Giáo án dạy khối 2 tuần 5

TẬP ĐỌC

TIẾT 37+ 38: CHIẾC BÚT MỰC

I. Mục tiêu

- Đọc trọn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ mới.

- Hiểu nội dung bài. Khen Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.

- Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn.

II. Thiết bị dạy học

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

- HS: Sách giáo khoa.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy khối 2 tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013 TẬP ĐỌC TIẾT 37+ 38: CHIẾC BÚT MỰC I. Mục tiêu - Đọc trọn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.... - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật. - Hiểu nghĩa của các từ mới. - Hiểu nội dung bài. Khen Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn. - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn. II. Thiết bị dạy học - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. - HS: Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài Trên chiếc bè, và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu chủ điểm và bài học. - Bức tranh vẽ cảnh gì? - GV gới thiệu ghi đầu bài lên bảng. 3.2 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trước lớp. GV chú ý cho HS cách đọc một số câu. GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Cho cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 Hoạt động 3: GV HD HS tìm hiểu bài: + Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2. - Những từ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? + Cho HS đọc thầm đoạn 3. - Chuyện gì đã sảy ra với Lan? - Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? - Cuối cùng Mai quyết định ra sao? + Cho HS đọc thầm đoạn 4. - Khi biết mình cũng được viết bút mực, Lan nghĩ và nói thế nào? - Vì sao cô giáo khen Mai? Hoạt động 4: Luyện đọc lại: - GV phân vai HS đọc. - GV nhận xét nhóm HS đọc tốt, khen. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học: + Câu chuyện này nói về điều gì? + Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao? - GV khen những em đọc tốt. - HS hát. - HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh minh hoạ. - Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp.... - HS nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Chú ý các từ có vần khó: bút mực, lớp, buồn, nức nở, nước mắt.... - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - HS thi đọc. - Lớp đọc ĐT. + HS đọc thầm đoạn 1, 2 - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì. + HS đọc thầm đoạn 3. - Lan được viết bút mực, nhưng lại quên bút. Lan buồn gục đầu xuống bàn khóc. - Vì nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc. - Mai lấy bút đưa cho bạn mượn. + HS đọc thầm đoạn 4. - Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: " Cứ để bạn Lan viết trước " - Cô giáo kkhen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. - Mỗi nhóm 4 HS. - Đọc phân vai. - Nhận xét. - HS trả lời. TOÁN TIẾT 21: 38 + 25 I. Mục tiêu - HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25(cộng có nhớ dới dạng tính viết). - Củng cố phép cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5. - GD HS ham học toán. II. Thiết bị dạy học - GV: 6 thẻ chục và 13 que tính rời. - HS: bộ đồ dùng học toán. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bảng cộng. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 38 + 25 - Gv nêu bài toán dẫn tới phép tính: 38 + 25 - GV hướng dẫn đặt tính theo cột dọc. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1(21): Tính - HD học sinh làm bài. * Lưu ý: Phân biệt phép cộng có nhớ và phép cộng không nhớ. - GV nhận xét. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. Số hạng 8 28 38 8 18 80 Số hạng 7 16 41 53 34 8 Tổng - GV chữa bài. Bài 3(21): Cho HS đọc đề toán. - GV treo bảng phụ. - GV vẽ hình. - Lưu ý: Độ dài đoạn AC = độ dài đoạn AB + độ dài đoạn AC. - GV chấm bài, nhận xét. Bài 4(21): Điền dấu , = - GV tổ chức cho HS thi giữa hai đội. - Nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: * Trò chơi: Truyền điện. 38 + 25 = 38 + 17 = 28 + 28 = 38 + 27 = 28 + 25 = 18 + 28 = * Nhận xét giờ học. -Hát. - 3 - 5 HS đọc. - Nhận xét. - HS nêu lại bài toán. - Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả: 38 + 25 = 63 - HS nêu lại cách tính. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con: ... - HS đọc đề - Phân tích bài toán. - HS quan sát hình vẽ và viết bài giải vào vở. Số hạng 8 28 38 8 18 80 Số hạng 7 16 41 53 34 8 Tổng 15 44 79 61 52 88 - HS đọc. - HS làm vở: Bài giải: Đoạn đường AC dài số đề-xi-mét là: 28 + 34 = 62 (dm) Đáp số: 62 dm - HS thi. - HS chơi. KỂ CHUYỆN TIẾT 39: CHIẾC BÚT MỰC I. Mục tiêu - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Chiếc bút mực. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Rèn kĩ năng nghe: tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. II. Thiết bị dạy học - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài. 3.2 HD kể chuyện * Kể từng đoạn theo tranh - GV nêu yêu cầu của bài. - HD HS phân tích tranh. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Tổ chức thi kể chuyện trong nhóm. - GV nhận xét. * Tổ chức cho HS kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: + Nhận xét giờ học. - Bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. - Nhắc HS noi gương theo bạn Mai. - Hát. - 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. - Nhận xét. + HS quan sát từng tranh trong SGK - HS tóm tắt nội dung mỗi tranh. - HS nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện trong nhóm. - Đại diện thi kể chuyện trước lớp. - HS nhận xét. - 2, 3 HS kể lại toàn bộ lại câu chuyện - Cả lớp nêu nhận xét. TIẾNG VIỆT TIẾT 21. LUYỆN ĐỌC BÀI: TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu - HS tiếp tục luyện đọc bài: Trên chiếc bè. - Rèn kĩ năng diễn cảm cho HS. - Giáo dục HS yêu thiên nhiên đất nước. II. Thiết bị dạy học - GV: bảng phụ ghi nội dung câu cần đọc. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bài Bím tóc đuôi sam. - Đánh giá, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài. 3.2 Hoạt động 1: Luyện đọc + GV đọc mẫu toàn bài + HD HS đọc từng câu. - GV cho HS đọc từ khó, câu dài trên bảng phụ. - Nhận xét. + Cho HS đọc bài nối tiếp theo đoạn. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - Nhận xét. + Cho lớp đọc đồng thanh. 3.3 Hoạt động 2:Tìm hiểu bài - HD thảo luận câu hỏi cuối SGK. - Đại diện các nhóm trả lời. - Tổng kết. 3.4 Hoạt động 3:Đọc diễn cảm - Cho học sinh thi đọc diễn cảm. - Tổng kết, tuyên dương. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Hát. - 2 HS đọc bài. - Nhận xét bạn đọc. + HS theo dõi SGK. - HS đọc nối tiếp - Luyện đọc từ khó, câu dài. - Đọc chú giải SGK. - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - Thi đọc giữa các dãy. + HS thực hiện. - HS đọc. - Nhận xét. + Lớp đọc đồng thanh. - Thảo luận nhóm. - HS trả lời. - Thi đọc cá nhân. - Bình chọn. Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013 TOÁN TIẾT 22: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố và rèn KN thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 ; 28 + 5; 38 + 25 (cộng có nhớ qua 10). - Củng cố giải toán có lời văn. - GD HS yêu thích môn học. II. Thiết bị dạy học - GV:Bảng phụ chép sẵn bài 3 - HS: SGK, vở. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng 8 cộng với một số? 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài. 3.2 Hướng dẫn luyện tập. Bài 1(22): Tính nhẩm. - Hướng dẫn HS tính nhẩm. - GV nhận xét. Bài 2(22): Đặt tính rồi tính . 