Giáo án Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor- ca

- Thấy được lòng đồng cảm, tiếc thương sâu sắc và nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo.

B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I- Kiểm tra bài cũ :

Chọn phương án trả lời đúng nhất

1. Ấn tượng in đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả bài Đò Lèn là:

a) Mùi huệ trắng, hương trầm

b) Chợ Bình Lâm, cống Na

c) Tai tượng Phật, Chùa Trần

d) Điệu hát văn, cô đồng.

2. Sự tự nhận thức lại của tác giả Đò Lèn có ý nghĩa gì ?

a) Thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút

b) Thể hiện sự gắn bó với quê hương của tác giả

c) Thức tỉnh tình cảm quê hương đối với bạn đọc

d) Thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của tác giả

II- Bài mới

Lời vào bài : Phê-đê-ri-cô Gar-xia- Lor-ca được coi là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX. Dù luôn bị ám ảnh về cái chết, Lor- ca vẫn là một nghệ sĩ hát lên bằng thơ sức sống mãnh liệt của dân tộc mình. Nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ tài hoa đã khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca lấy cảm hứng từ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca nhưng Thanh Thảo đã đưa vào nhiều chi tiết, hình ảnh thơ giàu chất tượng trưng, tái hiện hình tượng bi tráng của Lor-ca, thể hiện lòng đồng cảm, thương tiếc sâu sắc của tác giả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo) (1 tiết) A- Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor- ca - Thấy được lòng đồng cảm, tiếc thương sâu sắc và nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo. B- Tiến trình dạy học I- Kiểm tra bài cũ : Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. ấn tượng in đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả bài Đò Lèn là: a) Mùi huệ trắng, hương trầm b) Chợ Bình Lâm, cống Na c) Tai tượng Phật, Chùa Trần d) Điệu hát văn, cô đồng. 2. Sự tự nhận thức lại của tác giả Đò Lèn có ý nghĩa gì ? a) Thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút b) Thể hiện sự gắn bó với quê hương của tác giả c) Thức tỉnh tình cảm quê hương đối với bạn đọc d) Thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của tác giả II- Bài mới Lời vào bài : Phê-đê-ri-cô Gar-xia- Lor-ca được coi là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX. Dù luôn bị ám ảnh về cái chết, Lor- ca vẫn là một nghệ sĩ hát lên bằng thơ sức sống mãnh liệt của dân tộc mình. Nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ tài hoa đã khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca lấy cảm hứng từ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca nhưng Thanh Thảo đã đưa vào nhiều chi tiết, hình ảnh thơ giàu chất tượng trưng, tái hiện hình tượng bi tráng của Lor-ca, thể hiện lòng đồng cảm, thương tiếc sâu sắc của tác giả. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt - Kiểm tra tri thức đọc –hiểu ? Trình bày ngắn ngọn những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Thảo. ? Em hiểu gì về Lor- ca ? GV giới thiệu sơ lược về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. ? Theo em, việc tìm hiểu về thơ tượng trưng, siêu thực có ý nghĩa gì ? ? Em hiểu thế nào là thơ tự do ? Sự ra đời của thơ tự do có ý nghĩa gì ? HD HS đọc, xác định xuất xứ, kết cấu bài thơ. ? Nêu xuất xứ của bài thơ? ? Đọc diễn cảm, chú ý mạch cảm xúc, hình tượng của bài. ? Xác định kết cấu của bài thơ. HD HS đọc –hiểu nội dung và nghệ thuật + Nhóm 1 ? Trong một bài thơ, lời đề từ có vai trò gì? ? Lấy di chú của Lor-ca làm đề từ cho bài + Nhóm 2 ? Hình tượng Lor-ca được giới thiệu bằng hình ảnh nào ? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì ? ? Trong thơ có nhạc, tìm câu thơ giàu nhạc tính, chỉ ra hiệu quả nghệ thuật. ? Nhận xét về đoạn 1, đặt tiêu đề. + Nhóm 2 ? Từ ngữ, hình ảnh nào đã khắc hoạ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca? ? