Giáo án Đại số 9 Tuần 10 Trường THCS xã Hàng Vịnh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được kiến thức cơ bản sau:

+ Các khái niệm “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.

+ Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x), y = g(x), . . . Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, . . . được kí hiệu là f(x0), f(x1), . . .

+ Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

+ Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên , nghịch biến trên .

2. Kĩ năng:

+ Yêu cầu HS tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x ; y) trên mặt phẳng tọa độ ; biết vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y = ax.

3. Thái độ:

+ Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài.

II. Chuẩn bị:

1. Gio vin:

- Giáo án, SGK, Máy tính, Phấn màu, Êke, Bảng phụ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 10 Trường THCS xã Hàng Vịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2012 Tuần: 10 Tiết: 19 §1. NHẮC LẠI, BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được kiến thức cơ bản sau: + Các khái niệm “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức. + Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x), y = g(x), . . . Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, . . . được kí hiệu là f(x0), f(x1), . . . + Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ. + Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. 2. Kĩ năng: + Yêu cầu HS tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x ; y) trên mặt phẳng tọa độ ; biết vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y = ax. 3. Thái độ: + Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Máy tính, Phấn màu, Êke, Bảng phụ. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập, Máy tính bỏ túi. III. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số. 2. Bài mới: Ho¹t ®éng cđa GV Ho¹t ®éng cđa HS Nội dung Hoạt động 1 : Khái niệm hàm số. ( 11 phút ) - Cho HS đọc SGK (mục1) và sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi: + Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x ? + Em hiểu như thế nào về các kí hiệu y = f(x); y = g(x) ? + Các kí hiệu f(0); f(1); f(2); f(a) nói lên điều gì ? + Hàm số có thể được cho dưới những dạng nào ? - GV: Chốt lại và ghi vấn đề đã nêu lên bảng. - GV: Cho HS làm ?1 –SGK. - GV: Gọi lần lượt 5 HS lên bảng làm. - GV: Kết luận. - HS tự đọc SGK. - HS trả lời các câu hỏi. - Nhận xét. - HS kết hợp nghe và ghi chép bổ sung. - HS làm việc cá nhân để hoàn thành ?1. - 5 HS lần lượt lên bảng làm. - Nhận xét. 1. Khái niệm hàm số: * Đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x nếu: + Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x. + Với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y. * Hàm số có thể được cho dưới dạng bảng hoặc công thức . . . * Khi hàm số được cho bằng công thức y = f(x) ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định. * Ta có thể viết y = f(x); y = g(x) . . .