Giáo án Địa lý 9 - Trường T.H.C.S Vĩnh Phú

ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( tiếp theo)

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

TIẾT 1- BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dung và bảo vệ Tổ quốc

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta

2. Kĩ năng:

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để they được các dân tộc có số dân khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/ 5 số dân cả nước

- Thu thập thông tin về một số dân tộc( số dân, đặc điểm về phong tục tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm SX, địa bàn phân bố chủ yếu )

 

doc167 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường T.H.C.S Vĩnh Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 17/ 8/ 2012 Giảng: 21/ 8/ 2012 Địa lí Việt Nam ( tiếp theo) Địa lí dân cư Tiết 1- bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc - Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dung và bảo vệ Tổ quốc - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta 2. Kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để they được các dân tộc có số dân khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/ 5 số dân cả nước - Thu thập thông tin về một số dân tộc( số dân, đặc điểm về phong tục tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm SX, địa bàn phân bố chủ yếu) 3. Thái độ: Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ dân cư Việt Nam - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 21/ 8/ 2012 9A 21/ 8/ 2012 9B 2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Cả lớp (?) Bằng vốn hiểu biết, cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc ở nước ta mà em biết? (?) Em có nhận xét gì về sự đóng góp của các DTVN trong công cuộc XD bảo vệ Tổ quốc?. (?) Các dân tộc VN có nét chung và nét riêng ntn? (GV treo ảnh 1 số dân tộc để minh hoạ) I. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc.Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng về: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán... - Quan sát H1.1. cho biết: (?) Dân tộc nào có số dân đông nhất và chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (?) Nêu một số nét khái quát về dân tộc Kinh và dân tộc ít người? (?) Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? ( Dệt thổ cẩm, mây tre đan lát...) - GV mở rộng: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của CĐ DTVN, họ có lòng yêu nước, gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần XDĐN. (?) Liên hệ: Em thuộc dân tộc nào? Kể 1 số nét VH tiêu biểu của DT em? - Dân tộc Việt (Kinh): có số dân đông nhất (chiếm 86,2% dân số cả nước), có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.Hoạt động chủ yếu trong NN, CN, dịch vụ, KHKT... - Các dân tộc ít người (chiếm13,8%):Có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: trồng cây CN, cây ăn quả và làm nghề thủ công. *HĐ2: Nhúm / Cỏ nhõn - GV chia lớp thành 3 nhúm: (?) Dựa vào vốn hiểu biết, nêu sự phân bố của dân tộc Kinh và dân tộc ít người.? Tại sao họ lại sống ở những nơi đó? - Cỏc nhúm thảo luận, bỏo cỏo - Nhúm khỏc bổ sung: - GV kết luận và mở rộng: + ĐB: Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú + Trung du: Giàu TNTN + Miền núi và CN: là thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng về TNTN và vị trí quan trọng về ANQP. - GV giúp HS XĐ vùng phân bố của các dân tộc và kể một vài nét VH về các dân tộc nêu trên II. Phân bố các dân tộc 1) Dân tộc Việt (Kinh) Sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. 2) Các dân tộc ít người - Sống chủ yếu ở miền núi và trung du - Địa bàn cư trú của các dân tộc: + TDMN Bắc Bộ: Tày, Nùng, Thái, Mường,Dao, Mông. + Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên: Ê Đê (Đắc Lắc) Gia rai (Kon Tum, Gia Lai) K-ho (Lâm Đồng) + Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Hoa và Khơ me. (?) Em có biết vị lãnh đạo cấp cao nào của nước ta là dân tộc ít người không? (?) Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì đối với dân tộc ít người, giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế? (?) Hiệu quả từ những chính sách đó? ( Vận động định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo = cho vay vốn, XD và hoàn thiện CSHT...