Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 28, 29, 30

Tiết:28

 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

TIẾT 1: TỰ NHIÊN , DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được vị trí đặc thù của Đông Nam á

- Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên và những nét độc đáo của 2 bộ phận Đông Nam á lục địa và biển đảo

- Đánh giá được những thế mạnh về tự nhiên của Đông Nam á và đặc điểm dân cư khu vực này

 2. Kĩ năng:

 Đọc bản đồ, lược đồ và phân tích biểu đồ.

 Đọc và phân tích bảng số liệu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 28, 29, 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:28 khu vực Đông nam á Tiết 1: Tự nhiên , dân cư và xã hội I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Mô tả được vị trí đặc thù của Đông Nam á - Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên và những nét độc đáo của 2 bộ phận Đông Nam á lục địa và biển đảo - Đánh giá được những thế mạnh về tự nhiên của Đông Nam á và đặc điểm dân cư khu vực này 2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, lược đồ và phân tích biểu đồ. Đọc và phân tích bảng số liệu... II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu á - Bản đồ địa lí tự nhiên và hành chính Đông Nam á III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm * Yêu cầu HS kể tên các nước ở Đông Nam á (chỉ trên bản đồ hành chính ĐNA ranh giới các quốc gia đ ranh giới của ĐNA) HĐ 1: Cả lớp nghiên cứu trên bản đồ địa lí tự nhiên ĐNA ? ĐNA là cầu nối giữa hai đại dương, hai lục địa nào? Nêu ý nghĩa của vị trí đó? ? Với vị trí nêu trên, ĐNA thuộc những đới khí hậu nào? ? ĐNA tiếp giáp với những quốc gia lớn và nền văn minh nào? GV yêu cầu HS điền vào phiếu học tập: ở phần phụ lục(Phiếu số 1) HĐ 2:Nhóm * ĐNA gồm hai bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo ? Hãy xác định trên bản đồ các quốc gia thuộc vào ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo? * Chia lớp thành hai nhóm lớn, thảo luận, điền vào phiếu học tập Nhóm 1: N/c đặc điểm tự nhiên của ĐNA lục địa Nhóm 2: N/c đặc điểm tự nhiên của ĐNA biển đảo Đặc điểm Thế mạnh Đhình KS Biển Đất đai KH, SN * Đại diện các nhóm trình bày * GV kết luận lại một số nét chung về tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế và những khó khăn của hai bộ phận này HĐ 3: - GV yêu cầu HS làm rõ đặc điểm dân cư của ĐNA đ chỉ ra những thuận lợi và trở ngại đối với sự phát triển kinh tế của khu vực? ? Phân tích sức ép của gia tăng dân số đố với xã hội và môi trường? ? Liên hệ với Việt Nam? ? Khu vực đâ dân tộc, đa ton giáo có thuân lợi và khó khăn gì đến sự phát triển của khu vực? Gồm 11 quốc gia Diện tích: 4,5 triệu km2 Dân số: 536 triệu người I. Tự nhiên 1.Vi trí địa lí - Nằm ở phía Đông Nam lục địa á Âu đ Cầu nối 2 lục địa, 2 đại dương Nằm trong khu vực nội chí tuyến gió muà - Trải dài từ: + 28,50B đ 10,50N + 920Đ đ 1400Đ - ảnh hưởng + Vị trí chính trị quan trọng nơi giao thoa của các nền văn minh lớn, cầu nối giữa TBD và ÂĐD. + Lãnh thổ nằm gần như trọn vẹn trong khu vực nội chí tuyến gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt đông kinh tế và đời sống xã hội của tất cả các nước trong khu vực. Dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhiều nước và khu vực trên TG. 2. Đặc điểm tự nhiên * Đông Nam á là một đơn vị địa lí tự nhiên thống nhất gồm 2 bộ phận Đông Nam á lục địa Địa hình chia cắt mạnh - Hướng địa hình: TB-ĐN, B-N - Vị trí: nằm ở Đông Nam của lục địa á - Âu - Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp. Đông Nam á biển đảo - Địa hình nhiều đồi núi, ít đồng bằng nhưng màu mỡ - Vị trí: + Chuyển tiếp giữa 2 đại dương, 2 lục địa + Nằm trong vòng đai lửa TBD Đông Nam á có khí hậu nóng ẩm - ĐNA biển đảo: nhiệt đới gió mùa và xích đạo gió mùa ị Đều nóng, ẩm 3. đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam á * Thuận lợi: - Rừng giàu. Khí hậu nóng ẩm + đất đai màu mỡ + sông ngòi dày đặc ị phát triển