(Khi y là hàm số của x). * Khi x thay đổi mà y luôn luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số được gọi là hàm số hằng. ?1: Cho hàm số y = f(x) = x + 5 f(0) = 5; f(1) = 5,5; f(2) = 6; f(3) = 16/3; f(-2) = 4; f(-10) = 0. Hoạt động 2: Đồ thị hàm số. ( 10 phút ) - GV: Treo bảng phụ và cho HS làm ?2. - GV: Đặt câu hỏi khi HS đã làm xong đó là: + Đồ thị của hàm số là gì ? - 2 HS lần lượt lên bảng làm (mỗi em làm 1 ý ) - Nhận xét chung. - HS: Trả lời. 2. Đồ thị của hàm số : * Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x). Hoạt động 3: Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. ( 12 phút ) - GV: Đưa ra hai hàm số là: + y = 2x + 1 + y = - 2x + 1 Và yêu cầu: *Tính giá trị tương úng của mỗi hàm số và điền vào bảng theo mẫu ở ?3 (Bảng này GV kẻ sẵn ở bảng phụ). - GV: Yêu cầu HS nhận xét về tính tăng giảm của dãy giá trị của biến số và giá trị tương ứng của hàm số. - GV: Chốt lại vấn đề và đưa ra khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. - HS họat động theo nhóm để thực hiện. - 2 HS đại diện lên bảng điền kết quả đã tính được vào bảng. - HS khác nhận xét. - HS nhận xét theo yêu cầu của GV. - HS nêu khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trong SGK. 3. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. * Cho hàm số y = f(x) với x1; x2 Ỵ R. Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R. Nếu x1 f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R. Hoạt động 4: Củng cố. ( 11 phút ) - GV: Gọi HS đứng tại chỗ nêu: + Khái niệm hàm số. + Lấy ví dụ minh họa. + Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến. - GV: Cho HS làm bài tập 1- SGK.tr44 - GV: Chốt lại. - HS đứng tại chỗ nêu lần lượt. - Nhận xét và bổ sung. - HS tự lực làm vào vở. - 2 HS lần lượt lên bảng làm. - HS khác đối chiếu kết quả và nhận xét. *Bài tập1-SGK.tr44 a) Với y = f(x) = x ta có: + f(-2) = ; f(-1) = ; f(0) = 0; f() = ; f(1) = ; f(2) = ; f(3) = 2. b) Với y = g(x) = x + 3 ta có: g(-2) = +3; g(-1) = + 3 g(0) = 0 + 3; g() = + 3; g(1) = + 3; g(2) = + 3 ; g(3) = 2 + 3. c) Với cùng một giá trị của biến số x giá trị của hàm số y = g(x) luôn luôn lớn hơn giá trị của hàm số y = f(x) là 3 đơn vị. Hoạt động 5: H­íng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) - Học kĩ lý thuyết :Trong vở ghi và SGK. - BTVN : Làm các bài tập 2; 3 – SGK.tr45;7 – tr.46 - Chuẩn bị trước các bài tập phần còn lại. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 10/10/2012 Tuần: 10 Tiết: 20 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố khắc sâu các khái niệm về hàm số đặc biệt là tính đồng biến và nghịch biến của hàm số. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tốt. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Phấn màu, Bảng phụ. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp, phát đề. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS : + Nêu khái niệm hàm số ? + Đồ thị của hàm số là gì ? + Hàm số đồng biến là gì ? Hàm số nghịch biến là gì ? Ho¹t ®éng cđa GV Ho¹t ®éng cđa HS Nội dung Hoạt động 1 : Chữa bài tập 2 (Sgk/45) ( 8 phút ) - GV: Nêu đề bài và treo bảng phụ để HS lên điền câu a. - GV: (?) Nêu cách tính. - GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời câu b. - GV: Chốt lại. - 1 HS lên bảng điền câu a - HS còn lại đối chiếu kết quả. - Nhận xét. - HS trình bày cách làm. - HS đứng tại chỗ trình bày câu b. - Nhận xét - HS kết hợp theo dõi và sửa chữa. Bài tập 2 ( SGK/ 45): Cho hàm số y = –x + 3 a) x -2,5 -2 -1,5 -1 -0,5 0 0,5 1 1,5 2 2,5 y 4,25 4 3,75 3,5 3,25 3 2,75 2,5 2,25 2 1,75 b) Hàm số đã cho là hàm số nghịch biến vì khi x nhận lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi . Hoạt động 2: Chữa bài tập 3 (Sgk/45) ( 11 phút ) - GV: Nêu đề bài và yêu cầu 1 HS lên bảng làm câu a. - GV: Cho HS nhận xét câu a và trả lời câu b. - 1 HS lên bảng làm câu a. - HS còn lại tự kiểm tra bài tập của nhau ( 2 HS ngồi cùng