Giáo án Địa lý 9 tiết 26 đến 47

BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Tiếp Theo)

I.MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.

-Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.

2/Kĩ năng:

-Sử dụng bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ để phân tích và trình bày đặc điểm phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ.

-Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng.

 

doc52 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 26 đến 47, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 26 NS: ND: BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp Theo) I.MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: -Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. -Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. 2/Kĩ năng: -Sử dụng bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ để phân tích và trình bày đặc điểm phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ. -Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng. II.CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: -Kiến thức: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, các trung tâm kinh tế lớn của vùng. -Kĩ năng: -Phân tích, xác định trên bản đồ. 2/Học sinh: -Tìm hiểu trước tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. 3/Phương tiện dạy học: -Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. -Atlat địa lí Việt Nam. III/BÀI GIẢNG: 1/Ổn định lớp:(1 phút) 2/KTBC: (5 phút). -Điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội? -Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì? 3/Bài giảng: Vào bài: SGK Hoạt động thầy trò: Nội dung chính: HĐ1: Tình hình phát triển kinh tế. Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng. Thời lượng: 25 phút. Cách tiến hành: CH: Quan sát hình 24.1 + bản đồ hãy nhận xét mức độ đảm bảo lương thực của vùng? (so với cả nước từ năm 1995-2002) đến năm 2002 đã tự túc được lương thực. CH: Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng? (đất phù sa ít, thiên tai,...) CH: Xác định trên hình 24.1 + bản đồ vùng trồng lúa chủ yếu? CH: Vùng nông lâm kết hợp? Tên sản phẩm đặc trưng? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ. Hs trả lời GV chỉ bản đồ. CH: Dựa vào hình 24.2 nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ? Tăng rõ riệt. CH: Dựa vào hình 24.2 xác định các cơ sở khai thác khoáng sản: Thiếc, Crôm, titan, đá vôi và cho biết những ngành công nghiệp nào có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ? (Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng) HS phát biểu, GV chỉ bản đồ. CH: Quan sát hình 24.3, bản đồ: Cho nhận xét hoạt động GTVT của vùng. -Vị trí giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây? -Tầm quan trọng của các tuyến quốc lộ 7, 8, 9. CH: Du lịch có thế mạnh gì để phát triển? Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng? GV gọi HS lên bản đồ xác định vị trí các địa điểm đó. HĐ 2: Các trung tâm kinh tế lớn. Mục tiêu: HS xác định được các trung tâm kinh tế và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: Cá nhân. -CH: Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm. IV:TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 1/Nông nghiệp: -Cây lúa: Năng suất và bình quân lương thực có hạt theo đầu người thấp so với cả nước, phân bố dải đồng bằng ven biển như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh. -Trồng rừng và cây công nghiệp phát triển mạnh theo hướng nông lâm kết hợp. -Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển chủ yếu phía Đông của vùng. 2/Công nghiệp: -Giá trị sản xuất công nghiệp tăng rõ riệt. -Phân bố: +Khai thác kháng sản (Thiếc, Crôm, titan) Thanh Hóa, Vinh, Nghệ An. +Vật liệu xây dựng: Thanh Hóa, Quảng Bình. 3/Dịch vụ: -Vị trí cầu nối nên Bắc trung Bộ là địa bàn trung chuyển hàng hóa và hành khách Bắc-Nam, Đông-Tây. -Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch: Cố Đô Huế, Quê hương Bác Hồ, Lăng Cô... V/CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ: -Huế, Vinh, Thanh Hóa là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. 4/Đánh giá: 3 phút. -Nêu một số thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng. -Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng. -Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. 