Giáo án Địa lý 12 Tiết 7 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiết 2)

Tiết 7 Bài 7 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1 Kiến thức

- Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ởû nước ta.

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ởû nước ta.

2. Kĩ năng

- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.

- Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 7 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 6 tháng 10 năm 2008 GV: Lê Văn Đỉnh THPT Đông sơn 1 Chương trình chuẩn Tiết 7 Bài 7 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức - Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ởû nước ta. - Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ởû nước ta. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ. - Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng. II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC + Bài cũ : Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình Việt nam ? + Khởi động: Khi nói về nông nghiệp, có 2 ý kiến sau đây: - Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp lúa nước. . - Nông nghiệp nước ta là nền NN với cây công nghiệp là chủ yếu. Dựa vào tiêu chí nào để có thể đưa ra các nhận xét như vậy? GV: Các nhận xét trên dựa trên đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một phần khu vực địa hình nước ta - địa hình đồng bằng hoặc miền núi. Hoạt động của GV và HS HĐ l: Thảo luận: Nhóm + GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồáng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. (Đồng bằng châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp). + Các nhóm cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau : Đọc SGK mục b, quan sát hình 6 điền vào các nội dung thích hợp. Tiểu mục ĐBSH ĐBSCL Nguyên nhân hình thành Diện tích Hệ thống đê/kênh rạch Sự bồi đắp phù sa Tác động của Thuỷ triều. + HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). HĐ 2: (Cả lớp) So sánh đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. + GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. ( Nên kẻ bảng để so sánh) - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.. HĐ 3: Cá nhân + GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục b, quan sát hình 6 ø trình bày. Nguyên nhân hình thành.. Diện tích.. Đặc điểm đất đai. Các đồng bằng lớn + GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của cả lớp. HĐ 4: Thảo luận + GV Nhóm chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm l+3 : Đọc SGK mục 3. a, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới phát triển kinh tế-xã hội. Nhóm 2+4 : Đọc SGK mục 6.b, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển kinh tế - xã hội. + HS trong các nhóm trao đổi và trình bày các nhóm khác bổ sung GV chuẩn kiến thức. . Nội dung chính b) Khu vực đồng bằng * Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) * Đồng bằng ven biển - Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa. - Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ... . 3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội a. Khu vực đồi núi * Thuận lợi - Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. - Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. - Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp. - Các dòng sông ởû miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai...). - Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn * Khó khăn - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. - Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại b. Khu vực đồng bằng * Thuận lợi: + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. . * Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán... IV ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất . Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là: A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đất nhiều cát, ít phù sa. C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước tiết sau. VI . Phụ lục ĐBSH ĐBSCL Nguyên nhân hình thành Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp. Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp. Diện tích 15.000 km2 40.000 km2 Hệ thống đê/kênh rạch Có hệ thống đê ngăn lũ Có hệ thống kênh rạch chằng chịt Sự bồi đắp phù sa Trừ vùng trong đê Được bồi đắp thường xuyên Tác động của Thuỷ triều. Ít chịu tác động của thuỷ triều Chịu tác động mạnh của thuỷ triều

File đính kèm:

  • docTiet 7 Bai 7.DOC