang đo, lỗ cắm que đo * GV quan sát các nhóm làm việc, uốn nắn, đều chỉnh sai sót của HS (nếu có). * Sau khi hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS kết thúc công việc thực hành. * GV hướng dẫn HS tự đánh giá chéo kết quả. * GV nhận xét kết quả, thu báo cáo thực hành chấm điểm. * HS về xem cách sử dụng VOM. 12’ 20’ →Nhóm trưởng của các nhóm nhận dụng cụ thực hành. →HS nhận nhiệm vụ thực hành. * HS theo dõi GV hướng dẫn. * Các nhóm quan sát đồng hồ. * HS làm việc theo nhóm với các nội dung trên và ghi vào phiếu học tập. * Các nhóm báo cáo kết quả, thu dọn thiết bị, vệ sinh. * Các nhóm đánh giá chéo kết quả theo các tiêu chí trên. Tuần:7 Ngày soạn: Tiết : 7 Ngày dạy: Hoạt động 3: Sử dụng đồng hồ đo điện (đo R bằng VOM). Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng. *Chia nhóm HS thực hành và giao cho mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng. ? Quan sát đồng hồ, hãy mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng . GV giảng giải: Trước khi sử dụng cần nghiên cứu và đọc những ký hiệu trên mặt đồng hồ và lựa chọn thang đo thích hợp, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện khi không biết phương pháp đo. ? Đồng hồ này có thể đo các đại lượng điện nào. * Hướng dẫn HS cách đo các đại lượng. +Đo điện áp ~, − +Đo dòng điện ~, − GV giảng giải: Đọc các giá trị nhận được trên mặt số phải chú ý thang đo trên núm điều chỉnh thang đo. Chú ý: Nếu để nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ. +Hướng dẫn HS đo R theo các bước sau: Khi đo R phải cắt điện trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng. _Hiệu chỉnh 0, thao tác này thực hiện cho mỗi lần đo. _Chọn thang đo (x1, x10, x100). * Hướng dẫn HS cách đọc giá trị R đo được. GV: Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn rồi giảm dần để kim không bị va đập (các đại lượng khác cũng vậy). ? Làm sao xác định bị ngắn mạch hay hở mạch. * Sau khi hướng dẫn xong cho các nhóm tìm hiểu và tiến hành đo U và I với giá trị nhỏ. * GV theo dõi các nhóm làm việc, uốn nắn, sửa chữa sai sót. * GV kiểm tra sự tiếp thu của HS bằng một số ví dụ đọc giá trị của U, I. * GV nhận xét kết quả và kết luận. * Sau khi thực hành xong, yêu cầu các nhóm thu gom dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. * HS về nhà xem kỹ cách đo R bằng VOM. 7’ 21’ 17’ * Nhóm trưởng nhận dụng cụ. HS: Gồm: mặt số, kim chỉ, núm chỉnh kim, núm chuyển mạch thang đo, lỗ cắm que đo (cực đo). HS: Có thể đo I, U, R bằng cách điều chỉnh mạch ở núm chuyển mạch thang đo. * HS quan sát GV thao tác . → Cần chia đều thang đo trên mặt số so với thang đo trên núm chỉnh thang đo. * HS thao tác các bước theo hướng dẫn của GV. HS: Nếu R = 0 thì bị ngắn mạch, nếu như R = là hở mạch. * Các nhóm tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ để đo U và I. * HS thực hành và ghi kết quả. * HS báo cáo kết quả. → HS thu gom dụng cụ và vệ sinh. Tuần:8 Ngày soạn: Tiết : 8 Ngày dạy: Bước 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. * Chia nhóm HS thực hành và giao cho mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng, một bảng điện trở để đo. * Hướng dẫn HS các bước đo diện trở bằng đồng hồ vạn năng. Lưu ý: Phải cắt điện trước khi đo R. ? Gọi HS đọc nguyên tắc chung khi đo điện trở. * GV nhấn mạnh một số bước quan trọng. 17’ * Nhóm trưởng các nhóm nhận dụng cụ thực hành. * HS đọc nguyên tắc chung khi đo và ghi vào vở. * HS thao tác trên đồng hồ. * Hướng dẫn HS sử dụng các lỗ cắm que đo. _Xác định đại lượng cần đo. _Xác định thang đo. _Điều chỉnh núm chỉnh 0. * Thao tác này thực hiện cho mỗi lần đo. * Yêu cầu HS chọn các thang đo R khác để biết cách điều chỉnh núm chỉnh 0. → Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất. GV giảng giải: Không chạm tay vào đầu que đo hoặc các phần tử được đo, vì sẽ làm cho kết quả đo không chính xác. * Hướng dẫn HS cách đọc giá trị R đo được. * Sau khi hướng dẫn, giáo viên thực hiện thao tác đo mẫu cho HS quan sát. * Yêu cầu HS tiến hành đo điện trở của các phần tử. * GV quan sát các nhóm làm việc, hướng dẫn, điều chỉnh sai sót của HS. * Sau khi kết thúc công việc, yêu cầu HS thu dọn thiết bị, vệ sinh nơi thực hành. 15’ → HS các nhóm điều chỉnh núm chọn đại lượng đo (Ω). → HS điều chỉnh núm chọn thang đo Ω (1-10k). → HS chập hai đầu que đo, xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về 0. → HS thao tác. * HS chọn thang đo lớn nhất (10k). → Lấy giá trị nhận được trên mặt số nhân với thang đo đang chọn trên núm chỉnh thang đo, sẽ ra kết quả điện trở. * HS quan sát giáo viên thao tác mẫu. → Sau khi quan sát, các nhóm tiến hành đo điện trở của các phần tử trong bảng điện trở. * HS thực hành và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. → Các nhóm báo cáo kết quả, vệ sinh nơi thực hành Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá bài thực hành. (13’) _Hướng dẫn HS đánh giá chéo giữa các nhóm về kết quả thực hành theo các tiêu chí đã đặt ra trước. + Kết quả đo. + Trình tự, thao tác đo. + Thái độ thực hành: nghiêm túc, bảo quản dụng cụ, an toàn, vệ sinh. _ GV tổng kết, nhận xét tiết học. _ Thu báo cáo thực hành. _ HS về xem và chuẩn bị bài “TH: Nối Dây Dẫn Điện”.

File đính kèm:

  • docBai4.doc