5/Hoạt động nối tiếp: (1 phút) -Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê hương Bác Hồ. -Xem tiếp bài 25./. Tuần: 14 Tiết: 27 NS: ND: BÀI 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I/MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội, những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế-xã hội. 2/Kĩ năng: -Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí giới hạn của vùng. -Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân cư, xã hội. -Phân tích bản đồ, lược đồ, Atlat để nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng. II/CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: -Kiến thức: Vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. -Kĩ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ,... 2/Học sinh: -Tìm hiểu nội dung bài học 25. 3/Phương tiện dạy-học: -Lược đồ tự nhiên vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. -Atlat địa lí Việt Nam. III/BÀI GIẢNG: 1/Ổn định lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 5 phút. -Nêu một số thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ/. -Tại sao nói du lịch là thế mạnh ở Bắc Trung Bộ? 3/Bài mới: Vào bài: SGK. Hoạt động thầy trò: Nội dung chính: HĐ 1: Nêu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. Mục tiêu: HS xác định được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ý nghĩa về vị trí địa lí và giứoi hạn lãnh thổ của vùng. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: Cá nhân. GV giới thiệu toàn bộ ranh giới vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trên lược đồ. CH: Cho biết đặc điểm lãnh thổ của vùng? (hẹp ngang). CH: Xác định vị trí tiếp giáp củavùng. (HS lên bản đồ xác định) CH: Vị trí và đọc tên các đảo và quần đảo thuộc vùng? (Hoàng Sa và Trường sa). CH: Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng? HĐ 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiân. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế-xã hội. Thời lượng: 15 phút. Cách tiến hành: Nhóm. GV chia lớp làm 6 nhóm. Nhóm 1, 2: Quan sát hình 25.1+Atlat, bản đồ địa hình, khí hậu có gì nổi bật? So với Bắc Trung Bộ? -Tìm trên bản đồ: Các vịnh văn phong, Dung Quất, Cam Ranh, các bãi tắm địa điểm du lịch nổi tiếng? Nhóm 3, 4: Dựa vào bản đồ+SGK+Atlat phân tích thế mạnh về kinh tế biển của vùng? Nhóm 5, 6: Phân tích thế mạnh phát triển du lịch và khó khăn của thiên nhiên? (GV chú ý hiện tượng sa mạc hoá). Tại sao vấn đề bảo vệ rừng và phá triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ? =>Các nhóm báo cáo, GV kết luận chỉ bản đồ. HĐ 3: Đặc điểm dân cư xã hội. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội, những thuận lợi và khó khăn của dân cư xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: cá nhân. CH: Quan sát bảng 25.1 nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng. So với Bắc Trung Bộ có gì khác biệt? CH: Quan sát bảng 25.2 nhận xét về tình hình dân cư xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước? (Thấp hơn cả nước). Với đặc điểm nguồn lao động như vậy có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ: -Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. -Tiếp giáp. +Tây: Lào, Tây Nguyên. +Bắc: Bắc Trung Bộ. +Nam: Đông Nam Bộ. +Đông: Biển Đông. -Có nhiều đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. -Ý nghĩa: Là cầu nối Bắc-Nam nối Tây Nguyên với biển, thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa, các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước. II/ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: -đặc điểm: Các tỉnh đều có núi gò đồi ở phía Tây, dãi đồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khủyu có nhiều vũng, vịnh. -Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,...) 1 số khoáng sản thủy tinh, titan, vàng. -Khó khăn: Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa) III/ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ-XÃ HỘI: -Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông, phía Tây của vùng. +Phía đông: Người kinh, 1 bộ phận nhỏ người Chăm. Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, thương mại du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản. +Phía Tây: Cơ-Tu, Ra-Giai, Ba-Na, Ê-Đê. Kinh tế chủ yếu là chăn nuôi gia súc, nghề rừng, trồng cây công nghiệp. -Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Hội An, Mỹ Sơn). -Khó khăn: Đời sống 1 bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. 4/Đánh giá: (4 phút) -Dựa vào bản đồ xác định vị trí, giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ? -Trong phát triển kinh tế-xã hội, vùng duyên hải điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? 5/Hoạt động nối tiếp: (1 phút) -Sưu tầm tư liệu về Mỹ Sơn, Hội An. -Học bài 25, xem tiếp bài 26./. Tuần: 14 Tiết: 28 NS: 5/11/2010 ND: 12/11/2010 BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I/MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: -Trình bày được 1 số ngành kinh tế tiê biểu của vùng. -Nêu được các trung tâm kinh tế chính. -Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. 2/Kĩ năng: -Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, các trung tâm công nghiệp của vùng. -Phân tích bản đồ, Atlat địa lí VN để nhận biết và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. II/CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: -Kiến thức: Tình hình phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. -Kĩ năng: Phân tích, so sánh. 2/Học sinh: -Kiến thức: Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 3/Phương tiện dạy-học: -Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. -Atlat địa lí VN. III/BÀI GIẢNG: 1/Ổn định lớp: (1 phút) 2/Kiểm tra bài củ: (4 phút) -Trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì? 3/Bài mới: Vào bài SGK. Hoạt động của GV+HS Nội dung -HĐ 1: Tình hình phát triển kinh tế. -Mục tiêu: Trình bày được 1 số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng (Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ) -Thời lượng: 25 phút -Cách tiến hành: Cá nhân/nhóm. CH: Dựa vào bảng 26.1 cho nhận xét sự phát triển nông nghiệp của vùng? (Chăn nuôi bò, thủy sản) -CH: Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thủy sản là thế mạnh của vùng? (Điều kiện tự nhiên phía tây đồi núi nhiều đồng cỏ, phía đông là vùng biển nhiều bãi tôm, bãi cá của vùng. CH: Dựa vào SGK+kiến thức cho biết tình hình sản xuất lương thực của vùng? Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lương thực của vùng là gì? (Kém phát triển, quỹ đất ít, thiên tai). CH: Xác định trên bản đồ các bãi muối nổi tiếng của vùng? Vì sao nghề làm muối lại phát triển mạnh ở đây? (Sa Huỳnh, Cá Ná, điều kiện khí hậu khô hạn) CH: Những khó khăn đó cho biết những biện pháp giảm bớt thiên tai trong vùng? (Trồng rừng,) CH: Dựa vào bảng 26.2 nhận xét sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước? (Thấp hơn so với cả nước, tốc độ tăng trưởng nhanh) CH: Cho biết cơ cấu ngành công nghiệp của vùng, phân bố ở đâu? GV nêu những dự án phát triển kinh tế: Khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, khai thác khoáng sản (cát) ở Khánh Hòa. Hoạt động: Nhóm (3 nhóm) Nhóm 1: Dựa vào hình 26.1 cho biết hoạt động giao thông thủy bộ của vùng có những điều kiện gì phát triển? Nhóm 2: Phân tích vai trò của giao thông trong vùng đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vùng lân cận Tây Nguyên. Nhóm 3: Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng =>Các nhóm báo cáo, bổ sung, GV kết luận. HĐ 2: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Mục tiêu: HS xác định được các trung tâm kinh tế lớn nhất vùng, xác định được vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền trung Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: Cá nhân. CH: Dựa vào bản đồ xác định các trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. Xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của từng trung tâm. CH: Xác định các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung và cho biết vai trò của vùng kinh tế đối với sự phát triển kinh tế liên vùng. HS trả lời, xác định trên bản đồ. IV/TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 1/Nông nghiệp: -Chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng: chiếm 20% tổng lượng đàn bò cả nước phát triển chủ yếu ở phía tây. -Nuôi trồng và chế biến thủy sản: Chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002) -Sản lượng lương thực kém phát triển, sản lượng lương