Giáo án Địa lý 10 - Bài 26, 27

I. YÊU CẦU

- Làm cho HS thấy được vấn đề dân số và vấn đề dân tộc là những vấn đề chung, nhưng mức độ có khác nhau giữa các nước trong các khu vực.

- Làm cho HS thấy được những thuận lợi và khó khăn của các nước trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ đó cho HS có được một cách nhìn rộng hơn đối với các vấn đề này ở nước ta.

II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Sự bùng nổ dân số ở các nước Đông Nam Á làm tăng thêm các khó khăn về mặt xã hội của các nước trong khu vực và đòi hỏi các nước này phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp lí dựa trên nguồn lao động dư thừa.

- Vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo đặt ra đối với tất cả các nước trong khu vực.

- Các nước ASEAN đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và ngồn lao động của mình, nhưng vốn và kỹ thuật còn dựa vào tư bản nước ngoài.

- Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN đang chuyển biến mạnh mẽ.

- Sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN chưa có cơ sở vững chắc, nợ nước ngoài rất lớn, sự phân hóa xã hội ngày càng lớn.

- Campuchia và Lào là hai nước còn có nhiều khó khăn trên con đường phát triển kinh tế xã hội.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26. CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM Á I. YÊU CẦU - Làm cho HS thấy được vấn đề dân số và vấn đề dân tộc là những vấn đề chung, nhưng mức độ có khác nhau giữa các nước trong các khu vực. - Làm cho HS thấy được những thuận lợi và khó khăn của các nước trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ đó cho HS có được một cách nhìn rộng hơn đối với các vấn đề này ở nước ta. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN - Sự bùng nổ dân số ở các nước Đông Nam Á làm tăng thêm các khó khăn về mặt xã hội của các nước trong khu vực và đòi hỏi các nước này phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp lí dựa trên nguồn lao động dư thừa. - Vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo đặt ra đối với tất cả các nước trong khu vực. - Các nước ASEAN đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và ngồn lao động của mình, nhưng vốn và kỹ thuật còn dựa vào tư bản nước ngoài. - Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN đang chuyển biến mạnh mẽ. - Sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN chưa có cơ sở vững chắc, nợ nước ngoài rất lớn, sự phân hóa xã hội ngày càng lớn. - Campuchia và Lào là hai nước còn có nhiều khó khăn trên con đường phát triển kinh tế xã hội. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Lược đồ các nước Đông Nam Á IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Sự tiếp tục “bùng nổ” dân số ở các nước Đông Nam Á có thể phân tích qua bảng sau đây (theo tài liệu của LHQ) SỐ LIỆU VỀ DÂN SỐ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Các nước Dân số (triệu người) Tỉ suất sinh (%o) Tỉ suất tử (%o) Tỉ suất tăng tự nhiên (%) Thời gian dân số tăng gấp đôi 1988 1995 – 2000 (năm) Việt Nam Lào Campuchia Thái Lan Mianma Malaixia Xingapo Indonexia Brunay Philippin 77,5 5,2 10,7 60,3 44,5 21,4 3,5 206,3 0,35 72,9 22 40 34 17 21 25 15 23 22 29 7 13 13 2.1 9 5 5 8 3 6 1.6 2.7 2.1 1.0 1.2 2.0 1.0 1.5 1.9 2.3 43 26 33 70 58 35 70 47 37 30 2. Giáo viên có thể tìm thêm cuốn “Địa lí Đông Nam Á”, để lấy các tài liệu minh họa về bức tranh dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo phong phú của vùng Đông Nam Á. Ví dụ: Indonexia có hơn 150 dân tộc khác nhau, trong đó có 3 dân tộc đông nhất, 90% dân theo đạo Hồi. Malaixia có các thành phần dân tộc đông nhất là người Mã Lai, gốc hoa, gốc Ấn Độ và gốc Pakixtan, đạo Hồi là chính thống….Ở Philippin, phần lớn dân số theo đạo Thiên Chúa. Ở Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, xingapo phần lớn dân cư là theo đạo phật… 3. Nói đến thành phần dân tộc của các nước Đông Nam Á không thể không nhắc đến người Trung Quốc (gốc Hoa) ở đây. Theo đánh giá vào năm 1969, trong số 21.228 nghìn người gốc Hoa định cư ở các nước khác trong Châu Á, có số người gốc Hoa ở Đông Nam Á là 21.130 nghìn người. 