=> Hạn chế du canh, du cư, đời sống được nâng cao và cải thiện) 4. Củng cố: Phiếu học tập Điền vào những chỗ chấm ở đoạn viết dưới dây: Nước ta có ....54... dân tộc. Dân tộc....Kinh... có số dân đông nhất, chiếm...86,2%.. dân số cả nước và họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: ...NN......, .. CN..., ..dịch vụ..., ...KHKT... Các dân tộc ....ít người... hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực .... trồng cây CN...., ... cây ăn quả.... và ...làm nghề thủ công... Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở....đồng bằng...., ...trung du..., ..ven biển... còn các dân tộc ít người họ sống chủ yếu ở... miền núi và trung du. 5. Hướng dẫn VN +) Học bài +) Tìm hiểu: Dân số VN hiện nay là bao nhiêu? Xu hướng gia tăng của dân số VN? Soạn : 19 / 8/ 2011 Giảng: 24/ 8/ 2011 Tiết 2- bài 2 : dân số và gia tăng dân số I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả: - Một số đặc điểm của dân số: số dân đông, gia tăng dân số nhanh, cơ cấu dân số trẻ và đang có sự thay đổi - Nguyên nhân và hậu quả: nguyên nhân ( kinh tế- XH), hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường và KT- XH) 2. Kĩ năng: Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số VN. 3. Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II. Thiết bị dạy học: - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta( SGK) - Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, CLCS (S.T) III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 24/ 8/ 2012 9A 24/ 8/ 2012 9B 2. Kiểm tra : (?) Trình bày và giải thích sự phân bố các dân tộc ở nước ta? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Cả lớp - GV đưa ra số liệu dân số của một số nước trên thế giới và trong khu vực Đ.N.a’ I. Số dân (?) Em có nhận xét gì về số dân của nước ta so với các nước trên thế giới và trong khu vực? VN là một quốc gia đông dân: 86 triệu người (2009)- đứng thứ 14 thế giới, thứ 7 châu á và thứ 3 Đ.N. á *HĐ2: Nhúm / Cỏ nhõn II. Gia tăng dân số GV chia lớp thành 3 nhúm: - Quan sát H2.1 hãy: (?) Nhận xét về tình hình phát triển dân số của nước ta? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? - Gợi ý phân tích biểu đồ 2.1: + Nhận xét sự tăng dân số qua chiều cao của các cột để thấy dân số tăng nhanh liên tục + Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy được sự gia tăng qua từng giai đoạn (nhất là từ 1976 - 2003) và nguyên nhân của sự thay đổi đó. + Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên với gia tăng dân số. - Cỏc nhúm thảo luận, bỏo cỏo - Nhúm khỏc bổ sung - GV kết luận và giải thích: + Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh nhưng dân số vẫn tăng nhanh do cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao. * Tình hình gia tăng dân số: - Nước ta có hiện tượng”bùng nổ dân số” từ cuối những năm 50 của TK XX - Hiện nay, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm(1,43%) - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất cả nước:2,19% - Quan sát bảng 2.1. hãy : (?) XĐ các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng LT có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn TB cả nước? (?) Dsố đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? (?) Theo em cần có BP gì giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? - GV đưa ra CT tính TLGTTN của dân số: Tỉ lệ GTTN = TS sinh - TS tử (đơn vị: ‰ -> %) * Hậu quả: Gây khó khăn cho GQVL, CLCS và môi trường. - Biện pháp: + Thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. + Tuyên truyền, vận động *HĐ3: Cỏ nhõn - Dựa vào bảng 2.2 nhận xét: (?) Tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999? ( Tỉ lệ nam, nữ so với nhau ntn?) (?) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1979 - 1999? ( Nhóm tuổi nào chiếm phần đông? Nhóm tuổi nào có xu hướng tăng?) III. Cơ cấu dân số - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. (?) Dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - XH?. (?) Xu hướng phát triển cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ntn? (?) Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần giảm sự gia tăng dân số? - Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi: + Giới tính: Đang dần cân đối + Độ tuổi: tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên 4. Củng cố: +) Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta? +) Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và BP khắc phục? 5. Hướng dẫn VN: ST tranh ảnh về: Làng mạc, thôn xóm, TP, đô thị ở Việt Nam... Ngày 20 tháng 8 năm 2012 Tổ trưởng Hà Thanh Soạn : 25/ 8/ 2012 Giảng: 28/ 8/ 2012 Tiết 3 - bài 3 : phân bố dân cư và các loại hình quần cư I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta - Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị theo chức năng và hình thái quần cư - Nhận biết quá trình đô thị hóa nước ta 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN hoặc át lát địa lí VN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta - Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, 3. Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển CN, BVMT nơi đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. II. Thiết bị dạy học: 1. Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN 2. Tranh ảnh về nhà ở, 1 số hình thức quần cư ở VN 3. Bảng thống kê MĐDS ở 1 số quốc gia và đô thị ở VN. III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 28/ 8/ 2012 9A 28/ 8/ 2012 9B 2. Kiểm tra bài cũ : (?) Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số nước ta hiện nay? (?) ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ GTDS tự nhiên và phát triển cơ cấu dân số nước ta? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Cả lớp - Dựa vào bảng thống kê (phần phụ lục) kết hợp H3.1 và vốn hiểu biết, hãy: (?) So sánh mật độ DS nước ta với một số quốc gia trong khu vực và TG, từ đó rút ra KL về MĐDS nước ta? I. Mật độ dân số và phân bố dân cư. - Mật độ dân số nước ta vào loại cao và ngày càng tăng ( Năm 2003: VN: 246 người/km2, thế giới: 47 người/ km2) - Quan sát H3.1. cho biết: (?) Dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao? - GV cung cấp thông tin: ( ĐBSH: 119ng/km2, Hà Nội: 2830ng/km2, TPHCM: 2664ng/km2,Tây Bắc, Tây Nguyên: dân cư thưa) do: ĐKTN - KTXH (nguồn nước, GT, việc làm.) - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông ở ĐB, ven biển và đô thị + Vùng núi, CN, nội địa thưa thớt + 74% dân số sống ở nông thôn. (?) Hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều? ( môi trường, CLCS, GQVL..) *HĐ2: Nhúm II. Các loại hình quần cư (?) Hãy so sánh 2 loại hình quần cư ? - Cỏc nhúm thảo luận, bỏo cỏo - Nhúm khỏc bổ sung - GV kết luận, mở rộng: + Cách bố trí không gian nhà ở nông thôn cũng khác nhau (trang trí, sắp xếp đồ đạc) + Diện mạo làng quê đang có sự phát triển trong quá trình CNH - HĐH. + ở TP: VTĐL, ĐKTN và XH thuận lợi - đông dân 1) Quần cư nông thôn - MĐDS thấp, sống tập trung thành điểm dân cư với quy mô khác nhau. - Tên gọi khác nhau: làng, xã, xóm, ấp, bản, thôn, sóc. - Nhà ở thưa( nhà cấp 4-5 gian, nhà sàn) - HĐ kinh tế chủ yếu: NN, tiểu thủ CN 2) Quần cư thành thị - MĐDS rất cao, tập trung chủ yếu ở ĐB, ven biển - Tên gọi: phố, phường, quận.. - Nhà ở san sát (kiểu nhà ống, nhà cao tầng, biệt thự) - HĐ kinh tế chủ yếu: CN, dịch vụ... - Các TP lớn là những trung tâm kinh tế - chính trị - VH - KHKT. *HĐ3: Cỏ nhõn - Quan sát bảng số liệu 3.1 hãy: (?) Nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta? (?) Sự phát triển tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình ĐTH nước ta ntn? III. Đô thị hoá - Quá trình ĐTH nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. - Trình độ ĐTH còn thấp. - Quan sát H3.1. hãy: (?) Nhận xét sự phân bố các TP lớn?Vấn đề gì đang đặt ra khi dân cư tập trung quá đông ở các TP lớn? (vấn đề XH) - Quy mô đô thị vừa và nhỏ Phụ lục: MĐDS của một số quốc gia năm 2003 (người/km2) Quốc gia MĐDS Quốc gia MĐDS Quốc gia MĐDS Quốc gia MĐDS 1.Toàn TG 2.Bru-nây 3.Campuchia 47 69 70 4. Philippin 5. Thái Lan 6.Trung Quốc 272 123 134 7.Nhật Bản 8. Hoa Kỳ 9.Việt Nam 337 31 246 10.Lào 11.Inđônêxia 12.Malaixia 24 115 76 4. Củng cố: +) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? +) So sánh 2 loại hình quần cư: Nông thôn và đô thị 5. Hướng dẫn VN: Tìm hiểu: Vấn đề LĐ, việc làm và CLCS ở nước ta ntn? Soạn : 3 / 9 / 2011 Giảng: 6/ 9 / 2011 Tiết 4- bài 4 : lao động và việc làm chất lượng cuộc sống I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng LĐ nước ta. - Biết được sức ép của dân số đối với giải quyết việc làm - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu LĐ phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng LĐ theo ngành; cơ cấu sử dụng LĐ theo thành phần kinh tế ở nước ta. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VSMT nơi đang sống và nơi công cộng, tham gia tích cực các hoạt động BVMT ở địa phương II. Thiết bị dạy học: 1. Các biểu đồ cơ cấu LĐ (H4.1) 2. Các bảng thống kê về sử dụng LĐ (SGK) 3. Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ và nâng cao CLCS. III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 28/ 8/ 2012 9A 28/ 8/ 2012 9B 2. Kiểm tra bài cũ : (?) So sánh 2 hình thức quần cư: thành thị và nông thôn? (?) Vấn đề gì cần đặt ra khi dân cư tập trung quá đông ở các TP ? 3. Bài mới: Đối với 1 quốc gia, nguồn LĐ là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - XH. Nguồn LĐ có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn nhân lực khác. Tất cả của cải vật chất và tinh thần thoả mãn nhu cầu đều do con người SX ra. Điều đó đòi hỏi 1 bộ phận có trí tuệ và sức khoẻ ở độ tuổi nhất định. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Nhúm/ Cá nhân - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung: I. Nguồn lao động và sử dụng LĐ 1. Nguồn lao động Nhóm 1: (?) Cho biết nguồn LĐ nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Nhóm 2: (?) Dựa vào H4.1. nhận xét cơ cấu lực lượng LĐ giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân? Nhóm 3: (?) Nhận xét chất lượng LĐ nước ta? Để nâng cao chất lượng cần có những BP gì? - Cỏc nhúm thảo luận, bỏo cỏo - Nhúm khỏc bổ sung - GV kết luận và mở rộng: ( Chất lượng LĐ của VN nếu chấm với thang điểm 10 được đánh giá: Nguồn nhân lực:3,79 đ.Thanh niên (so với khu vực): trí tuệ 2,3đ NN 2,5 đ, tiếp cận KHKT 2 đ) * Đặc điểm: - Nguồn LĐ nước ta dồi dào và phát triển nhanh, là điều kiện để PT kinh tế - LĐ tập trung nhiều ở vùng nông thôn (75,8%) - Chất lượng LĐ còn hạn chế (78,5% không qua đào tạo) thể lực yếu. * Biện pháp nâng cao chất lượng LĐ: - Có kế hoạch GD - ĐT hợp lý - Đầu tư, mở rộng đào tạo dạy nghề - Dựa vào H4.2. hãy: (?) Nhận xét về cơ cấu và sự phát triển cơ cấu LĐ theo ngành ở nước ta? 2. Sử dụng lao động - Số LĐ có việc làm ngày càng tăng - Cơ cấu sử dụng LĐ đang thay đổi (tăng tỉ lệ LĐ ngành CN - XD, giảm tỉ lệ LĐ ngành NN *HĐ2: Cả lớp (?) Tại sao việc làm đang là vấn đề XH gay gắt ở nước ta? II. Vấn đề việc làm * Việc làm đang là vấn đề XH gay gắt ở nước ta vì: (?) Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu LĐ có tay nghề ở các cơ sở kinh doanh và ở các khu dự án công nghệ cao? (Do CLLĐ, trình độ LĐ) - Nguồn LĐ nước ta tăng rất nhanh (mỗi năm 1 triệu người) - LĐ tăng nhanh khi ktế chưa phát triển - Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn phổ biến - Tỷ lệ thất nghiệp khá cao (Thành thị: 6%) - Chất lượng LĐ còn thấp, thiếu LĐ có trình độ tay nghề cao. (?) Để GQVL, theo em cần phải có những giải pháp nào? * Hướng giải quyết: - Phân bố lại dân cư và LĐ - Đa dạng hđ kinh tế nông thôn - PT CN, dịch vụ ở thành thị - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp dạy nghề. *HĐ3: Cá nhân III. Chất lượng cuộc sống (?) Căn cứ vào chỉ tiêu nào để đánh giá CLCS? (Căn cứ vào chỉ số pt con người: HDI) Năm 2003, LHQ xếp VN ở vị trí 109/175 nước về chỉ số pt con người. (?) Em đánh giá ntn về CLCS của ND ta hiện nay? Lấy dẫn chứng nói lên CLCS của ND ta đang được cải thiện? + Nhịp độ tăng trưởng GDP: tăng 7%/năm + Xoá đói giảm nghèo: 12% (2003) giảm 10% (2005) + GD, y tế, nhà ở, điện, nước sạch.... - CLCS nước ta đang được cải thiện mọi mặt (về VH - GD - y tế, GDP, nhà ở, phúc lợi XH...) - Tuy nhiên: CLCS còn có sự chênh lệch giữa các vùng và các tầng lớp trong xã hội 4. Củng cố: +) Nêu đặc điểm nguồn LĐ ở nước ta? Tại sao GQVL đang là vấn đề XH gay gắt ở nước ta? +) VN đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao CLCS của người dân? +) Gợi ý làm bài tập 3( SGK trang 17): - Số LĐ trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm - Số LĐ ở các khu vực khác đang tăng lên Qua đó ta thấy hiện nay cơ cấu sử dụng LĐ đang có sự thay đổi theo hướng tích cực nhằm phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. 