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ phút giây bi phẫn ấy ? Phân tích hiệu quả. ? Tại sao tác giả viết “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”? ? Nhận xét và đặt tiêu đề cho đoạn 2. + Nhóm 3 ? Khi Lor-ca chết, mọi người có thực hiện di chúc của Lor-ca ? Vì sao? - Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca được thể hiện bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào ? ? Niềm xót thương Lor- ca thực chất là gì ? ? Cái chết thực sự của một nhà cách tân nghệ thuật phải chăng là sự tan vỡ của nghệ thuật ? ? Vậy Lor-ca có thể giải thoát bằng cách nào ? ý nghĩa của hành động đó ? ? Chuỗi âm li- la-li-la kết thúc bài thơ gợi cho người đọc điều gì ? ? Nhận xét và đặt tiêu đề cho đoạn 3. HD HS đọc –hiểu ý nghĩa ? Theo mạch cảm xúc và chiều sâu của thi tứ, em hãy khái quát vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca. ? Thái độ của tác giả đối với Lor- ca như thế nào ? - Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ ? HS trả lời theo HD 1. Trình bày. 2. Trình bày. 2. Nghe gv giới thiệu 3. Trình bày. 4. Trình bày. 5. Đọc. Trình bày . 6. Đọc theo yêu cầu 7. Xác định. Hoạt động nhóm + Nhóm 1 : tìm hiểu lời đề từ + Nhóm 2 : tìm hiểu đoạn 1 1. Trình bày. Phân tích. 2. Tìm. Phân tích. 3. Nhận xét. Đặt tiêu đề. + Nhóm 2 : tìm hiểu đoạn 2 1. Tìm từ, hình ảnh . Phân tích. 2. Phân tích. 3. Lí giải . 4. Nhận xét. Đặt tiêu đề. + Nhóm 3 : tìm hiểu đoạn 3 1. Trình bày. Lí giải. 2. Tìm hình ảnh. Phân tích. 3. Trình bày. 4. Bình luận. 5. Phân tích. 6. Phân tích. 7. Nhận xét. Đặt tiêu đề. Hoạt động tập thể (HS trả lời theo HD ) A- Giới thiệu chung I- Vài nét về tác giả - Thanh Thảo sinh năm 1945 - Quê : Đức Mộ , tỉnh Quảng Ngãi - Bản thân : + Đã từng tham gia kháng chiến chống Mĩ. + Sau 1975 : chuyên hoạt động văn nghệ - Sáng tác : Những người đi tới biển (trương ca- 1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ- 1978), Những ngọn sóng mặt trời (Trường ca- 1981), Những khối vuông ru- bích (thơ- 1985),.. - Thơ Thanh Thảo : + Mang đậm chất triết luận, mạch suy cảm trữ tình thường hướng tới vẻ đẹp phẩm chất của con người như: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực, yêu tự do. + Ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những người sống có nghĩa khí, nhân cách sáng ngời như : Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu … + Thanh Thảo luôn trăn trở khát vọng kiếm tìm những cách biểu đạt mới. + Đàn ghi ta của Lor-ca được xem là thành công nhiều mặt của thơ Thanh Thảo. II- Phê-đê-ri-cô Gar- xi-a Lor- ca (SGK) III – Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, thơ tự do 1. Chủ nghĩa tượng trưng - Chủ nghĩa tượng trưng là cách nhìn đời sống với cảm quan độc đáo về thời đại khủng hoảng của xã hội tư sản qua các phương diện đời sống, tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ . - Các nhà thơ thuộc trường phái tượng trưng quan niệm: bản thể của thế giới là vô hình đối với con mắt của người thường chỉ có các nhà thơ có năng lực trực giác đặc biệt mới cảm nhận và diễn tả được những biến thái tinh vi của thiên nhiên và của con người. 2. Chủ nghĩa siêu thực - Chủ nghĩa siêu thức trước hết là tiếng nói phản kháng của lịch sử. Các cá nhân, nhạy cảm nhất là nghệ sĩ, bị đặt trước một thực tế phũ phàng, họ không còn con đường nào khác ngoài cách chạy trốn vào giấc mơ, đi tìm một hiện thực khác cao hơn(siêu thực), nằm ngoài, nằm bên trên cái hiện thực. - Các nhà thơ siêu thực cho rằng thơ ca là sự tuôn trào của cảm xúc; họ chủ trương phá vỡ sự ngăn cách giữa chủ thể và khác thể; họ cho ràng thơ ca cần phải thức tỉnh con người, do đó cần phải làm thơ bằng thị giác, khác với thơ làm bằng thính giác gồm các yếu tố nhạc điệu, âm điệu dễ ru ngủ. 3. Thơ tự do - Hình thức thơ phân biệt với thơ cách luật, không bị ràng buộc vào quy tắc cố định nào về số câu, chữ, niêm luật. - Thơ tự do là thơ có phân dòng dài ngắn khác nhau tuỳ theo nhu cầu của tiết tấu, nhịp điệu. - Hình thức thơ tự do đánh dấu sự phát triển của ý thức thơ khi nhà thơ không muốn gò mình vào bất cứ hình thức khuôn khổ cố định nào. B- Tìm hiểu văn bản I- Xuất xứ - Bài thơ được rút trong tập Khối vuông Ru- bích (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho tư duy thơ của Thanh Thảo. II- Đọc- hiểu cấu trúc 1. Đoạn 1 (6 dòng đầu) 2. Đoạn 2 (12 dòng tiếp theo) 3. Đoạn 3 ( còn lại ) III- Đọc hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Lời đề từ - Di chúc