bàn kiểm tra bài tập của nhau) - Chuẩn bị nhận xét câu a và trả lời câu b. - 2 HS đứng tại chỗ nhận xét và trả lời câu b. Bài tập 3 – SGK.tr 45 a) - Vẽ đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0 ; 0) và điểm A(1 ; 2), ta được đồ thị của hàm số y = 2x - Vẽ đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0 ; 0) và điểm B(1 ; -2), ta được đồ thị của hàm số y = - 2x b) Khi giá trị của biến x tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số y = 2x cũng tăng lên, do đó hàm số y = 2x đồng biến trên R Khi giá trị của biến x tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số y = - 2x lại giảm đi, do đó hàm số y = - 2x nghịch biến trên R Hoạt động 3: Chữa bài tập 4 (Sgk/45) ( 10 phút ) - GV: Treo bảng phụ hình 4 SGK và yêu cầu HS thảo luận bài tập 4. - GV: Chốt lại và có thể hướng dẫn HS thực hiện bằng hệ thống câu hỏi sau: + Hình vuông có cạnh bằng bao nhiêu thì đường chéo của nó bằng? + Hình chữ nhật có 1 cạnh là 1 và 1 cạnh là thì đường chéo của nó là bao nhiêu ? + Để xác định điểm trên trục số ta làm như thế nào ? - GV: yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trình bày bằng lời. - GV: Tổng hợp và kết luận chung. - HS thảo luận nhóm. - HS theo dõi và lần lượt trả lời các câu hỏi. + Bằng 1. + + Vẽ đường tròn có bán kính bằng khoảng cách từ gốc tọa độ đến điểm có tọa độ (; 1). - 1 HS đứng tại chỗ trình bày. - Nhận xét. - HS theo dõi và rút kinh nghiệm. Bài tập 4 (SGK/45): - Vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 1 đơn vị, một đỉnh là O, ta được đường chéo OB có độ dài bằng - Vẽ hình chữ nhật có một đỉnh là O cạnh CD = 1 và cạnh OC = OB = , ta được đường chéo OD có độ dài bằng - Vẽ hình chữ nhật có đỉnh là O một cạnh bằng 1 đơn vị và một cạnh có độ dài bằng , ta được điểm A(1 ; ). - Vẽ đường thẳng qua gốc tọa độ và điểm A, ta được đồ thị của hàm số y = x. Hoạt động 4: Chữa bài tập 5 (Sgk/45) ( 10 phút ) - GV: Treo bảng phụ H.5 và gọi HS đọc đề bài. - GV: Cho HS thảo luận nhóm câu b. - GV:Chốt lại và hướng dẫn: + Do đường thẳng y = 4 cắt hai đường thẳng y = 2x và y = x nên trong các phương trình: * y = 2x, cho y = 4 Þx = ? * y = x , cho y = 4Þ x = ? + Để tìm chu vi của một tam giác ta làm như thế nào ? - GV: Yêu cầu HS thức hiện theo các hướng dẫn sau đó lên bnảg giải. - GV: Chốt lại về cách làm và kết quả. - HS đọ đề bài. - HS vẽ lại H.5 SGK vào vở. - 2 HS lên bảng vẽ đồ thị hàm số y = 2x và y = x. - Nhận xét. - HS thảo luận nhóm câu b. - Nêu cách giải câu b. - Nhận xét. - HS theo dõi và trả lời các câu hỏi. - HS tự hoàn thiện bài toán và sau đó lên bảng giải. - Nhận xét và bổ sung. - HS theo dõi kết hợp ghi chép. Bài tập 5 (SGK/45): a/ HS tự vẽ. b/ - Tìm tọa độ điểm A : Trong phương trình y = 2x, cho y = 4 tìm được x = 2, ta có điểm A(2 ; 4) - Tìm điểm tọa độ điểm B : Trong phương trình y = x, cho y = 4, tìm được x = 4, ta có điểm B(4 ; 4). - Tính chu vi tam giác OAB Ta có AB = 4 – 2 = 2 (cm) Aùp dụng định lí Pi-ta-go, tính được OA = = (cm) OB = = (cm) Gọi chu vi tam giác OAB, ta có : P = 2 + + » 12,13 (cm) - Tính diện tích tam giác OAB Gọi S là diện tích của tam giác OAB, ta có : S = .2.4 = 4(cm2). Hoạt động 5: Hướng dẫn ( 1 phút ) - Xem lại bài tập đã chữa và lí thuyết có liên quan. - BTVN : Làm các bài tập 6; 7 (SGK/46) - Đọc trước bài 2. Hàm số bậc nhất. V. Rút kinh nghiệm: Nhắc nhở học sinh vi phạm, rút kinh nghiệm tiết sau. Ngày / / TT: Lê Văn Út

File đính kèm:

  • docTuan 10 - Tiet 19, 20.doc