4. Khi phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN, chúng ta sẽ thấy các nước này đã có một số kinh nghiệm chung, mặc dù chúng được vận dụng sớm hay muộn tùy từng nước, cũng như mức độ thành công và cái giá phải trả cũng khác nhau giữa các nước. Chẳng hạn Malaixia ngay từ những năm 50 của thế kỉ này đã thực hiện có hiệu quả một chương trình chặt hạ và thay thế các cây cao su già và đã trồng mới lại 1/3 diện tích cây cao su với giống mới có năng suất và sản lượng cao hơn, đã mở rộng diện tích cọ dầu thêm hơn 40%. Và kết quả là một thập niên sau đó cho tới nay, sản lượng cao su và dầu cọ của Malaixia tăng vọt, và Malaixia có được vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới về các mặt hàng này. Sau những thành công đối với cao su và cọ dầu, Malaixia mới tập trung nỗ lực vào phát triển cây lúa. Cũng cần hiểu hoàn cảnh ra đời và phát triển chiến lược “ thay thế hàng nhập khẩu” và chiến lược này được thay thế bằng chiến lược “hướng vào xuất khẩu”. Chiến lược “thay thế hàng nhập khẩu” được tất cả các nước này áp dụng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, sau khi đất nước mới dành được độc lập. Nhưng thị trường trong nước hạn hẹp, chính sách bảo hộ hàng nội địa cứng nhắc, làm cho hàng sản xuất trong nước chậm đổi mới và nâng cao chất lượng, không có khả năng vươn ra thị trường thế giới, việc thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng bằng việc tăng cường nhập tư liệu sản xuất và trang thiết bị không làm giảm nhẹ khó khăn trong thanh toán quốc tế, công nghiệp hóa theo đường lối này cũng chỉ có hạn về tạo ra việc làm. Tất cả những cái đó đã dẫn các nước ASEAN tưới chiến lược “hướng vào xuất khẩu”. Những nước nàycos thị trường trong nước nhỏ (Malaixia, Xingapo) chuyển hướng sớm hơn. Các nước có thị trường trong nước lớn hơn (Philippin, Indonexia) chuyển hướng chậm hơn. Trong việc sản xuất hàng xuất khẩu, trong gia đoạn đầu, các nước ASEAN trừ (Xingapo) đều phát triển các mặt hàng cần sử dụng nhiều khoáng sản hay nguyên liệu nông nghiệp. Xingapo chú trọng phát triển các mặt hàng dùng nhiều nhân lực. Nhưng có một xu hướng chung là tỉ lệ cảu các mặt hàng dùng nhiều lao động không làng nghề ngày càng tăng. Như vậy, có thể nói tới thành công của các nước này trong việc phát triển mô hình kinh tế sử dụng nguồn lao động dư thừa. Hiện nay, các nước ASEAN có điều kiện để thực hiện việc chuyển hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ, sau khi họ đã tạo được nguồn vốn lớn hơn, có đội ngũ công nhân lành nghề đông đảo và đã có cơ sở hạ tầng kí thuật phát triên hơn. Đối với bài này, GV nên dùng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với giảng giải. Cũng có thể dùng phương pháp thuyết trình – nêu vấn đề - HĐ1: Cho hs quan sát bản đồ các nước châu Á ,có thể tự tìm hiểu số liệu ds các nước đó Vậy: - Tỉ lệ% so với tg - Tỷ lệ GDP ? HD2 1. Vấn đề dân số và vấn đề dân tộc a) Đông Nam Á là một khu vực đông dân của thế giới. Dân số toàn khu vực năm 1996 là 501 triệu người, tương đương với số dân của Mĩ La tinh hay gần bằng châu Âu. Tỉ lệ sinh hiện nay còn cao (30%o), chỉ trừ Thái Lan và Xingapo có tỉ lệ sinh trung bình. => KK- trở ngại : việc giải quyết các vân đề xã hội (việc làm và nạ thất ngiệp, trình độ học vấn và nạ mù chữa, dịch vụ y tế và các căn bệnh xã hội, nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em…) - Dân số đông và nguồn lao động dồi dào, rẻ, kể cả lao động có tay nghề của nhiều nước trong khu vực lại là điểm hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài. b) Các nước ở Đông Nam Á đều có thành phần dân tộc khá phức tạp. - Các dân tộc trong khu vực nói nhiều thứ tiếng khác nhau, thuộc ba dòng ngôn ngữ: dòng Nam Á, dòng Nam Đảo và dòng Hán – Tạng. Sự sặc sỡ của bức tranh phân bố dân tộc, những nét riêng về văn hóa, về tập quán sản xuất và sinh hoạt ….của từng dân tộc đã tạo nên sự hấp dẫn của nền văn hóa ở đây, đồng thời cũng góp phần tạo nên tính năng động của dân cư. 2. Vấn đề đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế. a) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu hàng đầu của