của Lor- ca được lấy làm đề từ cho bài thơ như một thứ chìa khoá ngầm hướng người đọc tới thông điệp của bài: + Lời di chúc bộ lộ tình yêu say đắm của Lor- ca với nghệ thuật, với xứ sở Tây-ban- cầm. + Là một nhà cách tân nghệ thuật Lor-ca biết một ngày nào đó, thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Đó là đạo đức của con người sáng tạo. 2. Đoạn 1 - Hình tượng người nghệ sĩ hát rong được giới thiệu bằng những nét chấm phá ít nhiều chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng trong khung cảnh in đậm bản sắc văn hoá, chính trị Tây Ban Nha : những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt Li –la li- la li- la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng Trên yên ngựa mỏi mòn + Hình ảnh tiếng đàn bọt nước: tiếng đàn vốn không có hình ảnh nhưng được miêu tả bằng hình ảnh bọt nước - một đặc trưng của thơ siêu thực là biểu tượng cho sự cách tân nghệ thuật hoàn hảo của Lor- ca với nền nghệ thuật già nua nhưng cũng mong manh. + Hình ảnh áo choàng đỏ gắt : có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống đấu bò tót của Tây ban Nha với sự khác thường của màu “đỏ gắt”. Đỏ gắt là màu của máu tươi. Nếu gắn kết với cụm từ Tây ban Nha đặt ở đầu câu sẽ gợi người đọc liên tưởng tới tình hình chính trị và những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây. Sự tương phản giúp ta hình dung khung cảnh của một đấu trường nhưng đấy không phải là cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót mà một cuộc đấu đặc biệt giữa khát vọng dân chủ của Lor- ca với nền chính trị độc tài và khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor- ca. - Trong khung cảnh ấy, người nghệ sĩ hiện lên đơn côi trong “miền đơn độc”, trên “yên ngựa mỏi mòn” để nhận ra “vầng trăng chếnh choáng” đang theo mình trong hành trình đơn độc ấy. - Câu thơ : li-la li- la li- la giàu nhạc tính. Nó mô phỏng âm thanh của tiếng đàn ghi ta, nhằm khắc đậm hình tượng Lor- ca người nghệ sĩ đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương nhân dân của mình. * Bằng hình ảnh biểu tượng, hình ảnh thực kết hợp với thủ pháp tương phản, câu thơ giàu nhạc tính, đoạn thơ đã khắc hoạ hình tượng Lor- ca- một nghệ sĩ đơn độc trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha. - Tiêu đề : Hình tượng Lor-ca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây ban Nha. 2. Đoạn 2 - Phút giây bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor- ca là khi ông bị bọn phát xít sát hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang. + Lúc đầu được diễn tả bằng những hình ảnh rất thực: “ áo choàng bê bết đỏ”. Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi về một hiện thực đẫm máu. + Sau đó, sự kiện thảm khốc ấy được diễn tả theo lối tượng trựng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy : tiếng ghi ta nâu; tiếng ghi ta xanh biết mấy; tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan; tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. - Nghệ thuật thuật đối lập và nhân hoá là hai biện pháp nghệ thuật nổi bật để tô đậm phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor- ca. + Đó là đối lập giữa tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít, giữa tiếng hát yêu đời với hiện thực kinh hoàng, giữa tình yêu cái đẹp với thế lực dã man, tàn bạo. + Hình ảnh : tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy được tạo ra bằng cách nhân hoá có sức ám ảnh đặc biệt. Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, thành sinh thể. Nó cũng chịu đựng nỗi đau như chính người tạo ra nó. - Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ( tiếng hát- Lor-ca; áo choàng bê bết đỏ – cái chết của Lor –ca; ), hình ảnh ẩn dụ (tiếng ghi ta nâu; bầu trời cô gái ấy- ẩn dụ về tình yêu; tiếng ghi ta xanh biết mấy- ẩn dụ về cái đẹp; tiếng ghi ta tròn bọt nước- ẩn dụ về nghệ thuật) ... + Tác giả viết “tiếng ghi tròn bọt nước vỡ tan ”, bởi Lor- ca đã chết, những cách tân nghệ thuật của Lor- ca không còn ai tiếp tục. Cụm từ “vỡ tan” tạo nên tính chất gián đoạn trong mạch thơ, dòng thơ là một đặc điểm của thơ ca siêu thực, thơ ca tượng trưng. Cảm xúc bất tận nhưng không theo trật tự lô gích thông