Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Đức Thọ

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước trên thế giới.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nhóm nước.

2. Kĩ năng

- Nhận xét sự phan bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.

- Phân tích các bảng số liệu trong SGK.

3. Thái độ

Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

 

doc95 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Đức Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước trên thế giới. - Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nhóm nước. 2. Kĩ năng - Nhận xét sự phan bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK. - Phân tích các bảng số liệu trong SGK. 3. Thái độ Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Các nước trên thế giới - Phiếu học tập: Tiêu chí Nhóm phát triển Nhóm đang phát triển GDP/người Cơ cấu kinh tế Đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài Tuổi thọ trung bình HDI III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường nghe nói nước phát triển, nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới. Đó là những nước như thế nào? GV thuyết trình Dựa vào hình 1 nhận xét sự phan bố của nhóm nước giàu nhất, nghèo nhất? GV chuẩn kiến thức, giảng giải thêm về các khái niệm quan hệ Bắc – Nam, Nam – Nam... HĐ 2: Thảo luận nhóm Chia lớp thành nhiều nhóm, thực hiện một nhiệm vụ sau: - Nhóm 1: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập - Nhóm 2: Quan sát bảng 1.2 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập - Nhóm 3: Quan sát bảng 1.3 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập - Nhóm 4: Quan sát bảng 1.4 và ô thông tin trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm, GV kết luận lại các ý đúng của mỗi nhóm, đưa ra kết quả phản hồi thông tin. GV: So sánh sự khác nhau giữa các cuộc cách mạng KH-KT và CN. Giải thích khái niệm" Công nghệ cao" HS: Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra và Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức. GV hỏi: Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội? GV liên hệ Việt Nam I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Thế giới gồm hai nhóm nước: + Nhóm phát triển + Nhóm đang phát triển - Nhóm đang phát triển có sự phân hóa: NICs, trung bình, chậm phát triển - Phân bố: + Các nước đang phát triển : phân bố chủ yếu ở phía nam các châu lục + Các nước phát triển: phân bố chủ yếu ở phía bắc các châu lục. II. Sự tương phản về kinh tế của các nhóm nước * Về trình độ phát triển kinh tế" +GDP/ người: + Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: + Tuổi thọ trung bình: + Chỉ số HDI: III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: 1. Đặc trưng: Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. * Bốn trụ cột công nghệ: sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin 2. Tác động: * Xuất hiện nhiều ngành mới * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. ( Nền kinh tế tri thức) V. Củng cố dặn dò: Hãy nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải sao cho hợp lí Nhóm nước Đặc điểm a. Nước công nghiệp mới 1. Nước đa thực hiện công nghiệp hóa, GDP/người cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều b. Nước đang phát triển 2. Nước công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, chú trọng xuất khẩu c. Nước phát triển GDP lớn, bình quân theo đầu người cao, đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm * Thông tin phản hồi phiếu học tập: Tiêu chí Nhóm phát triển Nhóm đang phát triển GDP/người Cao Thấp Cơ cấu kinh tế Tỉ trọng KV I thấp, KV III cao Tỉ trọng KV I còn cao, KHV III thấp Đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài Chiếm phần lớn giá trị đầu tư ra nước ngoài Nợ nước ngoài nhiều, nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ Tuổi thọ trung bình Cao Thấp HDI Cao Thấp VI HOạT Động nối tiếp Ngày soạn:30/8/2010 Tiết PP CT: 02 Bài 2: xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội tại địa phương. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Các nước trên thế giới - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới (GV dùng kí hiệu thể hiện vị trí các nước của các tổ chức liên kết kinh tế trên nền bản đồ Các nước trên thế giới). III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số 2. Bài cũ : So sánh những điểm khác nhau giữa nước phát triển và đang phát triển? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: ( Cả lớp) ? Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Nguyên nhân? HĐ 2: Nhóm Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu một biểu hiện của toàn cầu hóa – liên hệ Việt Nam. - Nhóm 1: Thương mại thế giới phát triển mạnh - Nhóm 2: Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Nhóm 3: Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Nhóm 4: Vai trò của các công ti xuyên quốc gia Các nhóm thảo luận bổ sung. GV chẩn kiến thức HĐ 3:( Cả lớp) GV nên câu hỏi: Em hãy cho biết kái niệm toàn cầu hoá là gì ? ? Toàn cầu hóa kinh tế tác động tích cực, tiêu cực gì tới nền kinh tế thế giới? Giải thích? Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV Liên hệ Việt Nam: cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO HĐ 5: Cả lớp Bước 1:GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu: - Nêu tên các tổ chức liên kết khu vực lớn trên thế giới? - Quan sát, chỉ trên bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết kinh tế khu vực. - Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực liên kết với nhau? - Khu vực hóa có những mặt tích cực nào, đặt ra thách thức gì cho mỗi quốc gia? Bước 2: HS trả lời , bổ sung Bước 3: GV chuẩn kiến thức I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Toàn cầu hóa kinh tế * Nguyên nhân: - Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ - Nhu cầu phát triển của từng nước - Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết. * Biểu hiện: a. Thương mại quốc tế phát triển mạnh. b. Đầu tư nước ngoài tăng trường nhanh c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn với nền kinh tế thế giới. * Khái niệm toàn cầu hóa Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế 2. Hệ quả của toàn cầu hóa a. Mặt tích cực - Sản xuất: thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trường kinh tế toàn cầu - Khoa học – công nghệ: đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. - Hợp tác quốc tế: tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu. b. Mặt tiêu cực - Khoảng cách giàu nghèo: ngày càng tăng, chênh lệch càng lớn giữa các tầng lớp trong xã hội, cũng như giữa các nhóm nước. - Số lượng người nghèo trên thế giới ngày càng tăng. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR. b. Các tổ chức liên kết tiểu vùng: Tam giác tăng trưởng Xingapo – Malaixia – Inđônêxia, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu... 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế a. Mặt tích cực - Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phảttiển kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế. - Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. - Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. b. Thách thức - ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia. - Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyêt sliệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ V. Củng cố dặn dò: 1. FDI tăng nhanh nhất vào các nước: a. Nhóm nước phát triển b. Nhóm nước đang phát triển c. Nhóm nước công nghiệp hóa d. Nhóm nước nghèo nhất 2. Điền vào ô trống chữ B tương ứng với biểu biện của toàn cầu hóa kinh tế, chữ H – những ý thể hiện hệ quả - Thương mại quốc tế phát triển mạnh - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng cường xu hướng toàn cầu - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoahọc công nghệ - Các công ti xuyên quốc gia có nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế. - Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết CT: 03 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển - Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của các nhóm nước và hệ quả của nó - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. 2. Kĩ năng Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế. 3. Thái độ Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Đồ dùng dạy học: - Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới (vẽ dựa trên bảng số liệu ở cuối bài) - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam, tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới. - Phiếu học tập: Vấn đề môi trường Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ôdôn Ô nhiễm nước ngọt Ô nhiễm biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Bài cũ: Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm chia thành nhiều nhóm nhỏ (4 – 5 HS). Phân công nhiệm vụ như sau: - Nhóm 1 và 2: Phân tích bảng 4.1 dựa vào các câu hỏi kèm theo, kết hợp phân tích biểu đồ gia tăng dân số thế giới. - Nhóm 3 và 4: Phân tích bảng 4.2 và trả lời câu hỏi kèm theo. HĐ 2: GV gợi ý để HS phát hiện những kiến thức chưa được đại diện các nhóm nêu ra. GV kết luận đồng thời liên hệ với đặc điểm dân số Việt Nam. HĐ 3: GV yêu cầu mỗi HS ghi tên các vấn đề ô nhiễm môi trường mà em biết. Sau đó, gọi một số HS đọc kết quả cho cả lớp cùng nghe. Khi thấy