5. Hướng dẫn VN: +) Học bài và làm các bài tập ở vở bài tập +) Xem lại: Cách phân tích và nhận biết tháp dân số Ngày 27 tháng 8 năm 2012 Tổ trưởng Hà Thanh Soạn : 1/ 9 / 2012 Giảng: 4/ 9/ 2012 Tiết 5 - Bài 5: thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: So sánh, phân tích tháp dân số và xu hướng phát triển cơ cấu theo tuổi; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. 2. Kĩ năng: Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989-1999 II. Thiết bị dạy học: 1. Tháp dân số VN năm 1989 và 1999 (SGK) 2. Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta (sưu tầm) III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 4/ 9/ 2012 9A 4/ 9/ 2012 9B 2.Kiểm tra bài cũ : (?) Tại sao GQVL đang là vấn đề XH gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết? 3.Bài mới: (?) Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm của gì của dân số? ( Biết số người dưới, trong và trên độ tuổi LĐ, biết tháp dân số thuộc loại nào...) Để hiểu rõ hơn cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có chuyển biến gì trong những năm qua và nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - XH ra sao? Chúng ta cùng so sánh 2 tháp tuổi năm 1989 và năm 1999 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Nhúm - GV giới thiệu KN: "Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn gọi là tỉ số phụ thuộc" 1. Bài tập 1 (?) Em hiểu thế nào là "Tỉ số phụ thuộc"? ( Là tỉ số giữa người chưa đến tuổi LĐ, số người quá tuổi LĐ với những người trong tuổi LĐ của 1 vùng) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: (?) Quan sát tháp dân số năm 1989 & 1999, cho biết: hình dạng của tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ dân số phụ thuộc - GV tổng hợp, bổ sung: * Năm 1989: - Hình dạng tháp: Đỉnh nhọn, đáy rộng. - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: + Nhóm tuổi 0-14:nam20,1%; nữ 18,9% + Nhóm tuổi 15-59:nam25,6%;nữ: 28,2% + Nhóm tuổi trên 60:nam 3%; nữ 4,2% - Tỉ số phụ thuộc: 86% * Năm 1999: - Hình dạng tháp: Đỉnh nhọn, đáy rộng, chân đáy thu hẹp hơn 1989. - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: + Nhóm tuổi 0-14: nam 17,4%; nữ 16,1% - Nhóm tuổi 15-59:nam 28,4%; nữ 30% - Nhóm tuổi trên 60:nam 3,4%; nữ 4,7% - Tỉ số phụ thuộc: 72,1% *HĐ2: Cá nhân - Qua kết qủa đã phân tích, hãy: (?) Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta & giải thích nguyên nhân? (Sau 10 năm (1989 - 1999) các nhóm tuổi có xu hướng ntn?) 2. Bài tập 2 * Nhận xét: Sau 10 năm (1989 - 1999): + Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 đã giảm xuống (từ 39% - 33,5%) + Tỉ lệ nhóm tuổi > 60 có chiều hướng gia tăng (từ 7,2% - 8,1%) + Tỉ lệ nhóm trong tuổi LĐ tăng lên (từ 53,8% - 58,4%) - GV mở rộng: * Giải thích nguyên nhân: Tỷ số phụ thuộc nước ta dự đoán -> 2024 giảm xuống còn 52,7% (hiện tại tỷ số này ở Pháp là 53,8%, Nhật là 44,9%, ở Singapo là 42,9%, ở Thái Lan là 47%. - CLCS ngày càng được cải thiện (chế độ dinh dưỡng, y tế....) - Người dân có ý thức hơn về KHHGĐ *HĐ3: Cả lớp 3. Bài tập 3 (?) Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - XH? Biện pháp khắc phục? * Thuận lợi: - Nguồn LĐ dồi dào - Thị trường tiêu thụ rộng * Khó khăn: - Gây sức ép cho GQVL - Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm MT, GD, y tế, CLCS giảm. * Biện pháp khắc phục: - Nâng cao dân trí và CLCS - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. - Phân bố lại lực lượng LĐ hợp lý. 4. Củng cố: +) GV hệ thống lại bài giảng +) Giải đáp thắc mắc của HS (nếu có) 5. Hướng dẫn VN : Tìm hiểu đặc điểm nền kinh tế Việt Nam Ngày 4 tháng 9 năm 2012 Tổ trưởng Hà Thanh Soạn : 1/ 9/ 2012 Giảng: 7/ 9/ 2012 Địa lí kinh tế Tiết 6 - Bài 6: sự phát triển nền kinh tế việt nam I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày sơ lược về quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam - Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm nước ta. 3. Thái độ: Không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. II. Thiết bị dạy học: 1. Bản đồ hành chính Việt Nam 2. Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP 1991 - 2002 (phóng to) 3. Tài liệu, tranh ảnh về thành tựu phát triển k tế nước ta trong quá trình đổi mới. III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 7/ 9/ 2012 9A 7/ 9/ 2012 9B 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Nhúm - HS đọc thuật ngữ "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế" và "Vùng kinh tế trọng điểm" (tr.153) Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. (?) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện chủ yếu ở những mặt nào? GV chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: - Dựa vào H6.1 hãy: (?) Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành? Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào? Nhóm 2: - Dựa vào H6.2, cho biết: (?) Xác định các vùng kinh tế nước ta, phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm? (?) Vùng kinh tế nào giáp biển? Vùng kinh tế nào không giáp biển? Nhóm 3: (?) ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế? ( Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ) - Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả - Nhóm khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức, kết luận: * Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NG; tăng tỉ trọng khu vực CN - XD và dịch vụ. * Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ - Có 7 vùng kinh tế (TDMN Bắc Bộ, ĐBSH, BTBộ, DHNTBộ, Tây Nguyên, ĐNBộ, ĐBSCL) và 3 vùng kinh tế trọng điểm (B.Bộ, Tr.Bộ, N. Bộ). - Vùng kinh tế trọng điểm tạo nên sự năng động và tác động mạnh đến các vùng lân cận. * Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: chuyển từ khu vực nhà nước và tập thể sang kinh tế nhiều thành phần. *HĐ2: Cá nhân (?) Bằng vốn hiểu biết và qua phương tiện thông tin đại chúng, nêu những thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam? 2. Những thành tựu và thách thức. a) Thành tựu: -Tốc độ tăng trưởng tương đối vững chắc. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hướng CNH, hình thành một số ngành CN trọng điểm. - Nền kinh tế đang hội nhập với khu vực và toàn cầu. b) Thách thức: - Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ - Tài nguyên cạn kiệt, ÔNMT - Vấn đề việc làm, phát triểnVH,GD, y tế...chưa đáp ứng yêu cầu XH - Thị trườngTGvà khu vực nhiều biến động 4. Củng cố: +) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ntn? +) Nêu thành tựu của nền kinh tế Việt Nam và những khó khăn đang gặp phải? 5. Hướng dẫn VN: +) HD làm bài tập 2 (tr.23/SGK): Vẽ biểu đồ hình tròn +) Tìm hiểu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NN Ngày 4 tháng 9 năm 2012 Tổ trưởng Hà Thanh Soạn : 8/ 9/ 2012 Giảng: 11/ 9/ 2012 Tiết 7 - Bài 7: các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp I. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN ở nước ta 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các TNTN, biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN, biết liên hệ với thực tế địa phương. 3. Thái độ: Không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất, nước, khí hậu, sinh vật II. Thiết bị dạy học: 1. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 2. Bản đồ khí hậu Việt Nam 3. Các lược đồ: H28.1, H31.1, H35.1(SGK) III. Hoạt động dạy và học 1.Tổ chức : Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng 11/ 9/ 2012 9A 11/ 9/ 2012 9B 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới thể hiện ntn? (?) Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nước ta? 3. Bài mới (?) Theo em, những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển NN? + Nhân tố tự nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật... + Nhân tố kinh tế - XH: nguồn LĐ, thị trường, chính sách. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *HĐ1: Nhúm I. Các nhân tố tự nhiên - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: (?) Vai trò của đất đối với N2? (?) Nêu các nhóm đất chính và giá trị sử dụng của chúng và sự phân bố? Nhóm 2: (?) Trình bày đặc điểm của KH nước ta? (?) Kể tên 1 số loại rau quả đặc trưng theo mùa (hoặc đặc trưng theo địa phương). Nhóm 3: (?) Nguồn nước trong N2 lấy từ đâu? (?) Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh NN ở nước ta? (?) Đặc điểm của tài ngu

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA LI 9(3).doc