Giáo án Địa lý 11 kì 1 - Trường THPT Sơn Nam

TIẾT 1 BÀI: BÀI MỞ ĐẦU

1.Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

a.Về kiến thức:

Nắm được nội dung chương trình môn Địa lí lớp 11 gồm có mấy phần, mấy chương, bao nhiêu bài, học về vấn đề gì?

Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng SGK và tài liệu Địa lí có liên quan một cách hiệu quả.

b.Về kĩ năng:

Nhận biết được nội dung kiến thức trọng tâm và có kĩ năng học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao.

c.Về thái độ:Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Địa lí,chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, bản đồ, Tập bản đồ, bài soạn, SGV,.

b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ

 

doc38 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 kì 1 - Trường THPT Sơn Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Tại lớp 11 Tiết theo TKB TIẾT 1 BÀI: BÀI MỞ ĐẦU 1.Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: a.Về kiến thức: Nắm được nội dung chương trình môn Địa lí lớp 11 gồm có mấy phần, mấy chương, bao nhiêu bài, học về vấn đề gì? Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng SGK và tài liệu Địa lí có liên quan một cách hiệu quả. b.Về kĩ năng: Nhận biết được nội dung kiến thức trọng tâm và có kĩ năng học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao. c.Về thái độ:Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Địa lí,chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, bản đồ, Tập bản đồ, bài soạn, SGV,.... b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ 3.Tiến trình bài dạy: a.Kiểm tra bài cũ: (1phút) Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong bài Định hướng bài:Hôm nay cô giáo giúp các em hiểu được chương trình môn Địa lí lớp 11 học về vấn đề gì? Cách học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? b.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1: Tìm hiểu chương trình môn học (HS làm việc cả lớp: 14 phút). Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem SGK Địa lí lớp 11 và cho biết: Chương trình gồm mấy phần ? đó là những phần ? Nêu cụ thể. Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ sách giáo khoa Địa lí lớp 11 và ghi nhớ. HĐ2:Tìm hiểu cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu môn Địa lí(HS làm việc cá nhân: 13 phút). Bước 1: GV yêu cầu HS xem qua nội dung toàn bộ sách giáo khoa và đọc phần mục lục. Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết việc sử dụng sách giáo khoa Địa lí như thế nào cho có hiệu quả nhất. Bước 3: HS trả lời GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS xem cụ thể. -Trước khi xem nội dung , bao giờ ta cũng xem phần mục lục để biết chương trình gồm có những nội dung gì? bao nhiêu bài ? -Đối với môn Địa lí việc học phải kết hợp chặt chẽ giữa kênh hình và kênh chữ để khai thác triệt để kiến thức trọng tâm đối với từng bài, từng chương, từng phần... HĐ 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn Địa lí (HS làm việc cả lớp: 15 phút) Bước 1: GV sơ qua về các phương pháp các em đã được học ở lớp 10, Bước 2: Đại diện HS trình bày và HS khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV chuẩn kiến thức cho học sinh ghi nhớ những phương pháp chính( nội dung cột bên) 1.Giới thiệu chương trình môn học - Địa lí lớp 11 học về kiến thức địa lí kinh tế- xã hội thế giới gồm hai phần lớn: Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới ( chiếm 7 tiết thời lượng chương trình) và Địa lí khu vực và quốc gia( chiếm 21 tiết thời lượng chương trình). Còn lại là 1 tiết giới thiệu chương trình và 2 tiết ôn tập, 4 tiết kiểm tra. -Tổng số tiết cả năm là 35 tiết được phân chia cụ thể cho hai kì như sau: Kì I là 18tiết; Kí II là 17 tiết. -Môn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập các môn học khác và đời sống: Cụ thể giúp các em nhận thức đúng đắn về đặc điểm tình hình ở trên thế giới. 2. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tài liệu môn Địa lí: -Nắm được khái quát nội dung chương trình môn học ( phần mục lục cuối SGK). - Biết cách khai thác kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ, bảng thống kê,.. để tìm ra kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ:( Nắm vững các khái niệm, công thức, những ý chính...) -Hoàn thành hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa - Sử dụng các tài liệu, mô hình, bản đồ, Tập bản đồ... để hỗ trợ việc học tập. 3. Phương pháp học tập môn Địa lí: Phương pháp tự học: Tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động (không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên, cụ thể ở các bài thực hành và bài ôn tập). +Phần Khái quát về nền kinh tế- xã hội thế giới: Đây là phần có lượng kiến thức rất rộng đòi hỏi các em phải có phương pháp học tập chắt lọc, để nắm vững kiến thức trọng tâm của từng bài và từng phần cụ thể. *Kết hợp giữa làm việc cá nhân( trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà) với hoạt động theo cặp,theo nhóm. *Tăng cường phát hiện các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên, giữa tự nhiên với kinh tế- xã hội. *Chú ý khai thác có hiệu quả kênh hình, câu hỏi- bài tập trong SGK, Tập bản đồ cũng như các thiết bị và phương tiện dạy học tiên tiến... + Phần Địa lí khu vực và quốc gia *Phương pháp phát huy tính chủ động học tập của HS,coi trọng quá trình tự học, tự khám phá( PP thảo luận, động não, hoạt động nhóm, nghiên cứu tình huống...) * Phương pháp với sự hỗ trợ của các thiết bị và phương tiện hiện đại nhằm hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của HS. c. Củng cố luyện tập:(1phút) Giúp các em nắm được chương trình môn Địa lí 11, biết cách sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn d- Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(1phút) Chuẩn bị bài trong SGK xem trước Tập bản đồ và nội dung của bài. Ngày dạy Tại lớp 11 Tiết theo TKB A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI TIẾT 2 BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ - HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI 1.Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần: a.Về kiến thức: - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICS). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; hình thành nền kinh tế tri thức. - Tích hợp GDDSố: Biết được sự tương phản về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, công nghiệp mới về GDP, cơ cấu nền kinh tế, HDI b.Về kĩ năng: - Nhận xét sự phân bố các nước trên bản đồ. - Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước. c. Về thái độ: Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức, bảng phụ, bản đồ thế giới,... b. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm,... 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài(2 phút) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức trong bài Định hướng bài: Ở lớp 10 các em đã được học địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội đại cương. Hôm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế – xã hội của các nhóm nước và các nước, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. b.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu sự phân chia thành các nhóm nước(HS làm việc cả lớp: 16 phút) Bước 1: HS đọc mục I và quan sát hình 1 SGK trang 7, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người. Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn kiến thức và giải thích các khái niệm: (GDP:là tổng sản phẩm quốc nội là giá trị tính bằng tiền của các loại hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định(thường là một năm) GDP đầu người là tổng GDP chia cho số dân của quốc gia đó; FDI: là đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp bỏ vốn sản xuất, kinh doanh, trực tiếp quản lí; HDI: chỉ số phát triển con người, đây là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới). *GDP/người rất chênh lệch: khu vực cao(Tây Âu, Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Nhật Bản; khu vực khá: TNA, Bra xin, Achentina, Ảrậpxêut, Libi,..; khu vực thấp: Trung Phi, Trung Á, NA, các nước phía bắc khu vực An Đét, NMĩ) GV cho HS hiểu thêm về các nước NICs qua các câu hỏi sau: - Kể tên một số nước NICs? Các nước này thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển? Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của nước NICs? - Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? - Dựa vào hình 1 có thể kết luận người dân của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất? HĐ 2: Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước (HS làm việc cá nhân:10 phút) Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi ở bảng 1.1; 1.2;1.3 Bước 2: Đại diện HS trả lời, GV chuẩn kiến thức, nội dung ở cột bên *Tích hợp GDDSố: Biết được sự tương phản về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, công nghiệp mới về GDP, cơ cấu nền kinh tế, HDI qua các bảng 1.1; 1.2; 1.3 trong SGK HĐ 3: Tìm hiểu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại(HS làm việc cả lớp: 15 phút) Bước 1: Yêu cầu HS nêu thời gian và đặc trưng, tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức, yêu cầu ghi nhớ *TLCH trang 9: CNSH: tạo ra những giống mới, tạo ra những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. CNVL: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới như vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn. CNNL: phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thủy triều và gió. CNTT: hướng vào sử dụng các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, công nghệ lade, cáp sợi quang, truyền thông đa phương tiện, siêu lộ cao tốc thông tin * Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều kiến thức(bảo hiểm, thiết kế, giám sát, kế toán,) I. Sự phân chia thành các nhóm nước Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có GDP/người cao, FDI nhiều, HDI ở mức cao. - Các nước đang phát triển thì ngược lại: kinh tế chậm phát triển, nợ nước ngoài nhiều, - Một số nước thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH và đạt trình độ phát triển về CN(CNmới:NICs) II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước - GDP/người có sự chênh lệch lớn: các nước phát triển cao gấp nhiều lần các nước đang phát triển. - Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt: + Các nước phát triển khu vực I thấp(2%), khu vực III cao(71%). + Các nước đang phát triển khu vực I tương đối lớn, khu vực III < 50%. - Có sự khác biệt về HDI và tuổi thọ trung bình: III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Thời gian: xuất hiện vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. - Đặc trưng: Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao với bốn ngành trụ cột: công nghệ (sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin). - Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: + Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ(sản xuất phần mềm và công nghệ gen). + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. + Hình thành nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. c. Củng cố- luyện tập: (1 phút) Củng cố bài bằng yêu cầu HS nắm được nội dung của bài học và HS trả lời các câu hỏi trong SGK d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1 phút) Hoàn thành câu hỏi và bài tập, chuẩn bị bài mới Ngày dạy Tại lớp 11 Tiết theo TKB Ngày dạy Tại lớp 11 TIẾT 3 BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: a. Về kiến thức: - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực b. Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực. c. Về thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên:Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức, bản đồ các nước trên thế giới, bảng phụ, b. Học sinh: Vở ghi, SGK, bảng nhóm, 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài mới (3 phút) - Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra câu hỏi 1,2 trong SGK - Định hướng bài: GV hỏi: Các công ti Honda, Coca cola, Nokia, Sam sung,... thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hóa là gì? Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực hóa có gì khác nhau? Hôm nay cô giáo và các em sẽ cùng đi tìm hiểu b.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1:Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế(HS làm việc cả lớp 20 phút) Bước 1: GV nêu các tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu, làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó hướng HS vào các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu và trình bày biểu hiện của toàn cầu hóa. Bước 3: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ, liên hệ với Việt Nam. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, toàn cầu hóa là cơ hội hay thách thức? * GV lấy ví dụ: Việt nam ra nhập WTO - Cơ hội: Mở rộng thị trường, được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc, hàng hóa được XK thuận lợi sang các nước thành viên; Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ; Tạo điều kiện phát huy nội lực, hình thành sự phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực. - Thách thức: Nền KT còn nhiều lạc hậu so với khu vực và thế giới; Trình độ quản lí kinh tế còn thấp; Sự chuyển đổi kinh tế còn chậm; Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả - Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa? (Hệ quả). Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? HĐ 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế(HS làm việc cả lớp: 20 phút) Bước 1: HS tìm các nước thành viên của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ và dựa vào bảng 2 SGK để so sánh quy mô về dân số, GDP của các khối. Bước 2: HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ. Bước 3: GV khái quát các ý kiến của HS thành khái niệm “khu vực hóa kinh tế”. Khu vực hóa được hiểu là một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực.GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: * Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? * Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối liên hệ như thế nào? * Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế Khái niệm: Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực có tác động mạnh đến nền kinh tế- xã hội thế giới 1. Toàn cầu hóa kinh tế a) Thương mại thế giới phát triển mạnh Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP(giữa nước này với nước khác) b) Đầu tư nước ngoài tăng nhanh -Từ 1990 đến 2004 tổng đầu tư tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD: 7121 tỉ USD( tăng 5 lần). - Tăng mạnh ở dịch vụ(tài chính, ngân hàng,) - Hướng đầu tư: vào các nước phát triển, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn lao động tay nghề cao c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng -Các ngân hàng trên thế giới liên kết với nhau qua mạng viễn thông điện tử thành mạng lưới tài chính toàn cầu và mở rộng hoạt động. -Các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới(WB) có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, xã hội thế giới. d) Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Hoạt động ở nhiều quốc gia, nắm nguồn của cải vật chất rất lớn, chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa - Tích cực: + Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. + Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Tiêu cực: tăng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước, năm 1960 là 30 lần, 1990 là 60 lần II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực -Nguyên nhân hình thành: do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. - Một số đặc điểm so sánh giữa các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. + Tổ chức thành lập sớm nhất: EU; muộn nhất NAPTA. +Tổ chức có số thành viên đông nhất: EU; ít nhất NAPTA. + Tổ chức có số dân đông nhất: APEC; ít nhất MERCOSUR. + Tổ chức có GDP cao nhất: APEC; thấp nhất MERCOSUR. + Tổ chức có GDP/người cao nhất: NAPTA; thấp nhất ASEAN. 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế * Tích cực - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. - Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. * Tiêu cực: đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,... c. Củng cố, luyện tập: (1 phút) Yêu cầu học sinh nắm được những nội dung cơ bản của bài d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1phút) Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập và đọc bài mới Ngày dạy Tại lớp 11 Ngày dạy Tại lớp 11 TIẾT 4 BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: a. Về kiến thức: - Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển. - Biết và giải thích đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hậu quả của nó. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình. - Tích hợp: GDDS, NLTK, BVMT: + GDDS: Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước, ô nhiễm môi trường và nguy cơ chiến tranh + NLTK: Mối quan hệ giữa dân số với vấn đề sử dụng tài nguyên, môi trường ngày càng ô nhiễm. + BVMT: Tác động của con người tới môi trường làm ô nhiễm, thực trạng và giải pháp bảo vệ MT. b. Về kĩ năng: - Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ với thực tế. - Tích hợp: GDDS, NLTK, BVMT: Biết liên hệ thực tế để nhận biết hiện trạng MT sống ở địa phương. c. Về thái độ: Nhận thức được: Để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ, tranh ảnh, b. