Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 20: Ròng rọc

RÒNG RỌC

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng. Biết sử dụng ròng rọc trong các công việc thích hợp.

- Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp.

- Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc.

- Cả lớp: H16.1, H165.2, bảng phụ kẻ bảng 16.1 (SGK).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 20: Ròng rọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: Tiết 20 RÒNG RỌC I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng. Biết sử dụng ròng rọc trong các công việc thích hợp. - Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp. - Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. II. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc. - Cả lớp: H16.1, H165.2, bảng phụ kẻ bảng 16.1 (SGK). III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’) - Kiểm tra sỉ số ? Dùng dụng cụ nào giúp con người làm việc dễ dàng hơn? Chúng có chung tác dụng gì? - GV nhắc lại tình huống thực tế và ba cách giải quyết ở các bài học trước. - Theo các em, còn có cách giải quyết nào khác ? - GV treo H16.1 cho HS quan sát và đặt vấn đề: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn không? - Báo cáo sỉ số. - Trả lời. - HS thảo luận, nêu phương án giải quyết khác và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của ròng rọc (6’). - Yêu cầu HS tự đọc SGK và cho HS quan sát ròng rọc để trả lời câu C1. - GV giới thiệu chung về ròng rọc - Theo em như thế nào được gọi là ròng rọc động, như thế nào được gọi là ròng rọc cố định? Gọi HS trả lời, sau đó GV chốt lại. - HS đọc mục I(SGK), quan sát dụng cụ và H16.2 trả lời các câu hỏi theo sự điều khiển của GV - Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ. RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (19’) 1- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm - GV giới thiệu dụng cụ, cách lắp ráp thí thí nghiệm ( lưu ý HS cách mắc ròng rọc) và các bước tiến hành thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm. 2- Tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời câu C3. Yêu cầu HS khác bổ xung, thảo luận để thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C4 để rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất kết luận. 1. Thí nghiệm - HS nhận dụng cụ thí nghiệm, quan sát cách lắp ráp. - Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1 theo hướng dẫn của GV. 2. Nhận xét - HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét theo yêu cầu của GV. C3:+ Lực kéo vật lên trực tiếp cùng chiều với lực kéo vật qua ròng rọc cố định và có cường độ bằng nhau. + Lực kéo vật lên trực tiếp ngược chiều với lực kéo vật qua ròng rọc động, lực kéo vật trực tiếp có cường độ lớn hơn lực kéo vật qua ròng rọc động. 3. Kết luận - HS làm việc cá nhân với câu C4, thảo luận thống nhất câu trả lời: ii. ròng rỌc giúp con ngưỜi làm viỆc dỄ dàng hơn như thẾ nào? 1. Thí nghiệm: a. Chuẩn bị: - Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo (hình 42) b. Tiến hành đo: - Đo lực kéo theo phương thẳng đứng (trọng lượng của vật). - Đo lực kéo vật qua RRCĐ. - Đo lực kéo vật qua RRĐ. c. Ghi chép: Sau mỗi lần đo, HS ghi chép kết quả cẩn thận vào bảng Kết quả thí nghiệm. 2. Nhận xét: Dựa vào kết quả và thực nghiệm nêu ra các nhận xét: a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau. b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ. 3. Rút ra kết luận: RRCĐ có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Dùng RRĐ thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (8’). - Yêu cầu HS tìm thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống (C5) và trả lời câu C6. - Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong H16.6 có lợi hơn? Tại sao? - HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng theo sự điều khiển của GV. C6: Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo ( được lợi về hướng) Dùng ròng rọc động được lợi về lực. - C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và rồng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo. 4. Vận dụng: C5. Tùy vào học sinh: RRCĐ ở cột cờ, RRCĐ trong xây dựng dùng kéo bêtông lên cao. C6. Dùng RRCĐ cho ta đổi hướng của lực kéo. RRĐ cho ta lợi về lực C7. Sử dụng hệ thống một RRCĐ ghép với RRĐ có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn của lực vừa lợi về phương của lực kéo 5. Hoạt động 5: Củng cố Dặn dò (6’) - GV giới thiệu về Palăng và tác dụng của Palăng. - Tổ chức cho HS làm bài tập 16.3 (SBT). - Lấy 3 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế. - Học bài và làm bài tập 16.1, 16.2, 16.4, 16.5, 16.6 (SBT). - Chuẩn bị nội dung bài: Tổng kết chương I: Cơ học.

File đính kèm:

  • docl6 tuan 20.doc