Giáo án Địa lí địa phương 9 tiết 48: Địa lí Tỉnh Quảng Ninh

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

 Tiết 48.

ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NINH.

1- Mục tiêu . Sau bài này HS cần :

1.1. Về kiến thức:

 - Xác định được tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 - ý nghĩa vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 - Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, biện pháp khắc phục khó khăn.

1.2. Về kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.

 - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

1.3. Về thái độ:

 - Có tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí địa phương 9 tiết 48: Địa lí Tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/03/2012 Ngàygiảng: 28/3/2012 địa lí địa phương Tiết 48. địa lí tỉnh quảng ninh. 1- Mục tiêu . Sau bài này HS cần : 1.1. Về kiến thức: - Xác định được tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. - ý nghĩa vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, biện pháp khắc phục khó khăn. 1.2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. 1.3. Về thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước. 2 . Chuẩn bị: Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. Học sinh: - SGK+ đồ dùng học tập khác. 3 .Phương pháp : - Phương pháp đặt vấn đề. - Phương pháp trực quan mô tả. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp thảo luận nhóm/ cặp. - Phương pháp liên hệ thực tế địa phương. 4 .Tiến trình dạy học. 4.1. ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: (không) 4.3. Bài mới: * Vào bài: Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở cực Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh vừa có phần đất liền rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô trên biển. Quảng Ninh được ví như “Một đất nước Việt Nam thu nhỏ”. Chúng ta cùng chứng minh điều đó qua bài học hôm nay: * Hoạt động bài mới Hoạt động của GV- HS Ghi bảng Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh. HS làm việc cá nhân/ cặp. - HS dựa vào bản đồ Việt Nam kết hợp kiến thức đã học và Hình 1 trang 5 (SGK) trả lời câu hỏi: + Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng nào? Giáp với tỉnh thành phố nào? Có biên giới với nước nào? Có đường bờ biển không? + ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng? + So sánh diện tích của tỉnh với cả nước, với các địa phương khác. - HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về sự phân chia hành chính. HS làm việc cá nhân/cặp. - HS dựa vào tài liệu về Quảng Ninh cho biết: + Quá trình hình thành tỉnh Quảng Ninh. + Cho biết tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính? HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên. HS làm việc nhóm. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Quảng Ninh. ý nghĩa và ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố dân cư và phát triển KT - XH? + Nhóm 2: Trình bày các nét đặc trưng về khí hậu và ảnh hưởng của nó tới sản xuất và đời sống. + Nhóm 3: Nêu đặc điểm chính của sông ngòi và giá trị kinh tế của nó. Nêu giá trị kinh tế của hồ và nguồn nước ngầm của địa phương. - Các nhóm dựa vào tài liệu Quảng Ninh thảo luận từ 5 - 7 phút. Đại diện HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên. HS làm việc nhóm. - HS dựa vào kiến thức đã học, nội dung tài liệu địa phương, kết hợp vốn hiểu biết thảo luận 3 nhóm về 3 loại tài nguyên trên: + Nêu đặc điểm nổi bật của 3 loại tài nguyên: đất, sinh vật và khoáng sản. + ý nghĩa và giá trị kinh tế của nó. - HS đại diện nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức theo bảng sau: I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính. 1. Vị trí và lãnh thổ. * Phần đất liền: - Tọa độ địa lý: Điểm cực Địa danh Kinh, vĩ độ Bắc Mo Tòong, Hoành Môn , Bình Liêu 22044’B Nam Đảo Hạ Mai, Vân Đồn 20040’B Tây Vân Động, Nguyễn Huệ, Đông Triều 106025’Đ Đông Mũi Gót, Trà Cổ, Móng Cái 108005’ + Phía Bắc giáp huyện Phòng Thành, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (TQ). + Phía Tây Bắc, Tây và phía Nam giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, thành phố Hải Phòng. + Phía Đông giáp Biển Đông. - Phần biển: gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. * ý nghĩa: Tạo cho Quảng Ninh có những ưu thế to lớn về thị trường và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. 