nông nghiệp - Biển - Nằm ở vành đai sinh khoáng đ giàu khoáng sản * Khó khăn: - Thiên tai như sóng thần, bão lụt... - Nền địa chất không ổn định (ĐNA biển đảo) III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Quy mô dân số đông mật độ ds cao. Cơ cấu dân số trẻ - Gia tăng DS có xu hướng giảm - Phân bố dân cư không đều trung ở đồng bằng châu thổ và vùng đất đỏ ba dan 2. Xã hội - Thành phần dân tộc: đa dân tộc - Tôn giáo: đa tôn giáo - Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá có nhiều nét tương đồng... 3. Củng cố và đánh giá: Chia làm hai nhóm HS: + Nhóm 1 nhắc lại những thế mạnh phát triển kinh tế của ĐNA (về tự nhiên, dân cư). + Nhóm 2 nhắc lại những trở ngại phát triển kinh tế của ĐNA 4. Phụ lục: Vị trí ĐL Yêu cầu trả lời Phân tích ý nghĩa Tiếp giáp với biển, ĐD nào? Nằm trong các đới khí hậu nào? Tiếp giáp với các nước lớn và nền văn minh nào? Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn Tiết:29 khu vực Đông nam á Kinh tế I . Mục tiêu: Sau khi học xong bài h/s cần: 1 . Kiến thức Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐNA qua phân tích biểu đồ. Mô tả bức tranh toàn cảnh về sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của khu vực ĐNA. 2 . Kĩ năng: Có kĩ năng đọc BĐ và phân tích các bảng số liệu, các biểu đồ để đa ra các nhận định. Phương pháp thảo luận nhóm. II . Đồ dùng dạy học: Các bản đồ địa lí tự nhiên ĐNA, BĐ kinh tế ĐNA, Lược đồ, bảng số liệu sgk III. Tiến trình bài dạy: 1 . Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1, 2, 3 sgk. 2 . Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS nghiên cứu sgk biểu đồ hình 11.5 để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số quốc gia ĐNA; GV giao nhiệm vụ cho nhóm: Nhóm 1 -3: Nước Inđônêxia và Philippn Nhóm 2- 4 :Hai nước còn lại GV nhắc lại nội dung cần phải giải quyết và rút ra nhận xét chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước ĐNA? Giải thích vì sao có xu hướng chuyển dịch như vậy? Tuỳ theo đối tượng HS mà GV có thể hướng dẫn cho học sinh nhận xét biểu đồ. HS: Làm việc theo nhóm. GV: Đôn đốc và giúp đở học sinh làm việc theo nhóm.Hết thời gian GV gọi bất kỳ một thành viên nào của nhóm trình bày. Thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động2: - GV cũng chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để hoàn thành phiếu học tập. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm:(Phiếu học tập kèm theo) Nhóm 1:Phiếu học tập 4 Nhóm 2:Phiếu học tập 5 Nhóm 3:Phiếu học tập 6 - GV yêu cầu HS thảo luận các vấn đề phải giải quyết trong phiếu học tập, phần này yêu cầu HS làm việc trong 2 phút. HS: Làm việc theo nhóm. GV: Đôn đốc và giúp đở học sinh làm Hết thời gian GV gọi bất kỳ một thành viên nào của nhóm trình bày. Thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức . GV đưa ra một số câu hỏi : ? Tại sao các nớc ĐNA việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến phải dựa vào sự đầu tư của nước ngoài? HS: Công nghệ còn lạc hậu, quản lý và vốn kém. ? Kể tên các ngành công nghiệp nổi bật của Việt Nam? ? Hạn chế của công nghiệp Đông Nam á? ?Em hãy kể tên một số hoạt động dịch vụ đang phát triển mạnh ở Việt Nam? - Giáo viên sử dụng tranh minh hoạ. Hoạt động 3: GV nêu những biểu hiện của nền nông nghiệp nhiệt đới ĐNA - Nhóm 1: Tìm hiểu về sản xuất lúa nước + Xác định trên bản đồ các vùng phân bố lúa nước? + Nhận xét về tình hình sản xuất và ý nghĩa của nó (kết hợp nghiên cứu biểu đồ 14.9 nhận xét về vấn đề lương thực và dân số của các nước ĐNA) ? Em có hiểu biết gì về tình hình sản xuất lúa nước của Việt Nam? ? Hướng phát triển lúa nước của khu vực ĐNA? ? Để nâng cao sản lượng lúa của khu vực ĐNA cần phải áp dụng những biện pháp gì? - Nhóm 2: Tìm hiểu về trồng cây công nghiệp + Các cây công nghiệp chủ yếu của khu vực? + Xác định trên bản đồ sự phân bố của các cây công nghiệp đó và giải thích? ? Các cây công nghiệp của Việt nam? Phân bố? Hướng phát triển cây công gnhiệp