Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1 và 2

Bài 11 - KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 1 : TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

 I) Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm:

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế

 - Phân tích được các đặc điểm dân cư, đặc điểm văn hóa của các nước trong khu vực và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp) của các nước Đông Nam Á.

II) Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

 - Hiểu được sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế của khu vực và nước ta.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: - Tieát: Bài 11 - KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1 : TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I) Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - Phân tích được các đặc điểm dân cư, đặc điểm văn hóa của các nước trong khu vực và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp) của các nước Đông Nam Á. II) Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Hiểu được sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế của khu vực và nước ta. III) Phương pháp: Đàm thoại; phát vấn, thảo luận nhóm,... IV) Thiết bi dạy học: Các biểu đồ, bản đồ có liên quan,... V) Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 45 phút 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu về tự nhiên Hình thức: Cá nhân *GV cho HS quan sát bản đồ hành chính và nêu tên các quốc gia Đông Nam Á và xác định vị trí địa lí các nước Đông Nam Á. *GV gọi 2 HS lên bảng xác định vị trí các nước Đông Nam Á trên bản đồ. * GV yêu cầu HS nêu những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Hình thức: Nhóm * GV nói: Đông Nam Á gồm 2 bộ phận Đông Nam á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. * GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm 1: tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa. - Nhóm 2: tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo. * HS làm việc trong 10 phút. * GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung góp ý kiến. * GV chuẩn xác kiến thức và đưa ra thông tin phản hồi . Hoạt động 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên Hình thức: Cặp * GV giao nhiệm vụ cho HS : đọc các thông tin trong SGK, kết hợp với những kiến thức vừa tìm hiểu về ĐKTN hãy hoàn thiện phiếu học tập số 2 * HS trình bày GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu về dân cư và xã hội Hình thức: Cả lớp * GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin phần 1. trang 101 SGK hãy nhận xét về - Quy mô dân số. - Tốc độ tăng dân số. - Cơ cấu dân số. - Phân bố dân cư. - Trình độ lao động. *CH: Các đặc điểm về dân cư có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam á? Hoạt động 5: Tìm hiểu về xã hội Hình thức: Cả lớp * GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong mục 2 trang 102 SGK hãy nhận xét về: - Dân tộc: - Tôn giáo: - Nền văn hoá: - Chính trị: * CH: Các đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Đông Nam á? I. Tự nhiên: 1. Vị trí địa lí: - Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, Trung Quốc, ấn Độ, Băng- la- đet - Nằm trên bán đảo Trung ấn và quần đảo Mã Lai - Nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến, vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. - Gần các nền văn minh lớn của thế giới ( Trung Quốc và ấn Độ). => Thuận lợi: + Giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước trong và ngoài khu vực nhất là với châu á Thái Bình Dương. + Giao lưu giữa các nền văn minh lớn trên thế giới ( Trung Quốc, ấn Độ ) + Tạo cho khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển nhiều ngành kinh tế ( nông nghiệp, khai khoáng, biển) => Khó khăn : + Nằm ở khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới : bão, động đất, núi lửa, sóng thần. + Đặt ra nhiều thách thức lớn cho phát triển kinh tế. 2. Đặc điểm tự nhiên: (Bảng phụ lục số 1) 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên: (Bảng phụ lục số 2) II. Dân cư và xã hội: 1. Dân cư: - Quy mô dân số đông, năm 2005:556.2 triệu người, mật độ dân số gấp 2.6 lần thế giới. - Tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng còn ở mức cao, nhiều nước vẫn còn ở mức trên 2%. - Cơ cấu dân số trẻ(người trong tuổi lao động chiếm trên 50 %). - Dân số phân bố không đều(tập trung chủ yếu ở đông bằng châu thổ, vùng ven biển vùng đất đỏ bazan. - Trình độ lao động còn thấp. => Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. => Khó khăn: gây sức ép đối với phát triển kinh tế,tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. 