2. Sự phân chia hành chính. - Thành lập năm 1964. - Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích ddaata tự nhiên 6098,9 km2 (đứng hàng thứ 21/63 tỉnh thành). - Quảng Ninh có 3 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện miền núi, 2 huyện đảo và 2 huyện đồng bằng. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Địa hình: - Quảng Ninh có địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng ven biển, hệ thống đảo và thềm lục địa. - Chủ yếu là đồi núi. - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế với cơ cấu đa dạng. 2. Khí hậu: - Nhiệt đới gió mùa ẩm, với mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh ít mưa. - Nhiệt độ trung bình: 210C; Lượng mưa: 1700mm - 1800mm; Độ ẩm: 84%. - ảnh hưởng: + Thuận lợi: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. + Khó khăn: nhiều bão (5-6 cơn bão trong năm). 3. Sông ngòi: - Các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng của thủy triều; Có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. - Các sông chính: Hạ lưu sông Thái Bình, Ba Chẽ, Tiên Yên, Ca Long. - Hồ, đầm: phân bố khắp nơi, gồm: Hồ Yên Lập, Hồ Chúc Bài Sơn, Hồ Quất Đông, ... - Giá trị: tưới tiêu, giao thông, đánh bắt thuỷ sản, thuỷ điện. 4. Tài nguyên thiên nhiên: Tên tài nguyên Đặc điểm nổi bật ảnh hưởng tới sự phát triển Thổ nhưỡng - Có nhiều loại đất khác nhau. Chủ yếu là đất feralit. - Thuận lợi: trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây lúa và hoa màu. - Khó khăn: diện tích đất mặn, đất bạc màu, đất xói mòn còn lớn. Sinh vật - Diện tích đất rừng tương đối lớn 319.980 ha năm 2008 (Độ che phủ 49,85%). - Động vật phong phú, đa dạng. - Thuận lợi: nhiều loại gỗ quí, nguồn tre, nứa, luồng dồi dào. - Khó khăn: diện tích rừng tự nhiên giảm sút, động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Khoáng sản - Phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao: Than, quặng sắt, ăngtimoan ... và đá vôi. - Thuận lợi: nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. - Khó khăn: giảm sút, khai thác, sử dụng lãng phí. 4.4 Củng cố- đánh giá: ? Nêu đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh? ý nghĩa của nó? ? Nêu đặc điểm cơ bản về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh? ? Thế mạnh kinh tế của tỉnh? 4.5. Hướng dẫn về nhà. - HS về ôn tập và chuẩn bị bài mới ở nhà. - Dặn dò HS sưu tầm tài liệu về Quảng Ninh. + Hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Số dân Sự gia tăng dân số Kết cấu dân số Mật độ dân số Phân bố dân cư Các loại hình cư trú Văn hóa - Giáo dục Y tế + Nhận xét về đặc điểm dân cư, lao động ? Nêu ảnh hưởng của dân cư, lao động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ? Các giải pháp khắc phục khó khăn. 5. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:31/03/2012 Ngàygiảng: /4/2012 địa lí địa phương Tiết 49. địa lí tỉnh quảng ninh. ( tt) 1. Mục tiêu . Sau bài này HS cần : 1.1. Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm chính về dân cư lao động ở địa phương: gia tăng dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh Quảng Ninh. - Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Về kĩ năng: - Có kĩ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. 1.3. Về thái độ: - Có ý thức trong việc giáo dục dân số và hiểu được ý nghĩa của nó. 2 . Chuẩn bị: Giáo viên: - Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam. - Bản đồ tỉnh Quảng Ninh (nếu có) - Tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. Học sinh: - SGK+ đồ dùng học tập khác. 3. Phương pháp sử dụng: - Phương pháp đặt vấn đề. - Phương pháp trực quan mô tả. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp thảo luận nhóm/ cặp. - Phương pháp liên hệ thực tế địa phương. 4 .Tiến trình dạy học. 4.1. ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: 1 Trình bày đặc điểm vị trí địa lí ở tỉnh Quảng Ninh? ý nghĩa? 2 Cho biết tỉnh ta có đặc điểm tự nhiên như thế nào? * Biểu điểm: ?1: 10 điểm ?2: 10 điểm. * Đối tượng: Học sinh khá - giỏi. 4.3. Bài mới: * Vào bài: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư lao động giúp ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư và lao động của địa phương để có kế hoạch điều chính sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động và việc làm của địa phương. * Hoạt động bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về gia tăng dân số. HS làm việc cá nhân/ cặp. - HS dựa vào tài liệu viết về Quảng Ninh và sự hiểu biết của bản thân hãy: + Cho biết số dân của tỉnh Quảng Ninh? + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên? + Tác động của gia tăng dân số đến đời sống và sản xuất? HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về kết cấu dân số. HS làm việc cá nhân/cặp. - HS dựa vào tài liệu viết về Quảng Ninh và sự hiểu biết của bản thân hãy: + Nêu đặc điểm kết cấu dân số ? (theo giới, theo độ tuổi và theo lao động, theo dân tộc) + ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển KT - XH? HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu về sự phân bố dân cư Quảng Ninh. HS làm việc nhóm/cặp. - HS dựa vào bản đồ dân cư Việt Nam, tài liệu về Quảng Ninh và sự hiểu biết của bản thân hãy: + Trình bày đặc điểm phân bố dân cư Quảng Ninh ? + Cho biết các loại hình cư trú? HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu về tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. HS làm việc nhóm. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Cho biết truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh ta? Kể tên các vị anh hùng của tỉnh Quảng Ninh mà em biết? + Nhóm 2: Cho biết tình hình phát triển giáo dục của tỉnh ta trong những năm vừa qua. + Nhóm 3: Tình hình y tế của Quảng Ninh . - Các nhóm dựa vào tài liệu Quảng Ninh thảo luận từ 5 - 7 phút. Đại diện HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 5: HDHS tìm hiểu về khái quát kinh tế Quảng Ninh. HS làm việc cá nhân.. - HS dựa vào kiến thức đã học, nội dung tài liệu địa phương, kết hợp vốn hiểu biết hãy: + Cho biết Quảng Ninh có những thế mạnh kinh tế nào? + Thành tựu của sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế cảu tỉnh? + Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước. - HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức . Hoạt động 6: HDHS tìm hiểu về các ngành kinh tế Quảng Ninh. HS làm việc cá nhân/ cặp. - Nêu vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu ngành công nghiệp : + Cơ cấu theo hình thức sở hữu. + Cơ cấu theo ngành (chú ý tới các ngành công nghiệp then chốt). - Phân bô công nghiệp (các khu công nghiệp tập trung) - Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu. - Phương hướng phát triển công nghiệp. HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. - Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu ngành nông nghiệp. + Ngành trồng trọt, tỉ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp. + Sự phát triển và phân bố các loại cây trồng chính. + Ngành chăn nuôi : Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. + Ngành thuỷ sản : Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ( sản phẩm, phân bố ) + Ngành lâm nghiệp : Khai thác lâm sản, bảo vệ rừng và trồng rừng. - Phương hướng phát triển nông nghiệp. HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. - Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh. - Giao thông vận tải : Các loại hình vận tải, các tuyến đường giao thông chín, phát triển giao thông vận tải. - Bưu chính viễn thông. - Thương mại : Nội thương : Hoạt động xuất nhập khẩu. Du lịch : Các trung tâm du lịch, sự phát triển của ngành du lịch. - Hoạt động đầu tư của nước ngoài. III. Dân cư và lao động. 1. Gia tăng dân số. - Số dân: 1.146.500 người (2009), đứng thứ 33 trên 63 tỉnh thành. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,09% (2009). - Gia tăng dân số giảm. 2. Kết cấu dân số. - Theo giới tính: + Nam: 51,1% + Nữ: 48,9% - Theo độ tuổi: + Từ 0 - 14 tuổi: 31,5% + Từ 15 - 60 tuổi: 61,4% + Trên 60 tuổi: 7,1% - Theo lao động: + Trong tuổi lao động: 61,4% + Ngoài tuổi lao động: 38,6% -> Số phục thuộc cao. - Theo dân tộc: Kinh 89,2%; Các dân tộc thiểu số: 11,8%. 3. Sự phân bố dân cư. - MĐDS trung bình năm 2009: 188 người/ km2. (Hải Hà: 103,3 người/km2) - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung chủ yếu ở: thành phố, thị xã, thị trấn, ven biển và ven sông. + Thưa thớt ở miền núi. 4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Văn hóa: + Có nền văn hóa lâu đời, với nền văn hóa Hạ Long phát triển rực rỡ. + Có nhiều Nhà thơ, ca sĩ nổi tiếng: Lê Dung, Quang Thọ... - Giáo dục: + Trình độ dân trí ngày một tăng cao . + Năm 2009, tỉnh ta có 598 trường phổ thông với 248.637 HS. - Y tế: Quảng Ninh có mạng lưới y tế phong phú, đa dạng, có hệ thống y tế đồng bộ từ tuyến xã, phường đến tuyến tỉnh. IV. Kinh tế. 1. Đặc điểm chung. - Quảng Ninh có nhiều thế mạnh để xây dựng một nền kinh tế toàn diện. - Thành tựu phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng lên qua các năm. + Các ngành kinh tế đều phát triển. + Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH. 2. Các ngành kinh tế. a. Công nghiệp kể cả tiểu thủ công ngiệp. * Công nghiệp: - Vị trí: Ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất, chiếm 54,6% tổng GDP (năm 2009). - Các ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp sản xuất than, công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản - thủy sản... - Hướng phát triển: Duy trì tốc độ phát triển, gắn xây dựng kết cấu hạ tầng với bảo vệ môi trường. Khai thác triệt để các nguồn lực của tỉnh và thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. b. Nông nghiệp: (bao gồm cả Lâm nghiệp, Thủy sản) - Vị trí: Tuy chỉ chiếm 10% tổng giá trị sản phẩm GDP (năm 2009), nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. - Cơ cấu: + Trồng trọt: gồm cây lương thực (lúa, ngô, sắn), cây công nghiệp lâu năm (chè, dứa ...), cây ăn quả (nhãn, vải, cam ...). + Chăn nuôi: gồm có trâu, bò, lợn và gia cầm. + Thủy sản: Phát triển đồng bộ ở các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. + Lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp năm 2008: 319.980 ha. Độ che phủ rừng 49,85%. c. Dịch vụ: - Vị trí: luôn chiếm tỉ trọng cao. - Các ngành chiếm ưu thế: thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. 4.4.Củng cố- đánh giá: ? Nêu đặc điểm cơ bản về dân cư và lao động tỉnh ta? ? Nêu đặc điểm cơ bản về kinh tế tỉnh ta? 4.5 Hướng dẫn về nhà. - HS về ôn tập và chuẩn bị bài mới ở nhà. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Phiếu học tập số 1: 1. Ngành kinh tế biển bao gồm những ngành gì ? Nước ta có thuận lợi, khó khăn gì để phát triển ngành kinh tế biển ? 2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xã bờ ? Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản ? 3. Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam sau: Cửa Lò, Sầm Sơn, Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Phiếu học tập số 2: 1. Vẽ sơ đồ phát triển ngành dầu khí nước ta ? 2. Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chúng ta cần tiến hành biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển ? 3. Tại sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ? Các giải pháp. Phiếu học tập số 3: 1. Xác định vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ. Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ? 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh có đặc điểm gì ? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. Những giải pháp cụ thể. 3. Dân cư - lao động của tỉnh có đặc điểm gì ? Có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? Các giải pháp lớn ? 4. Nêu đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh ? Phiếu học tập số 4: 1. Dựa vào H40.1, hãy chuyển thành bảng số liệu tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta. 2. Làm bài tập 1 (Tr.134, SGK). 5. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an(2).doc