thường. * Bằng hình ảnh tượng trưng, siêu thực, hình ảnh thực đoạn thơ đã tái hiện những phút giây bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor- ca . - Tiêu đề : Phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor- ca. 3. Đoạn 3 - Khi Lor-ca chết, không ai chôn cất cây đàn. Vì mọi người quá ngưỡng mộ ông, mọi người không biết biết vượt qua Lor-ca: “không ai chôn cất cây đàn” - Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca được thể hiện bằng những hình ảnh thơ mang tính chất tượng trưng, siêu thực : Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt vầng trăng Long lanh trong đáy giếng + Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca, cho tình yêu và tự do mà ông suốt đời theo đuổi. + Cỏ mọc hoang : là biểu tượng cho cái đẹp không thể bị huỷ diệt, nó sẽ sống mãi, giản dị mà mãnh liệt. + Giọt nước mắt như vầng trăng khổng lồ long lanh nơi đáy giếng. Đó là vầng trăng bất tử - biểu tượng của niềm xót thương cho sự cách tân nghệ thuật Lor-ca. - Niềm xót thương Lor-ca thực chất là sự xót thương cho một số phận và sự cách tân nghệ thuật không thành : đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor- ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta bạc màu + Đường chỉ tay : là ẩn dụ về số phận, số phận nghiệt ngã của Lor-ca(bị thủ tiêu và bị ném xác xuống giếng). + Dòng sông, ghi ta bạc màu : là biểu tượng của cõi chết, siêu thoát. - Cái chết thực sự của một nhà cách tân nghệ thuật là khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Và tên tuổi của anh trở thành bức tường kiên cố cản trở sự sáng tạo của những người đến sau. Kính trọng Lor- ca, hãy để cho Lor-ca có một sự giải thoát thực sự : “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan Vào xoáy nước ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt ” + Hành động ném lá bùa, ném trái tim mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát của Lor-ca. - Chuỗi âm li- la- li –la kết thúc bài thơ gợi tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh sau khi phần chính của bản nhạc đã diễn tấu xong. Việc đưa yếu tố âm nhạc vảôtgn thơ thể hiện sự kính trọng, tri âm của nhà thơ đối với Lor-ca. * Với cách sử dụng hình ảnh tượng trưng, siêu thực, nhà thơ đã thể hiện niềm xót thương cho số phận nghiệt ngã của Lor- ca và nghệ thuật dang dỡ của ông, khẳng định niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca. - Tiêu đề : Niềm xót thương và niềm tin vào nghệ thuật của Lor-ca. IV- đọc hiểu ý nghĩa - Bài thơ đã khắc hoạ được hình tượng bi tráng của Lor- ca, một người nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khuất, một tâm hồn bất diệt. Qua đó làm sống lại huyền thoại về người nghệ sĩ chân chính, về một xứ sở, về một nền âm nhạc, thi ca. - Bài thơ còn thể hiện lòng đồng cảm, niềm tiếc thương sâu sắc của Thanh Thảo đối với Lor-ca. - Bài thơ lấy cảm hứng từ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca nhưng nhà thơ đã đưa nhiều hình ảnh, ý thơ mang tính tương trưng, siêu thực, gợi trường liên tưởng rộng rãi. Lời thơ giàu nhạc tính. III- Củng cố bài (HS làm bài vào phiếu học tập – Hoạt động cá nhân ) Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Nhận xét nào sau đây đúng với hình tượng Lor- ca trong bài ? a) Một nghệ sĩ chân chính c) Một hình tượng bi tráng b) Một nghệ sĩ yêu tự do d) Một tâm hồn bất diệt 2. Không gian văn hoá của Tây-ban- nha được gợi lên qua hình ảnh nào ? a) áo choàng đỏ c) Yên ngựa mỏi b) Vầng trăng trong d) Cô gái Di- gan 3. Hình ảnh khẳng định sức sống mãnh liệt của tiếng đàn Lor- ca ? a) tiếng đàn như cỏ mọc hoang b) tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy c) tiếng ghi ta xanh biết mấy d) Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan 4. Nghệ thuật đặc sắc nhất trong bài thơ là : a) Lời thơ giàu hình ảnh , giàu nhạc tính b) Sử dụng nhiều hình ảnh có tính biểu tượng c) Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá hợp lí d) Sáng tạo hình ảnh thơ theo lối thơ tượng trưng * Gợi ý trả lời 1. c; 2. a; 3.a; 4. d; IV- Bài tập về nhà Hình tượng Lor-ca qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

File đính kèm:

  • docdan ghita cua lorca(1).doc