kết quả phù hopự với các loại có trong SGK, GV dừng lại và yêu cầu HS sắp xếp các loại vấn đề trên theo nhóm. HĐ 4: Nhóm/cặp đôi GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, kết hợp kiến thức hiểu biết của mình và các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi, điền thông tin cần thiết vào phiếu học tập. GV nhấn mạnh tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu, tính cấp thiết của bảo về môi trường. HĐ 5: Đàm thoại gợi mở - Xung đột tôn giáo, sắc tộc; khủng bố quốc tế... - Các bệnh dịch hiểm nghèo: HIV/AIDS, SART... I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh đ bùng nổ dân số: thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người, thoài gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. - Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển: + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên gấp 15 lần nhóm nước phát triển + Chiếm đại bộ phận trong số dân tăng thêm hàng năm + Tỉ trọng trong dân số thế giới rất cao hơn 80% - Hậu quả: gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường. 2. Già hóa dân số - Dân số thế giới đang già đi: + Tuổi thọ trung binh fgày càng tăng + Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng tăng - Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển: + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, giảm nhanh + Cơ cấu dân số già. - Hậu quả: nguy cơ thiếu lao động bổ sung, chi phí cho người gì rất lớn... II. Môi trường (Thông tin phản hồi phiếu học tập) III. Một số vấn đề khác - Xung đột tôn giáo, sắc tộc - Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới... - Các dịch bệnh hiểm nghèo... V. Củng cố dặn dò: 1. Trình bày khái quát về sự bùng nổ dân số, già hóa dân số thế giới và hậu quả của chúng. 2. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có hành động bảo về môi trường? Thông tin phản hồi phiếu học tập: Vấn đề môi trường Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Biến đổi khí hậu toàn cầu Nhiệt độ khí quyển tăng, tăng càng lớn Thải khí hiệu ứng nhà kính Thời tiết thay đổi thất thường, băng tan ở hai cựckéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác Suy giảm tầng ôdôn Xuất hiện lỗ thủng tầng ôdôn, kích thước càng tăng Hoạt động công nghiệp và chất thải sinh hoạt thải CFC, SO2 Cường độ tia tử ngoại tăng gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, mùa màng, các loại sinh vật Ô nhiễm nước ngọt Nguồn nước ngọt ô nhiễm: tăng số lượng “dòng sông đen” Chất thải sinh hoạt, công nghiệp không xử lí 1,3 tỉ người thiếu nước sạch. Thực phẩm ô nhiễm. Ô nhiễm biển và đại dương Tràn dầu, rác thải trên biển Sự cố tàu thuyền, chất thải sinh hoạt, công nghiệp Giảm sút nguồn lợi từ biển và đại dương, đe dọa sức khỏe con người Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái biến mất. Khai thác quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên Mất nhiều loài sinh vật, xã hội mất nhiều tiềm năng phát triển VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết CT: 04 Bài 4: thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được một cách khái quát các đặc điểm của nền kinh tế thế giới 2. Kĩ năng Rèn kuyện kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, khái quát hóa và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. 3. Thái độ Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình ảnh về thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Đề cương báo cáo: Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới (phóng to). III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Bài cũ: Thuận lợi và hậu quả toàn cầu hoá? 3. Bài mới: Mục 1. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: HĐ 1: Tìm hiểu các cơ hội và thách thức: Làm việc theo nhóm. Chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), cử nhóm trường, thư kí, chỉ định vị trí của nhóm. Giao nhiệm vụ và nêu yêu cầu cho các nhóm: - Đọc thông tin ở các ô kiến thức, rút ra kết luận mỗi ô. - Các kết luận phải nêu rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá. Các nhóm thảo luận. Yêu cầu thảo luận sôi nổi, nhưng trật tự và có ghi chép cụ thể, đầy đủ. Mục 2. Trình bày báo cáo HĐ 2: Trình bày báo cáo Trình bày các ý kiến thảo luận nhóm thành báo cáo. - Các ý kiến thống nhất của mỗi nhóm về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển được trình bày hệ thống hóa thành một báo cáo (có thể đối chiếu với đề cương mẫu của GV): Cơ hội và thách thức * Cơ hội: 1. Tự do hoá thương mại 2. Phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn 3. Các quốc gia có thể đi tắt đón đầu, áp dụng ngay vào quá trình sản xuất. 4. Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới tới tất cả các nước. 5. Đa phương hoá. * Thách thức: 1. Các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn. 2. Ô nhiểm môi trường * GV chú ý cho HS đặt tên của báo cáo - Độ dài của báo cáo:khoảng 15 – 20 dòng. V. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tinh thần và hiệu quả làm việc của các nhóm. Yêu cầu hoàn thành bản báo cáo vào vở ở nhà. VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết CT: 05 Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Châu Phi là châu lục khá giàu khoáng sản song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng... - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song số dân sống trong đói nghèo rất lớn, luôn bị chiến tranh, bệnh tật đe doạ. - Kinh tế tuy có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm. Đa số các quốc gia vẫn đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô cho các nước phát triển. 2. Kĩ năng Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Phi. - Phiếu học tập: Các vấn đề Đặc điểm ảnh hưởng - Dân số - Mức sống - Vấn đề khác III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Bài cũ: Chấm bài thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Nhóm/cặp đôi Dựa vào hình 6.1, thông tin của SGK trình bày những thuận lợi, khó khăn do tự nhiên gây ra và nêu các giải pháp khả thi để khắc phục khó khăn. GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình. GV cho các bộ phận, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. Cuối cùng GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Nhóm (4 – 5 HS) ? Dân cư và xã hội châu Phi tồn tại những vấn đề gì cần giải quyết? Dựa vào thông tin của SGK, phân tích bảng 5.1 để hoàn thành phiếu học tập. Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của minh. GV cho các bộ phận, các nhóm khác trao dổi, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cả lớp GV yêu cầu HS phân tich bảng 5.2 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số khu vực châu Phi, thông tin của SGK trình bày thực trạng nền kinh tế châu Phi theo cấu trúc: - Thành tựu đạt được - Hạn chế - Nguyên nhân GV gọi một HS trình bày kết quả của mình. Các HS khác góp ý bổ sung. GV chuẩn kiến thức. HĐ 4: Đàm thoại gợi mở ? Các giải pháp để các nước châu Phi thoát ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển? I. Một số vấn đề về tự nhiên - Các loại cảnh quan: đa dạng Cảnh quan chiếm ưu thế: hoang mạc và xavan – khí hậu khô nóng. - Tài nguyên nổi bật: + Khoảng sản: giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt kim cương + Rừng chiếm diện tích khá lớn. - Sự khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hoá... nguồn lợi nằm trong tay tư bản nước ngoài. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội (Thông tin phản hồi phiếu học tập) * Dân số: * Mức sống: * Các vấn đề khác: III. Một số vấn đề về kinh tế 1. Thành tựu Nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực: tốc độ tăng trưởng GDP quá cao, khá ổn định. 2. Hạn chế - Quy mô nền kinh tế nhỏ bé: 1,9% GDP toàn cầu, lại chiếm đến hơn 13% dân số. - Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới. 3. Nguyên nhân - Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân - Đường biên giới quốc gia hình thành tuỳ tiện trong lịch sử – nguyên nhân gây xung đột, tranh chấp - Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước. V. củng cố dặn dò: 1. Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển các nước châu Phi cần thực hiện những giải pháp gì? 2. Phân tích các nguyên nhân làm cho châu Phi có nền kinh tế kém phát triển. Thông tin phản hồi phiếu học tập: Các vấn đề Đặc điểm ảnh hưởng - Dân số - Mức sống - Vấn đề khác - Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới - Tuổi thọ trung bình thấp, HDI rất thấp – phần lớn các nước ở châu Phi dưới mực trung bình của các nước đang phát triển. - Hủ tục, bệnh tật, xung đột sắc tộc - Hạn chế sự phát triển kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống, tàn phá môi trường. - Chất lượng nguồn lao động thấp - Tổn thất lớn sức người, sức của đ Làm chậm sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. VI. rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết CT: Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tiết 2: một số vấn đề của mĩ la tinh I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng nguồn tài nguyên được khai thác lại chỉ phục vụ cho tối thiểu dân chúng, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ. - Biết và giải thích được tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định của các nước Mĩ La tinh và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước này. 2. Kĩ năng Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La-tinh. 3. Thái độ Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ La-tinh đang cố gắng thực hiện để vượt qua các khó khăn trong giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Phiếu học tập: Cảnh quan và khoáng sản chủ yếu Thuận lợi cho phát triển kinh tế Cảnh quan Khoáng sản III. phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Bài cũ: Nêu giải pháp khắc phuc khó khăn ở châu phi? 3. Bài mới: GV chỉ vị trí của Mĩ La-tinh trên bản đồ, nêu và giải quyết câu hỏi: Tại sao khu vực này lại có tên gọi là Mĩ La-tinh? Tại sao hiện nay nhiều nước trong khu vực đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa như nước ta? Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 6.3 kể tên các cảnh quan tự nhiên và khoáng sản ở Mĩ La-tinh, hoàn thành phiếu học tập Sau khi học sinh trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức. GV bổ sung các nguồn tài giàu có đó bị các nhà tư bản, chủ trang trại khai thác; còn người dân lao động không được hưởng nguồn lợi này. HĐ 2: HS làm việc theo nhóm cặp đôi. GV yều cầu HS: Nhận xét bảng 5.3: So sánh thu thập của nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất của bốn nước trong bảng, từ đó rút ra kết luận. (không cần tính ra số liệu tuyệt đối như hướng dẫn của sách giáo viên). Giải thích nguyên nhân? Sự phân hóa đó gây ra hậu quả gì? Sau khi HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn bị kiến thức. HĐ 3: GV yêu cầu HS: Nhận xét sự thay đổi mức tăng trưởng GDP của các nước Mĩ La-tinh. Sự thay đổi đó thể hiện điều gì? HĐ 4: Chia lớp làm 4 nhóm lớn, HS làm việc theo nhóm cặp đôi. GV yêu cầu HS tính tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của các nước: Nhóm 1: Ac-hen-ti-na và Bra-xin Nhóm 2: Chi-lê và Ê-cu-a-đo Nhóm 3: Ha-mai-ca và Mê-hi-cô Nhóm 4: Pa-na-ma và Pa-ra-goay Từ kết quả tính toán, rút ra nhận xét. HĐ 5: HS làm việc chung cả lớp. GV nêu câu hỏi: Tại sao các nước Mĩ La-tinh có nền kinh tế thiếu ổn định và phải vay nợ của nước ngoài nhiều? (Bảng 5.4) Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trên? GV tổng kết các ý kiến của HS, chuẩn kiến thức I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội 1. Về tự nhiên - Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm và xavan cỏ - Khoáng sản: đa dạng, chủ yếu là kim loại màu, kim loại quý và năng lượng đ Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân cư không được hưởng các nguồn lợi này. 2. Về dân cư và xã hội - Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn - Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37 – 62% - Tỉ lệ dân thành thị cao, phần lớn sống trong điều kiện khó khăn. II. Một số vấn đề về kinh tế 1. Thực trạng - Nền kinh tế phát triển thiếu ổn định: tốc độ tăng trưởng GDP thấp, dao động mạnh. - Phần lớn các nước Mĩ La-tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao. 2. Nguyên nhân - Tình hình chính trị thiếu ổn định - Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh - Vấn đề quản lí nhà nước: duy trì cơ cấu xã hội phong kiến, thế lực bảo thủ Thiên chúa giáo cản trở, đường lối phát triển kinh tế - Xã hội chưa hợp lí phụ thuộc nước ngoài. 3. Biện pháp - Củng cố bộ máy nhà nước - Phát triển giáo dục, cải cách kinh tế - Tiến hành công nghiệp hoá, tăng cường mở cửa. V. củng cố dặn dò: Câu 1. Chọn ý đúng trong các câu sau: Mĩ La- tinh không giàu có về các loại tài nguyên : a. Kim loại màu b. Kim loại đen c. Kim loại quý d. Than đá B. Điều kiện của Mĩ La-tinh thuận lợi chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp: a. Nhiệt đới b. Cận nhiệt đới c. Ôn đới d. Ôn đới và cận nhiệt đới Câu 2: Vì sao, các nước Mĩ La-tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khổ của khu vực lại cao? Thông tin phản hồi: 1. Phiếu học tập Cảnh quan và khoáng sản chủ yếu Thuận lợi cho phát triển kinh tế Cảnh quan: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, xavan cỏ - Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới - Phát triển chăn nuôi gia súc Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại màu, kim loại quý - Phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, đặc biệt là các ngành hiện đại. 2. Tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của một số quốc gia Mĩ La-tinh Nước GDP Tỉ lệ nợ (%) Nước GDP Tỉ lệ nợ (%) Ac-hen-ti-na 129,6 128,2 Mê-hi-cô 626,1 22,4 Bra-xin 505,7 46,5 Pa-na-ma 12,9 68,2 Chi-lê 72,4 59,7 Pa-ra-goay 6,0 53,3 Ê-cu-a-đo 27,2 62,1 Pê-ru 60,6 49,2 Ha-mai-ca 8,1 69,1 Vê-nê-xu-ê-la 85,4 40,9 VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết CT:

File đính kèm:

  • docgiaoandiali112007co ban sua.doc
Giáo án liên quan