2. Xã hội - Có nhiều dân tộc, phân bố rộng không theo biên giới quốc gia. - Có nhiều tôn giáo. - Là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. - chính trị tương đối ổn định. => Thuận lợi: Tạo nên sự ổn định về bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế nhất là du lịch. - Bản sắc văn hoá, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để hợp tác cùng phát triển. => Khó khăn: Vấn đề đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, giữ gìn an ninh chính trị xã hội của khu vực trở thành vấn đề nhạy cảm gây ra một số xáo trộn. 4. Vận dụng - Củng cố: - Hãy cho biết bài học hôm nay có những vấn đề gì cơ bản? GV nói lại nội dung trọng tâm của bài học. 5. Hoạt động liên kết - Dặn dò: - Trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu các tư liệu về kinh tế của Đông Nam Á. @ Phụ lục:*Thông tin phản hồi phiếu học tập: Bảng số 1: Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo Địa hình Chủ yếu là núi có hướng Tây Bắc- Đông Nam, xen lẫn các đồng bằng và các thung lũng, có nhiều cao nguyên rộng . Nhiều đảo, nhiều núi ,ít đồng bằng, nhiều núi lửa (nhiều núi lửa nhất thế giới, có nhiều núi lửa đang hoạt động) Khí hậu Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh phần phía bác Mi-an-ma và Việt Nam. - Xích đạo và nhiệt đới gió mùa ẩm. Đất Phong phú: Fe-ra-lít, phù sa Màu mỡ có nhiều tro bụi của núi lửa Sông ngòi Dày đặc, nhiều sông lớn nguồn nước dồi dào: Sông Hồng, Mêkông ít, ngắn và dốc. Sinh vật Đa dạng có nhiều loài của rừng nhiệt đới phát triển mạnh Hệ sinh thái rừng xích đạo phát triển mạnh. Khoáng sản Phong phú: Sắt, than, dầu mỏ Nhiều than, thiếc, dầu mỏ, đồng Biển Đường bờ biển dài, biển Đông, biển An-da-man Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng ( Thái Bình Dương và ấn Độ Dương) Đặc điểm chung - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ. - Khoáng sản: phong phú, nhiều chủng loại: than, dầu mỏ, thiếc, sắt.. - Rừng: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới và xích đạo phát triển mạnh. - Biển : Rộng lớn nhiều tiềm năng. Bảng số 2: Khó khăn: - Có nhiều thiên tai, khí hậu thuỷ văn thất thường, theo mùa nên gây mất ổn định trong sản xuất và sinh hoạt. - Một số tài nguyên đang bị suy thoái và cạn kiệt Thuận lợi: - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng các sản phẩm - Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. - Phát triển kinh tế biển - Phát triển ngành lâm nghiệp Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Giáo viên soạn Tuaàn: - Tieát: Bài 11 - KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ( TT ) Tiết 2: KINH TẾ I) Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cư cấu kinh tế của khu vực thông qua biểu đồ - Nêu được nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á gồm các ngành chính : trồng lúa nước, trông cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục tăng cường rèn luyện cho HS kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột. - Rèn luyện kĩ năng so sánh biểu đồ. II) Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Có ý thức nỗ lực trong học tập để xây dựng và phát triển đất nước nói riêng và khu vực nói chung. III) Phương pháp: Đàm thoại; phát vấn Thảo luận nhóm IV) Thiết bi dạy học: - Phóng to các biểu đồ trong SGK - Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á - Tranh ảnh ( nếu có ) V) Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong sự phát triển KT-XH? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế Hình thức: Nhóm * GV chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận nội dung sau: Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi GDP của một số quốc gia Đông Nam Á và hoàn thiện phiếu học tập . *HS thảo luận và trình bày trong thời gian 10 phút, các nhóm khác bổ sung. * GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp Hình thức: Cặp * GV giao nhiệm vụ cho HS : Dựa vào bản đồ kinh tế chung, nội dung phần II hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của khu vực Đông Nam Á theo nội dung phiếu học tập số 2: *HS thảo luận và trình bày trong thời gian 3 phút. * GV có thể yêu cầu HS lên xác định sự phân bố của các ngành công nghiệp trên bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á. * GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dịch vụ Hình thức: Cá nhân * GV yêu cầu HS đọc các thông tin phần III SGK và quan sát một số hình ảnh và hãy cho biết ngành dịch vụ của Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào? Tình hình phát triển và mục đích của ngành dịch vụ. *HS trả lời GV bổ sung và kết luận. Hoạt động 4: Tìm hiểu về nông nghiệp Hình thức: Cả lớp CH: - Nông nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á? - Đông