Giáo án dạy Vật lý 8 bài 14: Định luật về công

Bài 14: Định Luật Về Công

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Phát biểu được định luật công dưới 2 dạng:

- Các máy cơ không cho ta lợi về công

- Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

2. Kỹ năng

Vận dụng định luật công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động

3. Thái độ

Ưng dụng định luật trong thực tế đời sống và khi lao động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4722 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 14: Định luật về công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: Định Luật Về Công I. Mục tiêu 1. Kiến thức Phát biểu được định luật công dưới 2 dạng: - Các máy cơ không cho ta lợi về công - Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2. Kỹ năng Vận dụng định luật công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động 3. Thái độ Ưùng dụng định luật trong thực tế đời sống và khi lao động. II. Chuẩn bị - Giáo viên + H 14.1 SGK + Bảng 14.1 lớn và các bảng 14.1 nhỏ cho các nhóm - Học sinh : Các dụng cụ để làm thí nghiệm mô tả hình 14.1 SGK + 1 lực kế lọai 5 N + 1 ròng rọc động + 1 quả nặng 200g + 1 quả đỡ + 1 giá đỡ + 1 thước đo thẳng đứng III. Tổ chức họat động dạy học 1. Ổn định lớp: điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) - Công cơ học phụ thuộc vào mấy yếu tố? - Nêu công thức tính công cơ học? Giới thiệu tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức? - Sửa bài tập về nhà: + 13.1) B + 13.3) Trọng luợng của thùng hàng. P = m.10 = 2500.10 = 25000 (N) Công thực hiện được A = F.s = P.h = 25000.12 = 300000 (J) =300 (KJ) ĐS: 300 (KJ) A = F.s => s = A = 360000 = 600 (m) F 600 + 13.4) Quãûng đường xe chuyển động đều là Vận tốc chuyển động của xe v = s = 600 = 2 (m/s) t 300 ĐS: 2 m/s 3. Bài mới HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BẢNG Họat động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút) - GV: Ở lớp 6 chúng ta đã học các máy đơn giản như ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bảy và dùng các máy đơn giản này để đưa vật nặng lên cao. Các em hãy cho biết dùng máy đơn giản có lợi gì? - GV đặt vấn đề: Như vậy sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực, nhưng liệu có cho ta lợi về công? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. - GV: ghi đề bài lên bảng. - HS: thảo luận theo nhóm: Dùng 1 lực nhỏ hơn trọng lực của 1 vật để nâng vật đó lên cao nhờ thế mà công việc được nhẹ nhàng hơn. - HS: Ghi vào vở BÀI 10: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG. Họat động 2: Tìm hiểu về sự thực hiện công khi dùng ròng rọc động (15 phút) - GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc mục I – thí nghiệm trong SGK tr.19 - GV:hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước như sau: a) Móc quả nặng G ở đầu dưới lực kế và kéo lực kế đến đến độ một cao s1. Đo lực kéo F1 và tính công A1 thực hiện được. b) Móc quả G vào 1 róng rọc động, Cũng dùng lực kế buộc vào đầu sợi dây để kéo vật lên cùng 1 độ cao s1 đo lực kéo F2 và quãng đường đi được của đầu lực kế, cũng là của lực F2. Tính công A2 thực hiện được. c) So sánh công của 2 lực F1 và F2 (cũng chính là công của tay kéo) d) Cho học sinh rút ra nhận xét, trả lời C4 và thảo luận chung từng nhóm - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại nhiều lần nhận xét và ghi vào vở. - HS: Quan sát và làm việc theo yêu cầu của GV - HS: làm thí nghiệm theo nhóm. + Thực hiện các phép do lực và quãng đường đi trong mỗi thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng14.1SGK của mỗi nhóm + Nhóm trưởng lên bảng ghi vào bảng 14.1 chung cả lớp. - Học sinh lần lượt trả lời C1, C2, C3, C4. -HS: Tính A1, A2 và so sánh - HS: Nhắc lại kết luận C4 I. Thí nghiệm (SGK tr. 14) C4) Kết luận: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công. Họat động 3: Tìm hiểu định luật về công đối với các máy đơn giản. (15 phút) - GV thông báo: Người ta cũng làm TN với các máy cơ đơn giản khác và nhận thấy ràng kết luận trên cũng đúng cho các máy cơ đơn khác nên đã rút ra kết luận tổng quát gọi là định luật về công. - GV: yêu cầu học sinh tự đọc mục II – Định luật về công --> GV ghi bảng - HS: lắng nghe - HS: làm việc theo yêu cần của GV và ghi bảng. II. Định luật về công “ Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại” Họat động 4: Vận dụng học sinh làm bài tập vận dụng định luật về công(5 phút) - GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu 5 và câu 6 và chép vào vở. - GV: cho học sinh thảo luận chung ở lớp và kết quả từng câu. - GV: Cho cả lớp bình luận về các câu trả lời và chỉnh sửa những sai lệch (nếu có) F=P =420 =210 N (m/s) t 300 - HS: họat động cá nhân - HS: Một vài học sinh được hcỉ dịnh trình bày truớc lớp - HS: thảo luận khi có ý kiến trái ngược nhau. s=2h => h= s = 8 = 4 m 2 2 - HS: Lắng nghe và sửa bài. III. Vận dụng C5) a) Trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần b) Công thực hiện trong 2 trường hợp là như nhau. c) Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô cũng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng A=P.h=500.1=500 J C6) Tóm tắt P=420 N a) F = ? b) A = ? h = ? Giải a) Lực kéo vật lên bằng ròng rọc động - Độ cao đưa vật lên b) Công nâng vật lên A= F.s= 210.8= 1680 J Hoặc A=P.h=420.4=1680 J ĐS: a) 210 N; 4 m b) 1680 J 4. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu nhiều học sinh phát biểu định luật về công - HS cho 1 ví dụ cụ thể có thể áp dụng định luật về công - Bài tập về nhà: 14.1 --> 14.4 - HS đọc để hiểu phần “Có thể em chưa biết” - HS chuẩn bị bài 15: “Công suất” IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbai 14_vat ly 8.doc
Giáo án liên quan