Giáo án Địa lý 11 đầy đủ cả năm

 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

*Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng :

- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.

- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.

*Nâng cao: Giải thích được nguyên nhân của sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

 

doc98 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 đầy đủ cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/08/2012 Ngày dạy: Tuần 1(20-25/8/2012) Tiết 01 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới. - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng : - Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết. - Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới. *Nâng cao: Giải thích được nguyên nhân của sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm - Sử dụng đồ dùng trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp 2. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở lớp 10 các em đã đựơc học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi: + Hiện nay trên thế giới được phân thành những nhóm nước nào? + Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì về GDP bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài, chỉ số HDI? *Bước2: Một HS trình bày, các HS khác bổ sung. *Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK để xác định các nước có GDP/người cao và thấp? Các nước đố được xếp vào nhóm nước nào? *Bước4: HS trả lời, GV nhận xét và kết luận: I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC: - Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước: + Nhóm nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao. + Nhóm nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp. - Các nước có GDP/người khác nhau: + Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia. + Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (Nhóm) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau, thời gian 5-7 phút. +Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và nhận xét tỉ trọng GDP/người của hai nhóm nước: Phát triển và đang phát triển +Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước. +Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. GV phát phiếu học tập. *Bước2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Bước3: GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác: *Bước4: Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế nào? Chúng ta nghiên cứu sang phần III. II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC: Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kt-xh: Tiêu chí Nhóm nước PT Nhóm nước đang PT GDP/ người Cao và rất cao aoThaps hơn mức TB của thế giới và thấp hơn nhiều ở các nước PT Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Tỉ trọng khu vực III >70%, khu vực I rất nhỏ. Tỉ trọng khu vực I còn cao, khu vực III còn thấp <50%. Tuổi thọ Cao >75 tuổi Thấp, nhất là các nước châu Phi HDI Cao Thấp Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: GV giới thiệu khái quát các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật trong lịch sử nhân loại. *Bước2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết để tìm hiểu cuộc cách mạng KH&CN hiện đại theo nội dung bảng sau: Thời gian diễn ra Đặc trưng Tác động *Bước3: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung và lấy ví dụ *Bước4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức: III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Thời gian diễn ra Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng Sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao với 4 trụ cột chính. Tác động - Làm xuất hiện nhiều ngành mới có hàm lượng KH-KT cao. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng khu vực I, II, tăng tỉ trọng khu vực III. - Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức. - Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu. 4. Củng cố: a. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. b. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới. 5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà - Làm bài tập số 3 SGK trang 9. - Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau: 1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện nhw thế nào và tạo ra những hệ quả gì? 2. Tìm hiểu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới: EU, ASEAN, APEC, NAFTA, MERCOSUR. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:25/08/2012 Ngày dạy: Tuần 2 (27/8-1/9-2012) Tiết 2 Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực 3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương. *Nâng cao: Phân tích được tác động hai mặt của toàn cầu hóa và giải thích được cơ sở hình thành nên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm - Sử dụng đồ dùng trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, bản đồ một số tổ chức khu vực. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học, bảng 2 ở SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số + Nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ : - Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới? - Chấm vở bài tập. 3. Bài mới : a. Đặt vấn đề: Toàn cầu hoá và khu vực hoá, là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều những vấn đề đó. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và biểu hện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế (Cả lớp, Nhóm) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: GV yêu cầu Hs dựa vào Sgk và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: Toàn cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa? *Bước2: Đại diện HS trả lời , GV nhận xét và đi đến kết luận. *Bước3: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu các biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, liên hệ ở Việt Nam. - Nhóm 2: Tìm hiểu các hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. *Bước4: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. *Bước5: GV bổ sung và chuẩn kiến thức: I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 1. Khái niệm: (Sgk) 2. Nguyên nhân: Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhu cầu phát triển của từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết. 3. Biểu hiện: - Thương mại thế giới phát triển mạnh: + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Tổ chức WTO có vai trò lớn. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ 1990 đến 2004 tăng hơn 5 lần. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế có vai trò lớn. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ty có tiềm lực lớn chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 4. Hệ quả của toàn cầu hoá a. Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. - Tăng cường sự hợp tác giữa các nước. b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hoá kinh tế (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực? - Hãy kể tên và xác định trên bản đồ các tổ chức kinh tế lớn và một số tổ chức liên kết tiểu vùng? *Bước2: HS trả lời, GV kết luận. *Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2 ở SGK để tìm hiểu về một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, sau đó cho HS trả lời tiếp các câu hỏi: - Khu vực hoá có những mặt tích cực nào? Đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? - Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay? *Bước4: HS trình bày, GV nhận xét, chuẩn kiến thức và lấy ví dụ liên hệ ở nước ta. II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ 1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: a. Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau. b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: - Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR. - Các tổ chức liên kết tiểu vùng: Tiểu vùng sông Mê Kông, liên kết vùng Maxơ-Rainơ. 2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế: - Tích cực: + Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế. + Tăng cường tự do hoá thương mại, dịch vụ. + Mở rộng thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. - Tiêu cực: Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia. 4. Củng cố: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Hoàn thành sơ đồ sau: Hệ quả Biểu hiện Khái niệm 5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà - Làm bài tập số 3 SGK trang 12. - Đọc bài 3- Một số vấn đề mang tính toàn cầu và tìm hiểu trước các vấn đề: 1. Vấn đề mang tính toàn cầu là những vấn đề như thế nào? Hiện nay thế giới đang đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu nào? 2. Tìm nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp khắc phục các vấn đề về dân số và môi trường đang diến ra hiện nay? V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn:01/09/2012 Ngày dạy: Tuần 3 (3-8/9-2012) Tiết 03 Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. - Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình. 2. Kĩ năng : Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh. *Nâng cao: Xây dựng sơ đồ mối quan hệ nhân quả các các vấn đề về môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án, Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới. - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. - Tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới. - Bảng số liệu 3.1, 3.2 ở SGK. 2. Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu trước một số vấn đề dân số và môi trường ở địa phương - Đọc trước bài học. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số + Nề nếp lớp học 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến hệ quả gì? - Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực? Nguyên nhân hình thành nên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế - xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức gì? Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước. Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV phân công nhiệm vụ như sau: - Nhóm 1,2: Dựa vào nội dung SGK và phân tích bảng số liệu 3.1, trả lời những câu hỏi ở mục I.1 điền vào nội dung bảng. - Nhóm 3,4: Dựa vào nội dung SGK và phân tích bảng số liệu 3.2, trả lời những câu hỏi ở mục I.2 điền vào nội dung bảng. Vấn đề Bùng nổ dân số Già hóa dân số Biểu hiện Hậu quả Giải pháp *Bước2: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. *Bước3: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức và liên hệ ở Việt Nam. *Bước4: Tích hợp GD bảo vệ môi trường cho HS + Tại sao dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn đối với môi trường và tài nguyên? + Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đông dân chúng ta cần phải làm gì? I. DÂN SỐ Vấn đề Bùng nổ dân số Già hóa dân số Biểu hiện - Dân số thế giới tăng nhanh-> bùng nổ dân số - Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước PT. - Dân số thế giới đang già đi, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. - Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển. Hậu quả Gây sức ép lớn đối với kt-xh và TN-MT. - Thiếu hụt lực lượng lao động. - Chi phí xã hội lớn cho người già. Giải pháp Giảm tỉ lệ sinh. - Khuyến khích sinh đẻ. - Khuyến khích lao động nhập cư. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trường Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Bước1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiện vụ cho các nhóm như sau: (GV phát phiếu học tập) - Nhóm 1:Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả lời câu hỏi SGK. - Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn. - Nhóm3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.Trả lời câu hỏi SGK. - Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học.Trả lời câu hỏi SGK. *Bước2: Các nhóm lên trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung. *Bước3: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức ở phiếu học tập. *Bước4: Tích hợp GD bảo vệ môi trường thông qua các vấn đề về môi trường đã nêu: (Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của các vấn đề về môi trường và liên hệ ở địa phương) II. MÔI TRƯỜNG: (Nội dung ở bảng tóm tắt) Một số vấn đề về môi trường toàn cầu: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái Đất nóng lên. - Mưa axit. Lượng CO2 và các khí thải khác trong khí quyển tăng (Sản xuất CN, GTVT, sinh hoạt) - Băng tan-> Mực nước biển dâng gây ngập lụt nhiều nơi. - Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai thường xuyên. - Giảm lượng CO2 trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng và bảo vệ rừng. 2. Suy giảm tầng ôzôn Tầng ôzôn bị mỏng dần và lỗ thủng ngày càng lớn. Các chất khí CFCs trong sản xuất công nghiệp. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng,sinh vật. - Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng nhiều cây xanh. 3. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. - Chất thải từ sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lí. - Tràn dầu, rửa tàu, đắm tàu trên biển. - Thiếu nguồn nước ngọt, nước sạch sạch. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Xử lí chất thải trước khi thải ra. - Đảm bảo an toàn khai thác dầu và hàng hải. 4. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị diệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ diệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu - Mất cân bằng sinh thái. - Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. - Triển khai luật bảo vệ rừng. Bước 5: GV yêu cầu HS dựa vào các phương tiện thông tin hãy cho biết: - Ngoài vấn đề về dân số và môi trường thế giới đang đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu nào nữa? - Khu vực nào thường xãy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, khủng bố quốc tế? HS trình bày, GV kết luận. III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: - Xung đột tôn giáo, sắc tộc. - Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới. - Các bệnh dịch hiểm nghèo. 4. Củng cố: a. Trình bày khái quát về bùng nổ dân số, già hoá dân số thế giới và hậu quả của chúng? b. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có nhiều hành động bảo vệ môi trường? c. Sắp xếp các dữ kiện sau vào sơ đồ cho hợp lí và giải thích: 1. Thiệt hại cho sản xuất và đời sống 4. Trái Đất nóng lên 2. Băng tan 5. Nước biển dâng 3. Sản xuất, sinh hoạt tạo ra nhiều CO2 6. Lũ lụt gia tăng 5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà - Về nhà làm bài tập số 3 SGK trang 16. - Đọc trước nội dung bài thực hành và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn:08/09/2012 Ngày dạy: Tuần 4(10-15/9/2012) Tiết 04 Bài 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một vấn đề mang tính toàn cầu. 3. Thái độ: Học sinh thấy được những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta từ đó có ý thức hơn trong học tập và ren luyện. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm - Thuyết giảng. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án. Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí,kinh doanh. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chu yếu ở các nước đang phát triển, sự già hoá dân số đang diễn ra ở các nước phát triển? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành Bước 1: GV cho HS đọc SGK xác định yêu cầu của bài thực hành. HS đọc các thông tin trong SGK xác định yêu cầu của bài thực hành và tìm hiểu những thông tin nào là cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 2: Viết báo cáo và trình bày báo cáo Bước 1: GV chia lớp thành 7 nhóm giao nhiệm vụ và yêu cầu cho các nhóm: + Nhóm 1: Làm việc với ô kiến thức số 1. + Nhóm 2: Làm việc với ô kiến thức số 2. + Nhóm 3: Làm việc với ô kiến thức số 3. + Nhóm 4: Làm việc với ô kiến thức số 4. + Nhóm 5: Làm việc với ô kiến thức số 5. + Nhóm 6: Làm việc với ô kiến thức số 6. + Nhóm 7: Làm việc với ô kiến thức số 7. - Đọc thông tin ở ô kiến thức kết hợp với hiểu biết của mình để rút ra kết luận về hai nội dung , những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đang đặt ra với các nước đang phát triển. - Các nhóm trao đổi, bàn bạc về các kêt luận của từng cá nhân trong nhóm. Cuối cùng, rút ra kết luận thống nhất. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức. Bước 3: GV yêu cầu HS trên cơ sở kết luận rút ra từ các ô kiến thức, tổng hợp nêu kết luận chung về hai mặt: - Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. - Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Nội dung bài báo cáo viết theo những nội dung chính trong bảng tóm tắt sau: Nội dung Cơ hội Thách thức 1.Tự do hoá thương mại: Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. 2. Cách mạng khoa học - công nghệ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế. 3.Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại. Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng xấu, ô nhiễm xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc. 4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận: Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật. Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển. 5. Toàn cầu hoá công nghệ: Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển. Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu. 6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, nguy cơ hoà tan. 7.Sự đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế: Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước. Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên. Bước 3: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: + Toàn cầu hoá gây áp lực đối với sử dụng tự nhiên làm cho môi trường suy thoái như thế nào? + Tại sao nói các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu cho các nước đang phát triển gây ô nhiễm MT? 4. Củng cố: a.GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. b.Đánh giá kết quả tiết học, đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm. 5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà - Về nhà hoàn thành bài thực hành. - Đọc bài 5- Một số vấn đề của châu lục và khu vực (T1), trả lời các câu hỏi sau: 1. Hiện nay châu Phi đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, xã hội và kinh tế? Để giải quyết những vấn đề đó các nước châu Phi cần phải làm gì? 2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước châu Phi rơi vào tình trạng kém phát triển? V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn:15/09/2012 Ngày dạy: Tuần 5 (17-22/9/2012) Tiết 05 Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được châu Phi là một châu lục khá giàu khoáng sản, sinh vật song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên suy kiệt... - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song số dân sống trong nghèo đói rất lớn, luôn bị chiến tranh, bệnh tật đe doạ. - Kinh tế tuy có khởi sắc nhưng cơ bản phát triển chậm. Đa số các quốc gia vẫn đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô cho các nước phát triển. 2. Kĩ năng : Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi. 3. Thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua. *Nâng cao: Giải thích được nguyên nhân của các vấn đề về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các nước châu Phi. II. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại gợi mở. - Thảo luận nhóm. - Sử dụng đồ dùng trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Phi, Hình 5.1 ở SGK, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài; Tìm một số tranh ảnh về cảnh quan và con người châu Phi, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của

File đính kèm:

  • docDIA 11 GIAM TAI.doc