Nam Á có những ngành nông nghiệp đặc trưng nào? * HS trả lời GV đưa thông tin phản hồi * GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trong thời gian 5 phút theo gợi ý trong phiếu học tập số 3 . * HS trình bày GV bổ sung và kết luận I. Cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ . - Cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch giữa các nước trong khu vực có sự khác nhau. ( Bảng phụ lục số 1) II. Công nghiệp: - Xu hướng phát triển: tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá và hướng ra xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh: + Công nghiệp chế biến và lắp ráp ôtô, xe máy và thiết bị điện tử. + Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: than, dầu khí, thiếc + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: dệt may, giày da. + Công nghiệp chế biến thực phẩm. - Vấn đề năng lượng đang đặt ra đối với Đông Nam á vì: Sản lượng điện của toàn khu vực có tăng song bình quân lượng điện theo đầu người của khu vực còn thấp gây khó khăn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. III. Dịch vụ: - Xu hướng: + Phát triển cơ sở hạ tầng + Hiện đại hoá và phát triển mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc,hệ thống ngân hàng tín dụng. - Mục đích: phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. IV. Nông nghiệp: - Vai trò : Đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm trong khu vực và cho xuất khẩu. 1. Trồng lúa nước 2. Trồng cây công nghiệp 3. Chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản (Bảng phụ lục số 2) 4. Vận dụng - Củng cố: - Cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch theo xu hướng nào? - Các ngành công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Á là những ngành nào? - Trong sản xuất nông nghiệp có những ngành nào đặc trưng? Tại sao ? 5. Hoạt động liên kết - Dặn dò: - Trả lời câu hỏi trong SGK - Hướng dẫn làm bài thực hành @ Phụ lục: * Thông tin phản hồi : - Bảng số 1: Tên nước Khu vựcI Khu vựcII Khu vựcIII In-đô-nê- xia Giảm Tăng Tăng Phi-lip-pin Giảm ổn định Tăng Cam-pu-chia Giảm Tăng Tăng Việt Nam Giảm Tăng Chưa ổn định Nhận xét chung toàn khu vực Giảm Tăng Tăng - Bảng số 2: Tìm hiểu về công nghiệp Đông Nam Á - Xu hướng phát triển:...................................... - Những ngành công nghiệp phát triển mạnh:.................................... - Tại sao vấn đề năng lượng đang là vấn đề cần phải đặt ra trong phát triển công nghiệp của Đông Nam Á ......................................................................... Ngành Điều kiện phát triển Tình hình phát triển Phân bố Trồng lúa nước - Đất phù sa màu mỡ - Khí hậu nhiệt đới ẩm - Nguồn nước dồi dào - Dân cư đông nguồn lao động dồi dào - Là cây truyền thống và quan trọng của khu vực - Sản lượng lươngthực không ngừng tăng lên: Năm 2004 so với năm 1985 tăng 1,56 lần. - Vấn đề lương thực cơ bản được giải quyết, Việt Nam và Thái Lan là 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới Các nước trồng nhiều là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam Cây công nhiệp - Địa hình chủ yếu là đồi núi, đát feralit chiếm diện tích lớn - Khí hậu nhịêt đới ẩm - Thị trường tiêu thụ lớn - Cây cà phê , cao su, hồ tiêu là cây công nghiệp tiêu biểu. Ngoài ra còn có cây lấy dầu lấy sợi. -Sản lượng cây công nghiệp tăng nghanh và chiếm tỉ trọng cao so với thế giới: cao su chiếm 67%, cà phê chiếm 23%. - Các sản phẩm cây công nghiệp ở đây chủ yếu để xuất khẩu, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Bra-xin Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Bra-xin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam. - Cà phê, hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Việt Nam, Inđônêxia Malaixia, Thái Lan Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản - Có nhiều đồng cỏ tự nhiên, lương thực được đảm bảo - Có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều diện tích mặt nước - Vùng biển ấm không bị đóng băng - Chăn nuôi của khu vực chưa trở thành ngành chính nhưng có số lượng gia súc gia cầm tương đối lớn, đang được đẩy mạnh và phát triển - Nuôi trồng thuỷ sản là ngành truyền thống của khu vực có sản lượng khai thác ngày càng tăng, sản lượng khai thác cá khá cao: 14,5 triệu tấn (2005) - Trâu bò được nuôi nhiều ở Malai, Inđô,Thái và Việt Nam. - Lợn nuôi nhiều ở VN Thái, Inđônêxia - Tất cả các nước trong khu vực đều có khả năng phát triển mạnh ngành NT&ĐBTS( trừ Lào) - Các nước trong khu vực dẫn đầu thế giới về sản lượng cá khai thác Inđô, Thái, Philip, VN, Malai Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Giáo viên soạn

File đính kèm:

  • docDong Nam a tiet 12.doc