thực và bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước. -Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, thiên tai. -Nghề làm muối phát triển khá mạnh. 2/Công nghiệp: -Tốc độ tăng trưởng khá cao. -Cơ cấu đa dạng: Cơ khí, chế biến thực phẩm, -Phân bố: Đà Nẵng, Quy Nhơn. 3/Dịch vụ: -Hoạt động vận tải của vùng diễn ra sôi động. Các cảng biển của vùng vừa là đầu mối giao thông quan trọng của vùng và của cả Tây Nguyên. -Du lịch là thế mạnh của vùng: Non nước, Nha Trang, Phố Cổ Hội An, Mỹ Sơn, V/CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: -Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. -Vai trò: Có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ mà cả với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. 4/Đánh giá: 4 phút. -Duyên Hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? -Làm bài tập 2 trang 99 SGK. 5/Hoạt động nối tiếp: 1 phút -Học bài. -Chuẩn bị bài thực hành./. Tuần: 15 Tiết: 29 NS: 5/11/2010 ND: 15/11/2010 BÀI 27: THỰC HÀNH KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bác Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm các hoạt động của các hải cảng nuuoi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và du lịch biển. -Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ. II/CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: +Kiến thức trọng tâm: Hoạt động kinh tế biển của 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. +Phương pháp: Phân tích, trực quan , giải thích, nhóm. 2/Học sinh: -Kiến thức về kinh tế biển của 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. 3/Phương pháp dạy học: -Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. -Atlat địa lí VN III/TIẾN HÀNH DẠY HỌC: 1/Ổn định lớp: 1 phút. 2/Kiểm tra bài cũ: 5 phút. -Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? -Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 3/Bài mới: a/HĐ 1: Bài tập 1: Tìm trên lược đồ bản đồ (24.3; 26.1) và Atlat VN xác định các địa danh trong bài tập 1. Mục tiêu: HS xác định trên bản đồ, lược đồ, Atlat các cảng biển cơ sở sản xuất muối, những bãi biển du lịch ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, nhận xét tiềm năng kinh tế biển của cả 2 vùng. Thời lượng: 15 phút. Cách tiến hành: Nhóm, cả lớp. Nhóm 1: Các cảng biển. Nhóm 2: Các bãi cá, tôm. Nhóm 3: Cơ sở sản xuất muối. Nhóm 4: Những bãi biển có giá trị du lịch của cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. -Đại diện nhóm sau khi thảo luận nhanh, lên bảng chỉ địa danh trên bản đồ. *HĐ cả lớp: Nhận xét tiềm năng kinh tế ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Gợi ý: Dựa vào địa danh xác định ở phần I, kết hợp kiến thức đã học ở 2 vùng, nhận xét đánh giá tiềm năng kinh tế biển gồm các vấn đề sau: Kinh tế cảng, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, tiềm năng du lịch. Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn trên đất liền, tài nguyên biển là cơ sở để vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ xây dựng kinh tế biển với nhiều triển vọng. b/HĐ 2: Bài tập 2: So sánh sản lượng thủy sản; nuôi trồng và khai thác ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Mục tiêu: HS so sánh sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, giải thích vì sao có sự chênh lệch đó. Thời lượng: 15 phút. Cách tiến hành: Cả lớp. -Gọi HS đọc đề bài. -GV hướng dẫn HS tính tỉ lệ (%) về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của từng vùng và toàn vùng duyên hải miền trung phải lập bảng xử lý số liệu sau. Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ Tràn vùng Duyên Hải Miền Trung Bắc Trung Bộ Duyên Hải Nam Trung Bộ Thủy sản nuôi trồng 100% 58,43 41,57 Thủy sản khai thác 100% 23,75 76,25 Cách tính % Số liệu 1 vùng x 100 Tràn vùng =58,43 VD: Thủy sản 38,8 x 100 Nuôi trồng ở BTBộ 38,8 + 27,6 -Hướng dẫn HS so sánh sản lượng và giá trị xuất thủy sản của 2 vùng. +Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên Hải Nam Trung Bộ về nuôi trồng. +Nam Trung Bộ khai thác nhiều hơn Bắc Trung Bộ. -GV giải thích sự khác biệt của 2 vùng để HS có thể giải thích vì sao có sự chênh lệch về thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng. Gợi ý: Tiềm năng kinh tế biển Duyên Hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ. -Duyên