Giáo án Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế

BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC )

TIẾT 2: KINH TẾ

I - Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS biết được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế TQ từ khi tiến hành công nghiệp hoá.

- HS biết được mục đích của công nghiệp hoá, các biện pháp TQ đã thực hiện để phát triển CN và một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc

- HS biết được các biện pháp hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc.

2. Về kỹ năng:

- Phân tích bảng số liệu thống kê, lược đồ nông- công nghiệp để rút ra những kiến thức cần thiết.

- Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên -KT XH đối với việc phát triển N - CN TQ.

3. Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình dẳng 2 bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10: Cộng Hoà nhân dân trung hoa ( Trung quốc ) Tiết 2: kinh tế Ngày soạn: 2 / 01 / 2010 Ngày dạy: 4 / 01 / 2010 I - Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - HS biết được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế TQ từ khi tiến hành công nghiệp hoá. - HS biết được mục đích của công nghiệp hoá, các biện pháp TQ đã thực hiện để phát triển CN và một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc - HS biết được các biện pháp hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc. 2. Về kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu thống kê, lược đồ nông- công nghiệp để rút ra những kiến thức cần thiết. - Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên -KT XH đối với việc phát triển N - CN TQ. 3. Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình dẳng 2 bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II - Đồ dùng và phương pháp dạy học. 1. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc - Bản đồ tự nhiên Trung Quốc - Tranh ảnh về một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp . 2. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, giảng giải, trực quan. III - Hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc? Câu 2: Dân cư Trung Quốc tâp trung đông đúc ở khu vực nào? A. dọc theo các thung lũng sông lớn của đất nước B. miền đồng bằng và ven biển phía Đông C. miền núi và cao nguyên phía Tây D. vùng trung tâm của đất nước 3. Tiến trình bài mới. Trung Quốc là quốc gia có sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông đúc tạo điều kiện để Trung Quốc xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên sau 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế ( 1949 – 1978 ) nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đạt đưcợ mong muốn . Trung Quốc vẫn là nước với một nền nông nghiệp chậm tiến, công nghiệp phát triển chưa đều, tình hình xã hội thiếu ổn định. Năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế và đạt được nhiều thành công được thế giới ghi nhận. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái quát nền kinh tế Trung Quốc. - GV: Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK hãy nhận xét chung về tình hình kinh tế Trung Quốc? Nguyên nhân dẫn tới sự thành công đó? - HS: Trao đổi, thảo luận cử đại diện trình bày kết quả. - GV : Nhận xét, bổ sung và tiểu kết. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế Trung Quốc - GV: Hướng dẫn HS, nghiên cứu SGK, bản đồ, bảng số liệu theo 4 nhóm thực hiện những công việc sau: Nhóm 1+ 3: Tìm hiểu về Công nghiệp- Điều kiện thuận lợi Biện pháp thực hiện Kết quả . Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu về Nông nghiệp- Điều kiện thuận lợi Biện pháp thực hiện Kết quả . - HS trao đổi, thảo luận và cử đại nhiện lên trình bày kết quả - GV : Nhận xét, bổ sung và tiểu kết. - GV: Yêu cầu học sinh liên hệ với việc phát triểnm công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam - Việc phát triển nông nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới tài nguyên, môi trường. - HS: Phát biểu ý kiến - GV : Nhận xét, bổ sung và tiểu kết. + Trung Quốc là nước đông dân + BQ lương thực theo đầu người thấp + Đời sống ND chưa được nâng cao. Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan Trung Quốc – Việt Nam - GV: Yêu cầu HS dựa nội dung SGK, vốn hiểu biết hãy cho biết mối quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn hiện nay? - Hs: Thực hiện yêu cầu của GV. - GV : Nhận xét, cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ Việt - Trung. I – Khái quát. 1. Thành tựu. - Những năm qua Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, trung bình đạt trên 8%/ năm. - Năm 2004 GDP đạt 1649,3 tỉ USD, vươn lên đứng thứ 7 thế giới. - Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng 5 lần trong hơn 20 năm qua. 2. Nguyên nhân. - Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Giữ vững ổn định xã hội - Mở rộng buôn bán với nước ngoài. II - Các ngành kinh tế. 1. Công nghiệp. a. Biện pháp. - Thay đổi cách quản lí, các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, nhân công rẻ để phát triển CN nông thôn. - Thực hiện mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. - Hiện đại hoá các thiết bị sản xuất CN, ứng dụng thành tựu KHKT. - Tập trung phát triển các ngành CN: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. b. Thành tựu. - Năm 2004 TQ là quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài lớn nhất TG. - Cơ cấu ngành đa dạng: Luyện kim, hoá chất, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô. - Sản lượng CN tăng nhanh, một số ngành có sản lượng đứng đầu TG: Than, xi mămg, thép, phân bón. - Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở phía Đông và đang mở rộng dần về phía Tây. 3. Nông nghiệp. a. Biện pháp: - áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất để khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên TN: + Giao quyền sử dụng đất cho nông dân + Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: đường GT, hệ thống thuỷ lợi. + Miễn thuế, tăng giá trị nông phẩm - Đưa KHKT hiện đại vào sản xuất nông nghiệp: + Sử dụng tứ hóa trong sản xuất cao và rộng rãi. + Đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. b. Thành tựu. - Trung Quốc sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao. - Một số loại có sản lượng đứng hàng đầu TG như : Lương thực, bông, thịt lợn. - Thu nhập tăng, mức sống của nhân dân được nâng cao nhờ sản phẩm hàng hoá đa dạng. - Phân bố chủ yếu ở các ĐB phía Đông. III - Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. - Trung Quốc - Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và đang mở rộng theo phương châm " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" - Kim ngạch thương mại tăng nhanh, năm 2005 đạt 8739,9 triệu USD. IV- Đánh giá: Câu 1: Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá công nghiệp bằng cách nào? Kết quả đạt được ra sao? Câu 2: Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá nông nghiệp bằng cách nào? Kết quả đạt được ra sao? Câu 3: Năm 2004, tổng GDP của Trung Quốc đứng thứ bao nhiêu thế giới? A. thứ 5 B. thứ 6 C. thứ 7 D. thứ 8 Câu 4: Lần đầu tiên Trung Quốc đưa con người vào vũ trụ và trở lại Trái đất vào năm nào? A. 2002 B. 2003 C. 2004 D. 2005 Câu 5: Vì sao Trung Quốc có nhiều loại nông phẩm có năng xuất cao, nhưng bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp? A. diện tích trồng cây lương thực ít B. năng suất và sản lượng lương thực thấp C. phần lớn lương thực dành cho xuất khẩu D.dân số đông nhất TG và vẫn gia tăng V- Dặn dò: - Về nhà học bài và làm bài tập số 2 trang 95 SGK. - Chuẩn bị trước bài: Thực hành Trung Quốc

File đính kèm:

  • docBai 10 Trung Quoc tiet 2.doc
Giáo án liên quan