Giáo án Địa lý 11 bài 1 đến 7

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI

Bài 1

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học HS cần:

- Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển.

- Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NIC về các mặt: GDP, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, chỉ số HDI.

- Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 1 đến 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới Bài 1 Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại MụC TIÊU BàI HọC Sau bài học HS cần: Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển. Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NIC về các mặt: GDP, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, chỉ số HDI. Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế về các mặt, xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế cơ cấu. Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người Đọc các bảng số liệu và rút ra nhận xét cần thiết về GDP, GDP theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, chỉ số HDI. Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. THIếT Bị DạY HọC Hình 1. Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức bình quân đầu người (USD/người – năm 2004). (Phóng to theo SGK) Bảng 1.1. Tỉ trọng GDP theo giá thực tế của các nhóm nước. (Phóng to theo SGK) Bảng 1.2. cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, năm 2004. (Phóng to theo SGK) Bảng 1.3. Chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước. (Phóng to theo SGK) HOạT ĐộNG DạY Và HọC Mở bài Phương án 1 GV tóm tắt sơ lược chương trình Địa lí 10 và giới thiệu đôi nét về chương trình Địa lí 11. Yêu cầu HS xem mục lục để xác định 2 phần chính trong chương trình địa lí 11. Giáo viên giới thiệu phần A: Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới. GV hỏi và cho HS suy ngẫm: Có bao nhiêu quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới? Trình độ kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới hiện nay chênh lệch hay đồng đều? Nhân loại đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay khác gì với các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đây? Phương án 2 ở lớp 10 các em đã được học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thrr hơn về tự nhiên và kinh tế – xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vầ các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. GV ghi tên bài lên bảng. Hoạy động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân /cặp Bước 1: Yêu cầu mỗi HS tự đọc mục I trong SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nước. Sau đó từng cặp quan sát hình I và nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người). Hoặc có thể cho HS tiếp tục làm việc cá nhân, hoàn thành câu hỏi 1 phần phụ lục. Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn xác kiến thức và giải thích các khái niệm: Bình quân đầu người (GDP – Gross domestic product), Đầu tư ra nước ngoài (FDI – Foregin direct investment), chỉ số phát triển con người (HDI – Human development Index). GV giảng them về các nước NIC. Có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Hãy kể tên một số nước NIC (New industrial countries)? Các nước này thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển? Hãy nêu một số đặc điểm tiêu biểu của nước NIC. - Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? - Dựa vào hình 1, em có thể kết luận người dân của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất? Chuyển ý: Như ta đã biết nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự cách biệt rất lớn về trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng cụ thể như thế nào? vào phần 2. HĐ 2: Nhóm Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 – 6 HS, được giao cho một trong những nhiệm vụ cụ thể sau: Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, nhận xét tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước. Nhóm 3:Làm việc với bảng 1.3, và bảng thông tin ở ô chữ, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ bình quân giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Bước 1: Các nhóm thảo luận. Trong khi các nhóm thảo luận GV kẻ câu hỏi học tập 2 lên bảng. Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày: mỗi nhóm cử 2 HS, một HS trình bày và một HS ghi ngắn gọn kết quả làm việc của nhóm vào ô tương ứng ở trên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV kết luận của các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung vẫn những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác. GV tiểu kết: Dân số các nước phát triển chỉ chiếm 1/5 GDP của thế giới nhưng tỉ trọng GDP lại chiếm 4/5 GDP của thế giới. GDP ở nhóm nước phát triển rất cao ở khu vực III (> 70%) và thấp ơt khu vực I và II ( 40%, khu vực I và II < 60%). Sự chênh lệch chất lượng cuộc sống thể hiện rất rõ ở tuổi thọ bình quân và chỉ số HDI. Năm 2005, tuổi thọ bình quân của các nhóm nước phát triển là 76, của các nhóm nước đang phát triển là 65, thậm chí các nước ở Đông Phi và Tây Phi, tuổi thọ bình quân chỉ tới 47. Chỉ số HDI ở các nước phát triển và đang phát triển đều tăng qua các năm, tuy nhiên sự chênh lệch vẫn còn rất lớn và khoảng cách qua các năm hầu như không thay đổi. Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã tác động đến kinh tế, xã hội thế giới như thế nào? sang phần III. HĐ 3: Cả lớp GV giảng về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Giải thích và làm sáng tỏ khái niệm công nghệ cao. Đồng thời làm rõ vai trò của 4 công nghệ trụ cột. Lưu ý: - Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật: + Cuộc cách mạng công nghipeej diễn ra vào cuối TK XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. + Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thể kỉ XX: từ sản xuất cơ khí chuyển sang sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ à ra đời hệ thống công nghệ điện cơ khí. + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI: làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. - Phân tích vai trò của 4 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Có thể bổ sung các câu hỏi sau: + Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây? + Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. + Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới + Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức. + Em biết gì về nền kinh tế tri thức? I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao. - Các nước đang phát triển thì ngược lại. II. THIếT Bị DạY HọC. Sự tương phản về trnhf độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Thông tin phản hồi câu hỏi học tập 2 III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Xuất hiện vào cuối TK XX Bùng nổ công nghệ cao Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ à chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ à Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa vào trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. Đánh giá Trắc nghiệm Hãy chọn câu trả lời đúng Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát trienr nền kinh tế tri thức là: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Cuộc cách mạng khoa hoc. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Các quốc gia trên thế giới được chia làm hai nhóm: nhóm phát triển và nhóm đang phát triển, dựa vào Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước. Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người. Kinh tế tri thức là loại kinh tế dựa trên. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao. Vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao. Nối ý ở cột I và cột II sao cho đúng. I. Bốn công nghệ trụ cột II. Đặc điểm Công nghệ sinh học Công nghệ vật liệu Công nghệ năng lượng Công nghệ thông tin Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp sợi quang Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới. Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới. Nâng cao năng lực con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin Tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, thủy triều. Tạo ra các vật liệu siêu dẫn, vật liệu composit Tạo ra những bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tự luận Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh té – xã hội của nhóm phát triển và nhóm đang phát triển. Dựa vào hình 1, nêu nhận xét về sự phân bố của các nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhất và các nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất. Hoạt động nối tiếp Làm bài tập 2 và 3 trong SGK Bài 2 Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế i. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hiệu quả của nó. Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó. Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh té khu vực. Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết khu vực. Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. Thiết bị dạy học. Bản đồ các nước trên thế giới Lược đồ trống thế giới, trên đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4 (để giao cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài tập vè nhà) III. Hoạt động dạy và học Mở bài: Phương án 1: GV hỏi: các công ty Honda, cocacola, Nokia, Samsung.thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vởy toàn cầu hóa là gì? Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực toàn cầu hóa có gì khác nhau? Phương án 2: Phần mở bài trong SGK Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung chính HĐ 1: cả lớp GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu à làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia. Có thể yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Nêu biể hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế? - Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. * Trong quá trình giảng giải, GV có thể sử dụng các thông tin sau: - toàn cầu hóa là xu thế của thời đại nhưng xét đến thì cũng do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến 3 yếu tố chính: Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; nền kinh tế thị trường hiện đại; chính sách có tính toán của Mĩ, của các cường quốc khác và của mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới. - Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại - Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạng tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa. Với VN và các nước đang phát triển Toàn cầu hóa vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn - Có thể nói, bản chất của toàn cầu hóa là một cuộc chơi, là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được – mất” rất to nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết, chỉ có một tình huống chắc chắn là mất hết, đó là khi co mình lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập. Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? chúng ta đi vào tìm hiểu phần II. HĐ 2: Cả lớp/nhóm/cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể. Bước 2: Yêu cầu HS phân thành nhóm từ 4 đến 6 em, tham khảo bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống (giới hạn trong 2 phút). Bước 3: GV ra hiệu lệnh, đồng loạt chạy lên ghi tên các tổ chức kinh tế vào lược đồ, nhóm nào ghi được nhiều nhất và chính xác nhất là nhóm đó thắng cuộc. Bước 4: GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho HS, sau đó yêu cầu từng em HS hoàn thành câu hỏi học tập 1. HĐ 3: Cả lớp GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi: - Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? - Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối quan hệ như thế nào? - Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Biểu hiện - Thương mại thế giới phát triển mạnh - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghẹ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Nguyên nhân hình thành - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Tích cực + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. + Thúc đẩy quá trình mở cửa của thị trường từng nước à tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn à thức đẩy quá trình toàn cầu hóa - Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia. IV. đánh giá A. Trắc nghiệm 1. Hãy chọn câu trả lời đúng. a. Toàn cầu hóa: A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học. C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển. D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học. b. các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm: A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới. B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú. C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn có giữa các nước trong khu vực. D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước. 2. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới: Biểu hiện Đặc điểm Thương mại thế giới phát triển mạnh Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh Khai thác triệt để khoa học công nghệ Thị trường tài chính qốc tế mở rộng Tăng cường sự hợp tác quốc tế Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo B. Tự luận 1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế. 2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào? hoạt động nối tiếp HS về nhà dựa vào lược đồ tróng thế giới trên khổ giấy A4, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới, vạch ranh giới và tô màu các tổ chức liên kết kinh tế khu vực bảng 2. ( màu cho từng khu vực do GV quy định) Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu i. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Giả thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát trienr và già hóa dân số ở các nước phát triển. Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó. Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm môi trường; phân tích hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Phân tích các bảng số liệu 3.1, 3.2, rút ra một số nhận xét về đặc điểm dân số thế giới. Phân tích hình 3.1, 3.2 để biết được một số hậu quả của hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác và đoàn kết toàn nhân loại. II. Thiết bị dạy học Một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam Bảng 3.1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thời kì 1960 – 2005. (phóng to theo SGK) Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, thời kì 2000 – 2005. ( phóng to theo SGK) III. Hoạt động dạy và học Mở bài: Phương án 1: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế xã hội, nhân loại đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu? Đó là những thách thức gì? Tại sao chúng ta lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước? Phương án 2: GV kể một số sự kiện nổi bật mới nhất về sự già hóa dân số và sự bùng nổ dân số của một vài quốc gia trên thế giới, một số sự cố về môi trường (chất thải, sự tràn dầu trên biển,), một số thông tin mới nhất về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới. Sau đó khái quát lại thành các vấn đề. GV hỏi: Đó là vấn đề riêng của một số quốc gia hay của toàn nhân loại. Phương án 3:Phần đầu của SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Chia lớp thành 6 nhóm đánh số thứ tự từ 1 đến 6 Bước 1: Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. Các nhóm 3, 4, 5 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. Gợi ý cho nhóm 1, 2, 3: Nhận xét về sự thay đổi của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì, đồng thời so sánh về sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa hai nhóm nước trong từng thời kì à rút ra nhận định cần thiết. Bước 2: Đại diện các nhóm len trình bày, các nhóm còn lại theo dõi( kết hợp tham khảo SGK), trao đổi, chất vấn, bổ sung. Bước 3: GV kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hóa dân số và hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với chính sách dân số Việt Nam Lưu ý: Khi phân tích tránh để HS hiểu sai, cho rằng người già trở thành người ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội. Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vietj bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ 2. Chúng ta cùng tìm hiểu phần II HĐ 2: Cá nhân/cả lớp - Yêu cầu HS ghi vào mảnh giấy tên các vấn đề môi trường toàn cầu mà các em biết. Sau đó một số em tuần tự đọc cho cả lớp cùng nghe, đồng thời GV ghi lên bảng. Khi thấy danh mục vừa phù hợp với các vấn đề môi trường trong SGK, GV dừng lại và yêu cầu HS xếp các vấn đề môi trường HS ghi trên bảng theo nhóm như trong SGK. HĐ 3: Cặp Bước 1: Từng cặp HS nghiên cứu SGK, kết hợp với hiể biết cá nhân, hoàn thành câu hỏi học tập 1. Bước 2: Đại diện vài nhóm lên trả lời. Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó có thể hỏi tiếp: Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường? Trong khi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi này. GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 ở phần câu hỏi và bài tập cuối bài của SGK. GV nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn nhân loại, một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo. Chuyển ý: Kể một vài thông tin về nạn khủng bố và hoạt động kinh tế ngầm của một vài nước trên thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu phần III. HĐ 3: cả lớp Bước 1: GV thuyết trình (có sự tham gia tích cực của HS) về: chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm. Kết hợp một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở Nga, Mĩ, Indonexia, Tây Ban Nha, Anh,.và các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy,) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới (Nga, một số nước Đông Nam á khác). GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm. Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài “ Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân”. I. Dân số 1. Bùng nổ dân số Dân số thế giới tăng nhanh, 6477 triệu người năm 2005. Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại. Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số. Dân số thế giới ngày càng già đi. a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. b. Hậu quả: - Thiếu lao động. - Chi phí phục lợi cho người già lớn. II. Môi trường 1. Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ô dôn 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương 3. Suy giảm đa dạng snh học II. Một số vấn đề khác Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở lại thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới IV. Đánh giá Trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng Dân số toàn thế giới hiện nay C. Đang giảm Đang tăng Không tăng không giảm D. Đang dần ổn định Bùng nổ dân số trong mọi thời kì đều bắt nguồn từ: Các nước phát triển Các nước đang phát triển Đồng thời ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Các nhóm nước phát triển và đang phát triển nhưng không cùng thời điểm. Trái đất nóng dần lên là do: Mưa axit nhiều nơi trên thế giới. B. Tầng ô dôn bị thủng Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển D. Băng tan ở hai cực Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do: A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt. B. Các sự cố đắm tà. C. Việc rửa các tàu chở dầu D. Các sự cố tràn dầu 5. Bên cạnh vấn đề bùng nổ dân số, già hóa dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường thế giới còn phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm và các tội phạm liên quan đến ma túy. A. Đúng B. sai B. Tự luận 1. Chứng minh tren thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra ở các nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 2. Kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp giả quyết. V. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập 2 và 3 trong SGK - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề về môi trường toàn cầu. Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển i. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Biết được các cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Rèn luyện được các kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ ràng, cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt II. Thiết bị dạy học Các tài liệu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình đề cập đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các hội nghị về môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, giới thiệu về các tổ chức hợp tác có qui mô thế giới (WTO), các hiệp hội mang tính khu vực (ASEAN,). III. Hoạt động dạy và học Mở bài: Cơ hội và thách thức đối với các nước phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam s

File đính kèm:

  • docGiao an lop 11(2).doc