Hải Nam Trung Bộ có truyền thống về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có lợi thế: Vùng nước trồi trên vùng cực Nam Trung Bộ có năng suất cao- nhiều cá. 4/Đánh giá: 5 phút. -HS lên bảng đồ xác định vị trí các cảng biển các bãi tôm, cá các bãi biển du lịch nổi tiếng của vùng. -Vì sao có sự lớn về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng. 5/HĐ nối tiếp: 3 phút. -Hoàn thành bài thực hành. -Xem tiếp bài 27. Tuần: 15 Tiết: 30 NS: 5/11/2010 ND: 20/11/2010 BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I/MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển của vùng. 2/Kĩ năng: -Phân tích bảng đồ, bảng thống kê. -Phân tích số liệu, kết hợp kênh chữ kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên dân cư-xã hội của vùng. -Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. II/CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: +Kiến thức trọng tâm: Vị trí địa lí, đặc biệt là ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. +Chuẩn bị kiến thức: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế-xã hội của vùng Tây Nguyên. +Phương pháp: Trực quan, so sánh, phân tích. 2/Học sinh: -Chuẩn bị nội dung kiến thức về vùng Tây Nguyên. -Atlat địa lí Việt Nam. 3/Phương tiện: -Bản đồ tự nhiên Việt Nam. -Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. -Tư liệu, tranh ảnh về thiên nhiên, các dân tộc ở Tây Nguyên. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định lớp: 1 phút. 2/Kiểm tra bài cũ: Không. 3/Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động thầy trò: Nội dung chính: HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng. Mục tiêu: Hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội an ninh quốc phòng của cả nước. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành. Cả lớp. GV giới thiệu trên bản đồ địa lí tự nhiên VN giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên. CH: Quan sát hình 28.1 hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? -Gồm những tỉnh nào? Diện tích, dân số? -Tiếp giáp? So với các vùng khác vị trí Tây Nguyên có vị trí gì đặc biệt. -Thuận lợi, khó khăn với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng. GV phân tích ý nghĩa gì về vị trí địa lí của vùng. GV chỉ bản đồ. HĐ 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu: Nắm đặc điểm về điều kiện tự nhiên và thế mạnh để phát triển kinh tế Tây Nguyên và những khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Thời lượng: 20 phút. Cách tiến hành: Nhóm. CH: Quan sát hình 28.1 kết hợp kiến thức đã học, bản đồ + Atlat cho biết từ Bắc Nam có những cao nguyên nào? Nguồn gốc hình thành. CH: Tìm trên bản đồ các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? Chảy qua miền địa hình nào? Chảy về đâu? CH: Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn các dòng sông? CH: Nêu đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên? CH: Nêu những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng? Các nhóm báo cáo, GV kết luận. =>Vậy với môi trường rừng đang bị suy thoái chúng ta cần làm gì? Biện pháp cụ thể. *HĐ cá nhân. Quan sát hình 28.1 cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì? GV: Chúng ta thấy tài nguyên thiên nhiên của vùng rất lớn tuy nhiên nó không phải là vô tận vì vậy chúng ta cần phải sử dụng như thế nào? HĐ 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư-xã hội. Mục tiêu: Xác định các dân tộc của vùng và sự phân bố dân cư, so sánh chỉ tiêu của vùng so với cả nước. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: Cá nhân. -Dựa vào SGK cho biết +Tây Nguyên có những dân tộc nào? +Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư. + Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng? CH: Dựa vào bảng 28.2 -So sánh các chỉ tiêu so với cả nước? -Tại sao thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước? Nhưng tại sao tỉ lệ hộ nghèo lại cao? -Nêu 1 số giải pháp nhằm nâng cao mức sống của nhân dân? GV nhấn mạnh: Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới và nhiều dự án quan trọng trong vùng. I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ: -Là vùng duy nhất không giáp biển. -Tiếp giáp. +Tây: Lào, Campuchia. +Đông: Duyên Hải Nam Trung Bộ. +Nam: Đông Nam Bộ. -Ý