38 + 15 68 + 13 48 + 24 78 + 9 - HD HS làm bài. - GV nhận xét. Bài 3(22): Cho HS đọc yêu cầu -Treo bảng phụ: Gói kẹo chanh: 28 cái Gói kẹo dừa: 26 cái Cả hai gói:..............cái? - HD phân tích đề. - Chấm bài - nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: * Trò chơi: Truyền điện. - Đọc bảng cộng 8. * Nhận xét giờ: Khen cá nhân học tốt. - Hát. - 2 - 5 HS đọc. - Nhận xét. - HS nhẩm miệng nối tiếp nêu KQ. 8 + 2 = 10 8 + 3 = 11 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15 18 + 6 = 24 18 + 7 = 25 … - Nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách đặt tính và tính. - Vài HS làm trên bảng. - Lớp làm bảng con. … - Chữa bài. - Đọc yêu cầu. - Đọc tóm tắt. - Giải bài vào vở. Bài giải: Số kẹo của hai gói là: 28 + 26 = 54 (cái) Đáp số: 54 cái kẹo - HS chơi. CHÍNH TẢ - TẬP CHÉP: TIẾT 40: CHIẾC BÚT MỰC I. Mục tiêu - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài: Chiếc bút mực. - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính) ia/ya.Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l /n hoặc vần en/eng. - HS có ý thức rèn chữ. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép. Bảng phụ viết nội dung BT 2. - HS: Vở. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS viết: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã.... - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động 1: HD tập chép: * HD HS chuẩn bị - GV treo bảng phụ đã viết đoạn tóm tắt - GV yêu cầu HS viết những tiếng dễ sai: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn.... * GV chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài, nhận xét Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả Bài tập 2: - GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. - GV nhận xét. Bài tập 3a: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: + Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV khen những HS chép bài sạch đẹp. - Hát. - 2 em lên bảng viết. - Dưới lớp viết vào bảng con. + 2, 3 HS đọc đoạn chép. - HS viết vào bảng con. - HS tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn. - 1 HS đọc lại đoạn văn (chú ý ngắt nghỉ đúng những chỗ có dấu phẩy) + HS tự chữa lỗi bằng bút chì. + 2, 3 HS lên bảng làm. - Lớp làm bảng con. Tia nắng, đêm khuya, cây mía. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. + HS nêu yêu cầu của bài. - HS ghi lời giải vào bảng con. Đáp án: Nón, lợn, lười, non. Xẻng, đèn, khen, thẹn. - Nhận xét. ĐẠO ĐỨC TIẾT 5: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP I. Mục tiêu Giúp HS biết được: - Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp. - Ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. - Thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. - Yêu mến đồng tình với những bạn sống gọn gàng ngăn nắp. II. Thiết bị dạy học - Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2 tiết 1. - Dụng cụ diễn kịch HĐ1 tiết 1. - Vở bài tập Đạo đức. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: Vì sao cần biết nhận lỗi và sửa lỗi? - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu. Hoạt động 1: Đồ dùng để ở đâu Kịch bản: - Dương đang chơi bi thì Trung gọi: Dương ơi đi học thôi! - Dương: Đợi tí! tớ lấy cặp sách đã. - Dương loay hoay tìm mà không thấy. - Trung (có vẻ sốt ruột): Sao lâu thế! Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia? - Dương (vỗ vào đầu): À! Tớ quên. Hôm qua tớ đi đá bóng, tớ để tạm đấy. - Dương (mở cặp sách): Sách Toán đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà. Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi: - Sách ơi! Sách ở đâu? Sách ời! Hãy ới lên một tiếng đi! - Trung (giơ hai tay): Các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây? - Giáo viên chia nhóm và giao kịch bản. - Cho học sinh câu hỏi thảo luận. + Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở? + Hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt. Hoạt động 2:Phân tích truyện Chuyện xảy ra trước giờ học Yêu cầu các nhóm hãy chú ý nghe câu truyện và thảo luận để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải ngăn nắp gọn gàng? 2. Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? - Giáo viên kể câu chuyện. - Tổng kết các ý kiến của các nhóm. Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần. Do đó các em nên giữ thói quen ngăn nắp gọn gàng trong sinh hoạt. - Hoạt động3:Xử lý tình huống. Chia lớp thành 3 nhóm. Phát mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Nhóm 1 tình huống 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào? Nhóm 2 tình huống 2: Bé Nga đã đi học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng sách vở lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi học đã đến.Nếu là anh, chị của Nga em làm thế nào? Nhóm 3 tình huống 3: Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giò nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ngay ra sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì? - Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. - Giáo viên cùng HS nhận xét và kết luận về cách xử lý đúng. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhắc HS sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình về những việc sống ngăn nắp gọn gàng. - Chuẩn bị một trò chơi ngăn nắp gọn gàng. - Hát. - HS trả lời. - Một nhóm trình bày hoạt cảnh. - Hai nhóm thảo luận theo câu hỏi. - Vì tính bừa bãi lộn xộn của bạn Dương. - Rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt. - Hai HS nhắc lại. - Chú ý nghe câu truyện. - Bốn nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. - Vì: Khi lấy các thứ chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian. Ngoài ra ngăn nắp gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền đẹp. - Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì đồ đạc sẽ lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bề bộn,bẩn thỉu. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Trao đổi nhận xét bổ sung giữa các nhóm. - Phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận. - Hà cần thu xếp gọn sách vở,đồ dùng gọn gàng rồi mới đi chơi. - Chị nên khuyên Nga phải để đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.Đồng thời tập cho Nga thói quen này bàng cách những ngày đầu 2 chị em cùng nhau xếp gọn sách vở. - Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng làm việc với Ngọc. - Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý của nhóm mình. TOÁN (+) TIẾT 13. LUYỆN TẬP: 28+5; 38+25 I. Mục tiêu - Tiếp tục củng cố cách làm tính dạng 28+5; 38+25 và giải các bài toán có lời văn. - Giáo dục lòng say mê học tập cho học sinh. II. Thiết bị dạy học - Bảng phụ, phấn mầu. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV ra bài tập: Đặt tính rồi tính: a. 37+16 b. 48+19 c. 59+24 d. 37+46 - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu. b. Hoạt động 1: Điền vào ô trống: Số hạng 38 48 68 59 Số hạng 16 17 12 18 Tổng - HD làm bài. - GV nhận xét. c. Hoạt động 2: Khoanh vào câu trả lời đúng: 38 + 53 = a. 91 b. 81 c. 82 d. 92 - GV nhận xét. d. Hoạt động 3: Bài toán Hồng có 27 nhãn vở. Hà có nhiều hơn Hồng 8 nhãn vở. Hỏi Hà có bao nhiêu nhãn vở? - GV nhận xét. e. Hoạt động 4: Bài toán ( HS khá, giỏi) Tổng của hai số lớn hơn số hạng thứ hai là 27. Vậy số hạng thứ nhất là bao nhiêu? - GV chữa bài. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học: Ưu điểm, khuyết điểm. - Dặn dò: Dặn dò: chuẩn bị trước cho bài sau. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài. - Đọc bài, chữa bài. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài. Số hạng 38 48 68 59 Số hạng 16 17 12 18 Tổng 54 63 80 77 - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài. Đáp án: a - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài. Bài giải: Hà có số nhãn vở là: 27 + 8 = 35 (nhãn vở) Đáp số: 35 nhãn vở - HS đọc đề bài. - HS làm vào nháp: Số hạng thứ nhất là 27, số hạng thứ hai là 0. TẬP ĐỌC TIẾT 41: MỤC LỤC SÁCH I. Mục tiêu - Biết đọc đúng giọng văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên chuyện trong mục lục. - Nắm được nghĩa các từ ngữ mới. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. II. Thiết bị dạy học - GV: Tuyển tập chuyện ngắn hay dành cho thiếu nhi. Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để HD HS luyện đọc. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS đọc bài: Chiếc bút mực. trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài - Nhận xét 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài. - GV giới thiệu, ghi tên bài. 3.2 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bộ mục lục sách (HD HS cách đọc) - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * HD đọc từng mục. * HD đọc từng mục trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét. Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài: - Tuyển tập này có những chuyện nào? - Truyện " Người học trò cũ "ở trang nào? - Truyện " Mùa quả cọ "của nhà văn nào? - Mục lục sách dùng để làm gì? + GV cho HS mở mục lục sách tuần 5. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV cho HS đọc lại toàn bài văn. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: - Tổ chức thi tra tìm mục lục sách. - GV nhận xét giờ học. - 3 HS đọc 3 đoạn. - Nhận xét. + HS theo dõi. + HS đọc. VD: một/Quang Dũng/Mùa quả cọ/trang 7 - HS nối nhau đọc từng mục. + HS lần lượt đọc từng mục trong nhóm. - HS đọc thi. - Nhận xét. + HS đọc từng mục, cả bài. - HS nêu tên từng chuyện. - HS thi nêu tên. - Nhà văn Quang Dũng. - Tìm nhanh được những mục cần đọc. - HS trả lời. + Cả lớp thi hỏi đáp nhanh. - HS đọc, nhận xét. TIẾNG VIỆT TIẾT 22. LUYỆN VIẾT: CHIẾC BÚT MỰC I. Mục tiêu - HS viết chính xác một đoạn trong bài: Chiếc bút mực (Từ Hôm nay cô … thật đáng khen. - Rèn kĩ năng viết đúng cỡ chữ và viết cẩn thận cho HS. - GDHS có ý thức học tập. II. Thiết bị dạy học GV: Bảng phụ. HS: vở. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bài: Chiếc bút mực - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: HD luyện viết: + GV treo bảng phụ - Đọc mẫu lần 1. - Cô giáo ngạc nhiên vì sao? - Chữ nào viết hoa? Vì sao? - Viết: Mai, Lan, tiếc, mỉm cười. + GV cho HS chép bài vào vở. - GV bao quát. - GV chấm một số bài. - Nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 2: HD làm bài tập Bài1: Điền r/ d/ gi vào chỗ chấm: giày...a, tuổi...à, đi...a đi vào, áo...ạ - Nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. - Hát. - 2 HS đọc bài. + HS theo dõi bảng phụ. - 2, 3 HS đọc lại. -HS trả lời. - Chữ đầu câu và tên riêng. - HS viết bảng con. + HS nhìn bảng chép bài vào vở. - Đổi vở chữa bài cho nhau. - HS đọc đề bài. - HS chơi tiếp sức giữa 3 nhóm. Giày da, tuổi già, đi ra đi vào, áo rạ Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2013 TOÁN TIẾT 23: HÌNH CHỮ NHẬT- HÌNH TỨ GIÁC I. Mục tiêu - HS nhận dạng được hình chữ nhật và hình tứ giác. - Bước đầu vẽ được hình chữ nhật và hình tứ giác. - GD HS ham học toán. II. Thiết bị dạy học - GV: Một số miếng bìa có dạng hình chữ nhật và hình tứ giác. - HS:Bộ ĐD học toán. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đồ dùng HT 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật - Cho HS quan sát một số HCN và đọc tên HCN Hoạt động 2: Giới thiệu hình tứ giác. (Tương tự hình chữ nhật) * Liên hệ: Tìm trong thực tế 1 số đồ vật có dạng HCN và Hình tứ giác? Hoạt động 3: Thực hành Bài 1(23): Dùng thước và bút nối các điểm để có: a) Hình chữ nhật b) Hình tứ giác - GV nhận xét. Bài 2(23): Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác - Cho HS làm miệng - HD học sinh tìm các hình trong mỗi phần. - Nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: * Trò chơi: Ai nhanh hơn - GV đưa 1 số hình * Nhận xét giờ: Khen một số hs tích cực. - Hát - HS quan sát và đọc tên HCN. - HS tự ghi tên và đọc tên HCN thứ ba. - HS trả lời: vở, sách, bàn, … - HS tự tìm. - HS vẽ vào vở hoặc SGK. - HS quan sát và đếm các hình. + a; c là 1 hình tứ giác. + b là 2 hình tứ giác. - HS thi nhận dạng HCN và hình tứ giác. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 42: TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? I. Mục tiêu - Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. - Biết viết hoa tên riêng. - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu. II. Thiết bị dạy học - GV: bảng phụ viết sẵn bài tập 2. - HS: VBT. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2, 3 HS làm lại bài tập 2 tuần 4 - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động 1: HD làm bài tập: Bài tập 1: - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - GV nhận xét. Bài tập 2: - GV HD HS nắm yêu cầu của bài. - HD HS tên riêng phải viết hoa. M: Nguyễn Phương Nam. - GV nhận xét. Bài tập 3: - GV HD HS nắm yêu cầu của bài. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: +Củng cố: - Yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại cách viết tên riêng. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt có tiến bộ. - Hát. - 2, 3 HS đặt câu hỏi và trả lời. + HS đọc yêu cầu của bài. - HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét. - HS đọc thuộc lòng nội dung ghi nhớ: Tên riêng của người, sông, núi, .. phải viết hoa. + HS đọc yêu cầu. - Cả lớp làm bài vào nháp. - Đổi vở cho bạn nhận xét. - Đọc yêu cầu. - 1 HS làm mẫu. - Cả lớp làm bài vào vở. + Trường em là trường.... + Môn học mà em yêu thích là.... + Làng của em là.... - Đọc bài. - Đổi vở nhận xét. TẬP VIẾT TIẾT 43: CHỮ HOA D I. Mục tiêu - Viết chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết câu ứng dụng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ. - Đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. - HS có ý thúc rèn chữ. II. Thiết bị dạy học - GV: Mẫu chữ D đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ Dân, Dân giàu nước mạnh. - HS: Vở TV. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: + GV ra câu hỏi: - Nhắc lại cụm từ ứng dụng viết ở bài trước - 1 em lên bảng viết chữ C, Chia. + Cả lớp viết bảng con. + GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động 1: HD viết chữ hoa * HD HS quan sát và nhận xét chữ D - Chữ D cao mấy li? - Được viết bằng mấy nét? - GV HD HS quy trình viết. - GV viết mẫu vừa viết vừa nói lại quy trình. - Khi HS viết bảng con GV có thể nhắc lại quy trình. Hoạt động 2: HD viết câu ứng dụng * GV giới thiệu câu ứng dụng. - Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng. - GV viết mẫu câu ứng dụng. - Yêu cầu HS: + Nhận xét độ cao của các chữ cái. + Nhận xét khoảng cách giữa các tiếng. - GV nhận xét. * GV HD HS viết vở tập viết - GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu kém Hoạt động 3: Chấm, chữa bài - GV chấm khoảng 5, 7 em. - Nhận xét bài viết của HS. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học - Khen những bài viết đẹp - Hát - Chia ngọt sẻ bùi. - HS viết. + HS quan sát chữ mẫu. - Cao 5 li. - 1 nét được kết hợp của 2 nét cơ bản. - HS quan sát. + HS viết chữ D trên không. - HS viết vào bảng con. - Dân giàu nước mạnh. - HS quan sát. - HS nhận xét. + HS viết chữ Dân vào bảng con. - HS viết vào vở. TIẾNG VIỆT TIẾT 23: LUYỆN CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG. KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? I. Mục tiêu - HS tiếp tục ôn luyện tên riêng. Kiểu câu Ai là gì? - Rèn luyện kĩ năng trả lời thành câu. - Biết viết hoa tên riêng. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ ghi mẫu câu Ai là gì? - HS: VBT. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: khi viết tên riêng em phải viết như thế nào? - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tên riêng Bài 1:Viết tên 5 bạn trong tổ em - GV cho HS tự viết tên các bạn trong tổ - GV nhận xét Bài 2: - GV đọc tên một số con sông, ngọn núi... - Vì sao phải viết hoa? - GV nhận xét Hoạt động 2: Câu kiểu Ai là gì? Bài 3: - GV treo bảng phụ mẫu câu kiểu Ai là gì? Đặt câu giới thiệu về: a. Giới thiệu về bạn thân. b.Môn học em yêu thích. c.Món ăn em yêu thích. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Khen một số em tích cực. - HS trả lời. - Nhận xét - HS viết vào nháp - Đổi vở - Nhận xét về cách viết của bạn - HS viết vào bảng con - Nhận xét - Vì đó là tên riêng + HS đọc yêu c

File đính kèm:

  • docGiao an 2 tuan 5.doc