Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 17: Đòn bẩy

ĐÒN BẨY

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa(O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O1, O2 và lực F1, F2). Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).

- Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp.

- Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm:1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 đòn bẩy, phiếu học tập.

- Cả lớp: H15.1, H15.2, H15.3, H15.4, bảng phụ kẻ bảng 15.1 (SGK).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 17: Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: Tiết 17 ĐÒN BẨY I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa(O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O1, O2 và lực F1, F2). Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng). - Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp. - Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. II. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm:1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 đòn bẩy, phiếu học tập. - Cả lớp: H15.1, H15.2, H15.3, H15.4, bảng phụ kẻ bảng 15.1 (SGK). III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’) - Kiểm tra sỉ số ?Dùng mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên không? Muốn làm giảm kực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phải làm thế nào? - Trong việc nâng ống bê tông ra khỏi mương, còn phương án thứ ba là dùng cần vọt để nâng nó lên (hình 15.1). - Báo cáo sỉ số. - Trả lời. Hình 15.2 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (8’). - GV giới thiệu ba hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 (SGK). - Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy phải có ba yếu tố nào? - GV dùng vật minh hoạ H15.1 và chỉ rõ 3 yếu tố. Gọi HS trả lời C1 trên H15.2 và H15.3 phóng to. Yêu cầu HS khác bổ xung. - HS quan sát hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 - HS đọc SGK và trả lời theo sự điều khiển của GV Đòn bẩy gồm ba yếu tố: + Điểm tựa O +Điểm tác dụng của trọng lượng vật O1 + Điểm tác dụng của lực kéo O2 - HS lên bảng chỉ rõ 3 yếu tố trên H15.2 và H15.3 HS khác nhận xét và bổ xung. I. TÌM HIỂU CẤU TẠO cỦa ĐÒN BẨY Đòn bẩy có một điểm xác định, gọi là điểm tựa O, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa này. Trọng lượng của vật cần nâng F1 tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật F2 tác dụng vào điểm O2 (xem hình 15.2 và 15.3). Trên hình 15.2 và 15.3 ta có các vị trí như sau: (1): O1, (2): O, (3): O2. (4): O1, (5): O, (6): O2. Chú ý: Đòn bẩy không thể thiếu yếu tố F2, vì thiếu lực này ta không thể bẩy vật lên được. - Đòn bẩy còn có dạng hai lực tác dụng nằm về một bên so với điểm tựa. VD: Dùng xà beng di chuyển một vật nặng trên mặt đất (hình 15.2a). 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? (17’) 1- Hướng dẫn HS nắm được vấn đề nghiên cứu ( mục II.1- SGK) - Yêu cầu HS đọc mục II.1- SGK và trả lời câu hỏi: Các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1,OO2 là gì? Vấn đề cần nghiên cứu là gì? - GV chốt lại vấn đề nghiên cứu: F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều gì? 2- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vậtkhi thay đổi vị trí O, O1, O2. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Hướng dẫn HS đọc SGK để tìm hiểu cách làm thia nghiệm. 3- Tổ chức cho HS rút ra kết luận - Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu và trả lời một số câu hỏi: Cho biết độ lớn lực kéo khi khoảng cách OO1< OO2?.... - Cho HS làm việc cá nhân với C3 và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất 1. Đặt vấn đề - HS đọc SGK, quan sát trang vẽ và suy nghĩ về câu hỏi của GV. Một vài HS trả lời theo yêu cầu của GV - Ghi tóm tắt vấn đề cần nghiên cứu: Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? 2. Thí nghiệm - HS hoạt động theo nhóm, nhận dụng cụ, nắm vững mục đích và cách tiến hành thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1. 3. Kết luận - HS căn cứ vào bảng kết quả trả lời các câu hỏi của GV - HS trả lời C3, thảo luận thống nhất câu trả lời: II. đòn bẨy giúp con ngưỜi làm viỆc dỄ dàng như thẾ nào? Đặt vấn đề: OO1: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực. OO2: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo. Điều ta quan tâm là các khoảng cách này có quan hệ gì với lực kéo? 2. Thí nghiệm: a. Chuẩn bị: - Lực kế, khối trụ có móc, giá đỡ có thanh ngang. - Bảng kết quả (xem Phụ lục). b. Tiến hành đo: Lắp dụng cụ như hình vẽ. *Đo trọng lượng của vật. *Dùng lực kế đo lực nâng vật trong ba trường hợp: - OO2 > OO1. - OO2 = OO1. - OO2 < OO1. Ghi chép kết quả thu được vào bảng kết quả thí nghiệm. 3. Rút ra kết luận: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (8p) - Phát phiếu học tập cho HS. - Gọi một số HS trình bày câu trả lời. - GV đánh giá câu trả lời cảu HS. - HS nhận phiếu học tập và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập. C5:- Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe, ốc giữ hai nửa kéo, trục quay bập bênh. - Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo, thùng xe, lưỡi kéo, bạn nữ. - Điểm tác dụng của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo, tay cầm của xe, tay cầm kéo, bạn nam. C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn, buộc dây kéo ra xa điểm tưa hơn,... 4. Vận dụng: C5. Điểm tựa của các đòn bẩy trên hình 40 là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít, ốc giữ hai lưỡi kéo, trục quay. F1 tác dụng vào: chỗ nước đẩy vào mái chèo, đáy thùng xe, giấy chạm vào lưỡi kéo, chỗ một bạn ngồi. F2 tác dụng vào: tay cầm mái chèo, tay cầm của xe, tay cầm của kéo, chỗ bạn thứ hai ngồi. C6. Để cải tiến hệ thống đòn bẩy ở hình 15.1, ta có thể đặt điểm tựa gần ống bê tông, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, có thể buộc thêm các vật nặng vào cuối đòn bẩy. 5. Hoạt động 5: Củng cố Dặn dò (6’) - Đòn bẩy gồm có mấy yếu tố, đó là những yếu tố nào? - Muốn lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? - Giới thiệu mục: Có thể em chưa biết.

File đính kèm:

  • docl6 tuan 17.doc
Giáo án liên quan