các nước Đông Nam Á. - Nguồn lực Để nhằm mục tiêu này, các nước ASEAN đã dựa vào hai thế mạnh chủ yếu của mình là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Các nước ASEAN cũng phải khắc phục hai điểm yếu cơ bản của mình là thiếu vốn và thiếu kĩ thuật tiên tiến. - Từ năm sáu mươi và bảy mươi của thế kỉ này, cả nước ASEAN bắt đầu áp dụng chiến lược “hướng vào vào xuất khẩu” thay cho chiến lược “thay thế hàng nhập khẩu”. Trước hết, các nước này tập trung nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu (cao su, ca cao, dừa, cọ dầu…). Gần đây, các nước ASEAN tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến và hoạt động dịch vụ. Các nước ASEAN đã áp dụng những chính sách và biện pháp khác nhau để thu hút sự đầu tư của nước ngoài, mở các khu chế xuất. Với những biện pháp như vậy, các nước này đã bước đầu khắc phục được những khó khắn về vốn và thực hiện được việc chuyển giao kĩ thuật. Một số nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như: Xingapo, Malaixia và Thái Lan. b) Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN có những biến đổ mạnh mẽ, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của các công ti xuyên quốc gia. Mỗi nước lựa chọn một số ngành mũi nhọn, một số sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn, ở Indonexia là ngành khai thác và chế biến dầu mỏ, ở Xingapo là công nghiệp vi điện tử và chế biến các sản phẩm dựa vào nguyên liệu nhập. 3. Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội a) Đối với các nước đang phát triển nói chung và các nước ASEAN nói riêng, sự tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài và thị trường quốc tế. Hơn nữa, hai thế mạnh chủ yếu của các nước này là nguồn nguyên liệu dồi dào và nguồn lao động giá rẻ sẽ giảm ý nghĩa trong tương lai. Thứ nhất, giá xuất khẩu nguyên liệu không ngừng giảm so với giá nhập khẩu máy móc, thiết bị. Thứ hai, trong điều kiện khoa học – kĩ thuật càng phát triển thì nhu cầu về sức lao động rẻ sẽ giảm đi mà thay vào đó là nhu cầu về lao động có kĩ thuật cao. Vì vậy, sự tăng trưởng của các nước này chưa có cơ sở vững chắc. b) Chính những điều trên đã đặt các nước ASEAN vào tình trạng nợ nước ngoài rất lớn. Chẳng hạn số nợ nước ngoài năm 1995 của Indonexia là hơn 124,4 tỉ đola Mĩ, Thái Lan là 83,1 tỉ đôla Mĩ… Những khó khăn về kinnh tế dễ làm tăng lạm phát và tăng tỉ lệ người thất ngiệp ở các nước này. c) Một hậu quả xã hội khác là sự phân hóa ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo; giữa thành thị các vùng được đầu tư và vùng nông thôn rộng lớn. d) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của các nước láng giềng Lào và Campuchia có những điểm khác biệt so với các nước ASEAN khác. Đây là hai nước hiện có tỉ lệ sinh cao nhất và tỉ lệ tử vong của trẻ em vào loại cao của khu vực Dông Nam Á. Nền kinh tế của Lào và Campuchia phải trải qua những biến động lớn trong mấy thập niên qua do chiến tranh. Về cơ bản, nền kinh tế của hai nước này vẫn là kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Hiện nay, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào và Campuchia đang phấn đấu để đưa đất nước tiến lên. Củng cố: nhắc lại những vấn đề chính Bài 27. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. YÊU CẦU - Làm cho HS thấy rằng Việt Nam có quan hệ đặc biệt thân thiện với các nước láng giêngf Lào và Camphuchia - Làm cho HS hiểu rằng việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trong khgu vực là xu thế tất yếu và có lợi cho sự phát triển của mỗi nước. - Cho HS thấy được các triển vọng mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước Đông Nam Á. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN. - Quan hệ láng giềng đặc biệt thân thiện giữa 3 nước Đông Dương. - Quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN đang được cải thiện - Những cơ hội cho việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta và các nước Đông Nam Á. - Khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta và các nước khác trong khu vực. III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. GV cần làm nổi bật mối quan hệ thân thiết, đặc biệt giữa 3 nước Đông Dương, được xây dựng trong quá trình lịch sử giành độc lập và xây dựng nền kinh tế của mỗi nước. 2. Khối ASEAN (tiếng Anh: Association of South-East Asian Nations có nghĩa là Hiệp hội các nước Đông Nam Á) được thành lập từ ngày 8/8/1967 gồm 5 nước thành viên: Indonexia, Malaixia, Xingapo, Thai Lan và Philippin. Từ ngày 3/1/1984 thêm thành viên thứ 6 là Brunay. Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN từ ngày 28/7/1995. Lào và Mianma gia nhập ASEAN ngày 23/7/1995. Campuchia gia nhập ASEAN ngày 30/4/1999. Mục đích của tổ chức ASEAN được ghi trong “Tuyên bố Bang Cốc” là “ Thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế - xã hội và văn hóa của các nước thành viên, củng cố hòa bình và ổn định khu vực”. Nhưng đáng tiếc là nhiều năm trước đây hoạt động của khối này mang tính chất là một khối quan sự. Dưới ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, các nước Đông Nam Á đã bị chia rẽ thành nhóm: ASEAN và Đông Dương. Ngày nay, trong hoàn cảnh thế giới đầy biến động, so sánh lực lượng trên thế giới có nhiều thay đổi, tinh trạng đáng buồn này đang tới chỗ chấm dứt. Đông Nam Á đang đi tới một sự hợp tác toàn khu vực. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu một bước tiến mới trên con đường cải thiện quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN với nước ta. 3. GV cần làm rõ: Tại sao và trên cơ sở nào nước ta cần tận dụng lợi thế của mình để vừa hợp tác, vừa cạnh tranh có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Vị trí địa lí “là láng giềng của nhau” đòi hỏi phải có quan hệ hợp tác, xây dựng bầu không khí hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển. - Những vấn đề về sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có những nổ lực chung của các nước trong khu vực (ví dụ; vấn đề Biển Đông, vấn đề sông Mê Công…) - Các nước Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, cần phải liên kết với nhau để có thể hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các khu vực khác của thế giới, gần nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương - Các nước ASEAN đã và đang đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những kinh nghiệm, bài học thành công và thất bại của họ rất bổ ích cho chúng ta trên con đường đổi mới. - Việt Nam mong muốn trở thành một chủ thể tích cực trong trật tự mới của khu vực Đông Nam Á. Cả Việt Nam và các nước ASEAN đều có nguyện vọng hợp tác với nhau về nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Do có nhiều nét tương đồng về tài nguyên thiên nhiên với các nước khác trong khu vực, có cơ cấu hàng xuất khẩu của ta (nhất là các mặt hàng chủ lực) có nét tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước này. Sự cạnh tranh là không tránh khỏi. GV cần cho HS hiểu đúng đắn rằng sự cạnh tranh ở đây bao hàm cả ý tích cực: các cơ sở sản xuất của chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nước ta trên thị trường thế giới, xâm nhập có kết quả vào thị trường khu vực và thế giới. - Một trong những khả năng hợp tác với các nước ASEAN là ở lĩnh vực đầu tư. Các nước ASEAN đang làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của họ: từ chỗ phát triển các ngành đòi hỏi lao động rẻ nhưng không lành nghề sang các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, lao động có chất lượng cao. Giá của lao động ở nước này cũng cao hơn trước đây. Do vậy, Việt Nam với nguồn lao động dồi dào và rẻ hơn, lại không thiếu lao động lành nghề và giàu tài nguyên sẽ là địa bàn hấp dẫn đầu tư đối với các nước ASEAN. Đối với bài này, GV có thể dùng phương pháp cho học sinh tự nghiên cứu bài trước rồi thảo luận để làm rõ những khả năng mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước Đông Nam Á, dựa trên những thuận lợi của nước ta về các nguồn lực đã học ở những tiết trước. 