nghĩa: Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ với Duyên Hải Nam trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia. II/ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: -Đặc điểm: +Địa hình: Các cao nguyên ba dan xếp tầng, đầu nguồn các dòng sống (Sông ba, sông xê xan, sông Xrêpook) +Nhiều tài nguyên thiên nhiên. -Thuận lợi: +Diện tích đất badan rất lớn và màu mở thích hợp trồng cây công nghiệp. +Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quý. +Nguồn thủy năng dồi dào chiếm 21% trử lượng thủy điện cả nước. +Khoáng sản trử lượng lớn hơn 3 tỉ tấn. +Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn -Khó khăn: Thiếu nước vào mùa khô. III/ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI: -Địa bàn cư trú nhiều dân tộc ít người (Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông,) là vùng thưa dân nhất nước ta; dân tộc việt kinh phân bố ở đô thị ven đường giao thông cái nông, lâm trường. -Thuận lợi: Nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. -Khó khăn: Thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao. 4/Đánh giá: (3 phút) -Làm bài tập 3. 5/Hoạt động nối tiếp: Học bài, xem tiếp bài 29 Tuần: 16 Tiết: 31 NS: 5/11/2010 ND: 22/11/2010 Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (Tiếp theo) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/Kiến thức: -Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng. -Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. 2/Kĩ năng: -Xác định trên bản đồ vị trí các trung tâm kinh tế, sự phân bố một số cây công ngiệp (cà phê, cao su, chè). -Phân tích bản đồ, số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. II.CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: -Kiến thức trọng tâm: Kinh tế nông nghiệp của Tây Nguyên. -Chuẩn bị kiến thức: Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Tây Nguyên, giải thích được vì sao cây công nghiệp đặc biệt là cà phê lại được trồng nhiều ở Tây Nguyên về công nghiệp thủy điện là thế mạnh vè nêu được ý nghĩa việc phát triển thủy điện trong vùng. 2/Học sinh: -Xem bài 29, sưu tầm một số tranh ảnh về Đà Lạt. -Trả lời các câu hỏi trong bài. 3/Phương tiện dạy học: -Lược đồ kinh tế Tây Nguyên. III.BÀI GIẢNG: 1/Ổn định lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: (5 phút) -Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong xây dựng kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên. 3/Bài mới: Hoạt động thầy trò: Nội dung chính: HĐ 1: Tìm hiểu về công nghiệp của Tây Nguyên. Mục tiêu: HS nhận thấy phần lướn diện tích và sản lượng cà phê của nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên nhờ đó nước ta trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, HS giải thích được vì sao cây cà phê lại tập trung nhiều ở đây, cũng như tình hình phát triển công nghiệp ở Đắc Lắk và Lâm Đồng và tình hình phát triển ngành lâm nghiệp. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: Cá nhân. CH: Dựa vào hình 29.1 hãy nhận xét tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên so với cả nước? -Vì sao cà phê được trồng nhiều ở đây? -Ngoài cây cà phê Tây Nguyên còn trồng nhiều các cây công nghiệp nào? -Sự phát triển mở rộng diện tích cây cà phê có ảnh hưởng gì tới tài nguyên rừng nước ta? GD môi trường: Sự mở rộng diện tích cây cà phê làm diện tích rừng suy giảm, nguồn nước bị ô nhiễm. Vậy vấn đề đặt ra với vấn đề trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì? Dựa vào hình 29.1 hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? Tại sao sản xuất nông nghiệp ở 2 tỉnh Đắc Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất vùng? Ngoài ra Tây Nguyên còn phát triển các ngành kinh tế nào? CH: Dựa vào hình 29.2 cho biết thực trạng rừng ở Tây Nguyên? -Độ che phủ rừng? -Ý nghĩa việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên? GV: Kết luận. CH: Thực tế sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên gặp khó khăn lớn nào? HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp của vùng. Mục tiêu: HS nắm được công nghiệp của vùng còn chiếm tỷ trọng thấp, ngành phát triển mạnh nhất là thủy điện. Thời lượng: 10 phút. Cách tiến hành: cả lớp. CH: Dựa vào bảng 29.2 tính tốc đ

File đính kèm:

  • docgiaoandia9moi20122013.doc
Giáo án liên quan