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm, 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới ( 2 phút) - Kiểm tra bài cũ: Câu 1, 2 trong SGK trang 12. - Định hướng bài: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về KHKT, về KH- XH, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức gì? Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển KT – XH trên toàn thế giới và trong từng nước? b. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu vấn đề dân số( HS làm việc theo nhóm:15 phút) Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể: - Nhóm 1, 2: Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. - Nhóm 3, 4: Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. * Lưu ý: Nhóm 1, 2: nhận xét về sự thay đổi của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì, đồng thời so sánh sự chênh lệch giữa hai nhóm nước trong từng thời kì, rút ra nhận cần thiết Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV kết luận, liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam. - Tích hợp: GDDS, NLTK, BVMT:Dân số bùng nổ ở các nước đang phát triển, già hóa ở các nước phát triển, sử dụng tài nguyên không hợp lí. môi trường bị ô nhiễm. Lưu ý: Tránh để HS hiểu sai rằng người già ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội. * Nước dân số già: độ tuổi từ 0-14 dưới 25%, trên 60 là trên 15% * Nước dân số trẻ: độ tuổi 0-14 trên 35%, trên 60 là dưới 10% HĐ 2: Tìm hiểu vấn đề môi trường( HS làm việc cả lớp: 20 phút) Bước 1: HS nghiên cứu SGK cho biết: hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của các vấn đề. Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và kết luận. * GV nhấn mạnh: bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn nhân loại, một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo. * TLCH trang 15 SGK: Một số SV có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít như Hổ, Voi, Tê giác, Sếu đầu đỏ,.. HĐ 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác(HS làm việc cả lớp: 6 phút) Bước 1: GV thuyết trình có sự tham gia của HS về các hoạt động khủng bố quốc tế, hoạt động kinh tế ngầm. GV nhấn mạnh sự cần thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm. Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân? I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh: 6477 triệu người (2005). - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số Dân số thế giới ngày càng già đi, chủ yếu ở các nước phát triển. - Biểu hiện + Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. + Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. + Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. - Hậu quả: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già lớn. II. Môi trường 1.Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn. -Các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, làm tăng lượng khí CO2, CFCS, trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính thủng tầng ôdôn, mưa axít. - Nhiệt độ Trái Đất nóng lên, tầng ôdôn bị thủng; làm băng tan ở hai cực, mực nước biển tăng làm ngập lụt các vùng sản xuất lương thực trù phú.Thời tiết thay đổi thất thường nóng, lạnh,tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt SX nông-lâm-ngư. - Biện pháp cắt giảm lượng khí thải. 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp đổ ra sông hồ, do sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu,..dẫn đến thiếu nguồn nước sạch ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh vật. - Biện pháp: tăng cường các nhà máy xử lí chất thải, đảm bảo an toàn hàng hải,.. 3. Suy giảm đa dạng sinh học. - Do sự khai thác quá mức của con người, nhiều loài tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. - Biện pháp: toàn thế giới tham gia thực hiện, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. III. Một số vấn đề khác - Xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Do vậy cần tăng cường hòa giải các mâu thuẫn sắc tộc, chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ của từng cá nhân. - Các hoạt động kinh tế ngầm( buôn bán ma túy,..) đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới. c. Củng cố- luyện tập (1 phút) Yêu cầu HS nắm được những đặc điểm cơ bản của vấn đề mang tính toàn cầu. d. Hướng dẫn HS học sinh học ở nhà (1 phút) Hướng dẫn làm bài 3 trang 16 SGK Ngày dạy Tại lớp 11 TIẾT 5 - BÀI 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: a. Về kiến thức: - Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. - Tích hợp BVMT: toàn cầu hóa gây áp lực đối với tự nhiên, làm môi trường bị suy thoái; các nước phát triển chuyển công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. b. Về kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. - Thu thập và phân tích thông tin về vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. c. Về thái độ: Có thái độ học tập tốt hơn môn Địa lí, hiểu được những cơ hội và thách thức mang tính toàn cầu. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ, tranh ảnh, b. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm, 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới ( 3 phút) - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra câu hỏi và bài tập trang 16 SGK - Định hướng bài: Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt các nước đang phát triển trước rất nhiều thách thức. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và thách thức đó. b. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung c

File đính kèm:

  • docDia li 11Hoc ki I co giam tai va tich hop cac chude.doc