Giáo án Địa lý 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 7: Một số vấn đề của khu vực tây nam á và khu vực trung á

BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

Tiết 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

Ngày soạn:

Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

Sau bài học HS cần đạt được các chuẩn kĩ năng kiến thức sau:

1. Kiến thức

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vấn đề cung cấp dầu mỏ và các vấn đề liên quan tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nanj khủng bố.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ các nước trên Thế giới để phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy được vị trí các nước trong khu vực.

- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 7: Một số vấn đề của khu vực tây nam á và khu vực trung á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu: Sau bài học HS cần đạt được các chuẩn kĩ năng kiến thức sau: 1. Kiến thức - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vấn đề cung cấp dầu mỏ và các vấn đề liên quan tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nanj khủng bố. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ các nước trên Thế giới để phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy được vị trí các nước trong khu vực. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định. II. Phương pháp – Phương tiện dạy học 1. Phương pháp - Giảng giải - Giảng thuật - Nêu vấn đề - Thảo luận 2. Phương tiện - Bản đồ các nước trên Thế giới - Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á - Phóng to hình 5.8 trong SGK III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút) 11A: 11B: 11C: 11D: 11E: 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Vì sao các nước Mỹ La tinh có điều kiênk tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này lại cao? - Nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mỹ La tinh phát triển không ổn định? 3. Bài mới 3.1. Mở bài (1 phút): Khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á là một trong những khu vực giàu có về tài nguyên khoáng sản trên Thế giới, tuy nhiên đây cũng là những khu vực bất ổn do các nguyên nhân như xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, các nước lớn tranh giành ảnh hưởng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các vấn đề trên. 3.2. Hoạt động của GV và HS TG Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. (Giảng giải, giảng thuật) CH: Dựa vào hình 5.5, nội dung SGK và hiểu biết của bản than, môyj em hãy cho biết một số đặc điểm khái quát về Tây Nam Á ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, chuẩn hóa CH: Dựa vào hình 5.7, nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết những điểm khái quát về khu vực Trung Á? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, chuẩn hóa I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á. 1. Tây Nam Á - Diện tích khoảng 7 triệu km2. - Có vị trí chiến lược quan trọng. - Khí hậu nhìn chung khô hạn. - Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50% trữ lượng Thế giới, tập trung chủ yếu quanh vịnh Pecxich. - Có hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, nền văn minh cổ đại sớm phát triển. - Dân số: 313 triệu người, chủ yếu theo đạo hồi. 2. Trung Á - Diện tích 5,6 triệu km2. - Nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu. - Khí hậu lục địa sâu sắc. - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và hoang mạc. - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. - Dân số 61,3 triệu người, chủ yếu theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ) - Chịu ảnh hưởng văn hóa của cả phương Đông và phương Tây. 16’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. (Đàm thoại, nêu vấn đề) CH: Vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực trên được thể hiện như thê nào? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, chuẩn hóa CH: Nguyên nhân nào làm cho hai khu vực này trở nên bất ổn? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, chuẩn hóa II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á. 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ. - Tây Nam Á có sản lượng dầu thô khai thác lớn nhất Thế giới. - Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực có sản lượng khai thác lớn hơn rất nhiều so với lượng tiêu dùng. - Có khả năng cung cấp gần 16 nghìn thùng/ngày cho Thế giới. 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. - Xung đột giữa người A-rập và người Do thái. - Sự hoạt động của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan, sự can thiệp của các thê lực bên ngoài, lực lượng khủng bố, gây nên: + Sự mất ổn định của khu vực + Gia tăng tình trạng đói nghèo IV. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài mới IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBai 5.doc