của VN? - Nhóm 3: Tiềm hiểu về chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản + Chỉ ra sự phân bố một số loại gia súc ở ĐNA? ? Giải thích tại sao chăn nuôi ở khu vực ĐNA chưa trở thành ngành sản xuất chính? Liên hệ ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta? Nhóm 4:Tìm hiểu về ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản: + Kể tên những loài thuỷ hải sản nhiệt đới có giá trị ở ĐNA? + Nhận xét về tình hình phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản? ? Tại sao nói ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản của khu vực ĐNA chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực? GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: GV gọi các nhóm trình bày. Các thành viên trong nhóm bổ sung, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, kết luận I. Cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại. -Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. -Tỉ trọng của ngành công nghiệp tăng. -Tỉ trọng của ngành dịch vụ nhiều nước tăng. - Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau. - Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP . ị Kinh tế ĐNA chuyển dịch rỏ nét từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. III. Công nghiệp. Điều kiện phát triển . Tình hình phát triển: -Trước đây: ĐNA phát triển các ngành khai khoáng, khai thác tài nguyên. Hiện nay: chú ý phát triển công nghiệp hiện đại; gồm: a. Công nghiệp khai khoáng: Thiếc ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan; Đồng ở Philippin; Sắt ở Việt Nam b. Công nghiệp chế biến: sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử Phân bố: Xingapor, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam. Công nghiệp khai thác dầu khí, lọc dầu, hoá dầu: Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam c. Công nghiệp điện: Thái Lan, Inđônêxia, Xingapor. III. Dịch vụ: - Cơ sở hạ tầng dịch vụ được đầu tư hiện đại hoá - Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng - Phát triển ngành dịch vụ không đồng đều - Các ngành dịch vụ đa dạng; - Các nước có dịch vụ cao: Xingapor, Brunây... IV. Nông nghiệp. 1. Trồng lúa nước: - Điều kiện sản xuất lúa gạo: - Tình hình sản xuất lúa gạo của vùng: + Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng đạt 161 triệu tấn( 2004) đứng đầu là Inđônêxia, tiếp đến là Vnam + Các nước Đông Nam á cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực của mình. + Hướng phát triển: 2. Trồng cây công nghiệp * Điều kiện trồng cây công nghiệp: * Các loại cây công nghiệp của khu vực: + Cây cà phê + Cây cao su + Cây hồ tiêu +Cây cọ dầu + Các loại cây khác 3. Chăn nuôi và khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản. a. Chăn nuôi gia súc: Chăn nuôi của vùng vẫn cha trở thành ngành chính. Số lượng đàn gia súc khá lớn Những nước có đàn bò lớn:Inđônêxia, Mianma, Thái Lan Những nước có đàn trâu lớn: Philippin, Vnam, Inđô Những nước có đàn lợn lớn: Vnam, Philippin, Inđô b. Đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. - Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản là ngành kinh tế truyền thống - Sản lượng đánh bắt tăng. - Là một trong những khu vực đánh bắt cá lớn nhất thế giới. 3. Củng cố và đánh giá: GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm nền kinh tế ĐNA. đ Nền kinh tế ĐNA phát triển theo hớng chuyển dịch cơ cấu sang khu vực côngnghiệp, dịch vụ nhng nền nông nghiệp nhiệt đới vẫn giữa vị trí quan trọng. Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn Tiết 30: hiệp hội các nước đông Nam á I . Mục tiêu: Sau khi học xong bài h/s cần: 1 . Kiến thức Hiểu và trình bày được các mục tiêu của ASEAN. Đánh giá được các thành tựu cũng như các thách thức của ASEAN. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2 . Kĩ năng: Lập đề cương và trình bày một báo cáo, cách tổ chức một hội thảo khoa học. II . Đồ dùng dạy học: Các tranh ảnh, ví dụ thực tế, bảng số liệu sgk, một số tài liệu tham khảo. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao ĐNA được coi là ĐNA lúa gạo? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh cả lớp đọc phần dẫn đầu bài: Em có hiểu biết gì về ASEAN? ? GV cung cấp số liệu về ASEAN. Năm thành lập: 8-8-1967 Các nước thành viên đầu tiên: gồm 5 nước: Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28 - 7 - 1995 Hiện nay ASEAN gồm có 10 nước thành viên. Hoạt động 2: w GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm tìm hiêu về ASEAN: w Nhóm 1: tìm hiểu về: ? Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN? điền vào phiếu học tập: Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Mục tiêu tổng quát ? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định? ? Em có hiểu biết gì về cơ chế hợp tác của ASEAN? Nhóm 2: Tìm hiểu về những thành tựu của ASEAN điền vào phiếu học tập: Về tăng trởng KT Mức sống của ndân Môi trường chính trị Các vấn đề khác Nhóm 3: Tìm hiểu về các thách thức với ASEAN điền vào phiếu học tập Khó khăn và thách thức Phân tích, ví dụ Trình độ phát triển Vấn đề đói nghèo Các vấn đề xã hội Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm việc với sgk và các hiểu biết cảu bản thân tìm hiểu về Việt Nam trong quá trình hội nhập: Điều kiên của Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN? Những cơ hội khi VN là thành viên của ASEAN? Khi là thành viên của ASEAN Việt Nam gặp phải những thách thức gì? Các biện pháp đề xuất? I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. 1.Các mục tiêu chính của ASEAN. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục và tiến bộ xã hội của các nớc thành viên - Xây dựng ĐNA thành một khu vực hoà bình ổn định - Giải quyết những vấn đề khác biệt trong nội bộ khối liên quan đến... => Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hoà bình ổn định và phát triển đồng đều. Trải qua các giai đoạn lịch sử đã có sự mất ổn định do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và các thế lực thù địch của các nước lớn do vậy cần có sự ổn định để phát triển. Các vấn đề biển đảo phức tạp cần ổn định để đối thoại, đàm phán để giải quyết một cách hoà bình. 2. Các cơ chế hợp tác. - Cơ chế hợp tác rất phong phú và đa dạng nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đặt ra của ASEAN như: + Xây dựng khu vực thương mại mậu dịch tự do ASEAN- AFTA để tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế. + Thông qua kí kết các hiệp ước khai thác Biển Đông, Sông Mê Kông. + Tổ chức liên hoan văn hoá ASEAN, thể thao ASEAN- SEAGAME. II. Thành tựu của ASEAN. 1.Về tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế cao, cán cân xuất nhập khẩu toàn khối dương. 2. Về nâng cao mức sống của nhân dân. Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại hoá, 3. Môi trường chính trị. Môi trường chính trị ổn định III. Thách thức đối với ASEAN. 1. Trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều: 2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo. 3. Các vấn đề xã hội khác. - Vấn đề tôn giáo, sắc tộc, sự hoà hợp dân tộc. - Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. - Vấn đề thất nghiệp. IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN. * Vị trí và lợi ích của việt Nam trong ASEAN: Tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động trên các lĩnh vực góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Có nhiều cơ hội phát triển kinh tế đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. * Thách thức: Việt Nam gia nhập AFTA -> sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi VN cần phải tỉnh táo. 3 .Củng cố và đánh giá: Bài này các em cần nắm và trình bày được các mục tiêu của ASEAN. Đánh giá được các thành tựu cũng như  các thách thức của ASEAN. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. - Dặn bài mới: Chuẩn bị trước bài thực hành. -Trả lời các câu hỏi 1,2,3 -SGK Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • doctuan 28-30.doc
Giáo án liên quan