1. Những mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã hình thành giữa nước ta và các nước Đông Nam Á -Cho đến nay, nước ta đã đặt quan hệ ngoại dao và buôn bán với tất cả các nước trong khu vực -Quan hệ láng giềng thân thiện giữa Việt Nam, Lào và Campuchia đã hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được phát triển trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của mỗi nước và trong công cuộc xây dựng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Việc kí kết các hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (1977), giữa Việt Nam và Campuchia (1979 - Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN bị gián đoạn trong suốt thời gian có cuộc chiến tranh Đông Dương và do chính sách can thiệp của các nước lớn vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực. - Hiện nay, quan hệ giữa Việt nam và các nước ASEAN đang được cải thiện, nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. VN Nhập ASEAN.. - Quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước ASEAN được tăng cường và đa dạng hơn kể tử năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị, đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ASEAN gắn liền với việc nước ta thực hiện đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. -Hiện nay, trong khu vực, Xingapo là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 1996, giá trị hàn xuất khẩu đến Xingapo là 1290 triệu đôla Mĩ (chỉ sau Nhật bản), còn giá trị hàng nhập khẩu từ Xingapo là 2032,6 triệu đôla Mĩ (vượt Nhật Bản). Các nước bạn hàng có vị trí đáng kể khác trong khu vực là Thái Lan, Indonexia và Malaixia. Việc thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào nước ta cũng bước dầu có kết quả. 2. Những cơ hội cho sự mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á - Việt Nam hiện nay có thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người còn thấp, nhưng lại gần một khu vực kinh tế phát triển năng động vào bậc nhất thế giới trong thập niên 80. Một số nước ASEAN đã vượt xa nước ta về bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người. Sự phát triển kinh tế nhanh của một số nước trong khu vực cho phép và đồng thời đòi hỏi nước ta phải tận dụng được lợi thế của mình để vừa hợp tác, vừa cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Sự diễn biến của tình hình chính trị trên thế giới và trong khu vực cũng thuận lợi cho xu thế hợp tác giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN. Trên thế, thời kì chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu hướng đối thoại, hợp tác đang thay thế sự đối đầu giữa các nước. XU thế tăng cường hợp tác khu vực đang diễn ra trên nhiều vùng lớn của thế giới. - Tác động của các sự kiện chính trị, kinh tế quốc tế va các khu vực khác trên thế giới, những chuyển biến mau lẹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng góp phần thúc đẩy sự nỗ lực của các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển, có vị trí ngày càng được củng cố trên thế giới. - Việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta và các nước Đông Nam Á không tách rời với việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtraylia…. 3. Về khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á Khả năng mở rộng các quan hệ kinh tế của nước ta với các nước Đông Nam Á là phong phú, rộng mở. Trước hết, đó là sự hợp tác nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên của khu vực vì quyền lợi của các nước có liên quan, chẳng hạn như việc khai thác Ttoongr hợp sông Mê Công, khai thác các nguồn lợi biển và thềm lục địa của Biển Đông và vịnh Thái Lan… Sự hợp tác cũng sẽ phát triển trong lĩnh vực đầu tư. Việt Nam có một số khoáng sản quý, trữ lượng khá mà các nước láng giềng không có lợi thế bằng. Lực lượng lao động ở Việt Nam khá lành nghề, lại rẻ hơn so với một số nước Đông Nam Á. Môi trường đầu tư vào Việt Nam thuận lợi. Thị trường Việt Nam có sức mua khá lớn. Điều đó làm tăng thêm sức hấp dẫn với sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt hiện nay là, các nước ASEAN đang chủ trương bố trí lại cơ cấu công nghiệp ở nước mình. Trong quá trình mở rộng các quan hệ kinh tế, nước ta sẽ tham gia thích cực vào sự phân công lao động giữa các nước trong khu vực, hòa nhập nhanh hơn vào đời sống kinh tế quốc tế. CỦNG CỐ KT: NHẮC NHỞ HS………………………..

File đính kèm:

  • docBài 26.....doc