Giáo án Địa lý lớp 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta : mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

 -Biết được 1 số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống.

 -Hiểu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

 2-Về kỹ năng :

 -Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.

 -Việt báo cáo.

II-Các phương tiện dạy học :

 Một số tranh ảnh, băng hình về tình trạng sauy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Các hình ảnh này có thể do Hs thu thập theo yêu cầu của Gv.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta : mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất). -Biết được 1 số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống. -Hiểu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2-Về kỹ năng : -Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường. -Việt báo cáo. II-Các phương tiện dạy học : Một số tranh ảnh, băng hình về tình trạng sauy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Các hình ảnh này có thể do Hs thu thập theo yêu cầu của Gv. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Trong nhiều vấn đề về môi trường ở Việt Nam, có hai vấn đề quan trọng nhất là mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Cần làm rõ nguyên nhân và biểu hiện của hai vấn đề môi trường này. Hiểu được các vấùn đề trọng tâm nhất về bảo vệ môi trường đối với từng vùng lãnh thổ : đồinúi, đồng bằng, ven biển và biển. 2-Các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, phát triển kinh tế, ổn định dân số, cân bằng giữa môi trường và phát triển. IV-Tiến trình dạy học : 1-Bảo vệ môi trường. Gv cho Hs biết bảo vệ môi trường là một trong những nộ dung chính của phát triển bền vững. Gv yêu cầøu Hs nêu các vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay. -Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường : Gv cần lấy những ví dụ để Hs hiểu về mất cân bằng sinh thái. Ví dụ : Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh. Hạ mực nước ngầm Phá rừng à Phá vỡ cân bằng sinh thái Tăng tốc độ dòng chảy của sông Làm khí hậu Trái Đất nóng lại Mất nơi sinh sông của nhiều loài động vật Sau đó, cho Hs dựa vào những kiến thức đã học ở các bài trước tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái. -Tình trạng ô nhiễm môi trường : Gv chia nhóm, cho Hs tìm những dẫn chứng về ô nhiễm môi trường không khí, nước, đấùt 2-Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. Đối với mục này, Gv có thể chia Hs thành các nhóm để tìm hiểu về các loại thiên tai ở nước ta và các biện pháp phòng chống theo bảng sau : Loại thiên tai Thời gian xảy ra Nơi xảy ra Hậu quả Biện pháp phòng chống 3-Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường : -Gv cần phân tích cho Hs hiểu 5 nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam mà nội dung chủ yếu là đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. -Qua giảng giải cho Hs biết nội dung của Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước, Gv cần xác định trách nhiệm công dân của mỗi Hs đối với việc thi hành Luật. Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 5-Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống : Nội dung : -Nắm được sự phân bố của 1 số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt, lũ quét, khô hạn, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống và kinh tế ở nước ta. Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự phân bố đó. -Nhận thực được tác hại và biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai. Kỹ năng : -Kỹ năng liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai. -Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng tránh thiên tai. Nội dung : Hiểu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. -Dựa trên hình 14.1 (lược đồ đường di chuyển của bão), nêu nhận xét về đường di chuyển của bão vào Việt Nam ? và tham gia xây dựng nên bảng Thời gian hoạt động của bão theo các đoạn bờ biển (như trong bài học). - Theo bảng trên, cho thấy đoạn bờ biển nào chịu ảnh hưởng mạnh của bão, vì sao ? -Về mức hoạt động của bão : Gv đưa ra số liệu về số cơn bão trung bình năm đổ bộ vào nước ta. -Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống : +Gv gợi ý để Hs nêu lên được ảnh hưởng khác nhau của bão ở 3 miền đồng bằng và hậu quả của bão. +Nêu các biện pháp phòng tránh bão. Giải thích cho Hs hiểu vì sao chống bão phải luôn kết hợp chống lũ lụt, tháo nước chống úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi. -Vùng đồng bằng nào ở nước ta chịu ngập úng mạnh. Vì sao ? -Cho Hs hiểu điều kiện xảy ra lũ quét. Về sự gia tăng của lũ quét ở nước ta trong những năm gần đây mà nguyên nhân có liên quan đến sử dụng đất bất hợp lý của con người. -Nhấn mạnh cho Hs hiểu, đối với lũ quét biện pháp chủ yếu là phòng tránh như là quy hoạch điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý, áp dụng biện pháp canh tác trên đất dốc đúng đắn. -Cho Hs hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng khô hạn. -Rút ra nhận xét là vùng ít mưa là khô hạn và thường xảy ra hạn hán. Mùa khô ở miền Bắc có mưa phùn làm giảm lượng nước thiếu hụt so với mùa khô ở miền Nam. -Về thiệt hại do khô hạn, Gv có thể liên hệ với thực tế mùa khô các năm gần đây 2003 , 2004 , và 2005. Giải thích vì sao phòng chống khô hạn, lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lý. -Giảng cho Hs hiểu điều kiện phát sinh động đất ở Việt Nam. Liên hệ bài “Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ” và hình 4.1 , để Hs nhận xét về sự phân bố các đứt gãy. -Hs rút ra các vùng có phân bốù động đất mạnh ở nước ta. -Điều kiện phát sinh động đất ở nước ta khá tập trung, đặc biệt ở khu vực Tây Bắc. Cho đến nay chúng ta mới chỉ làm được những dự báo động đất dài hạn. Động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh. -Gv cần phân tích cho Hs hiểu nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam mà nội dung chủ yếu là đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. -Qua giảng giải cho Hs biết nội dung của Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước, Gv cần xác định trách nhiệm công dân của mỗi Hs đối với việc thi hành Luật. -Thời gian mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. -Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa, bão mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, đặc biệt từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, sau đó từ Quảng Ngãi đến Đông Nam Bộ và ven biển Bắc Bộ. -Ở vùng trung tâm bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa do bão gây nên thường đạt 300-400 mm, có đôi khi tới trên 500-600 mm. Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa bão rrộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn chiếm tới 1/3 lượng mưa cả năm của vùng. Gió mạnh, mưa to do bão gây ra trên 1 vùng rộng lớn gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng venbiển. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9-10 m có thể lật úp tàu thuyền. Gió biển làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5-2 m gây ngập mặn vùng ven biển. Khi bão đổ bộ vào đất liền, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như ngà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng. -Hs cần nêu được điều kiện gây ngập úng mạnh ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có sự khác nhau : +Đồng bằngg sông Hồng có mưa cường độ lớn, tập trung, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, nhiều ô trũng, thêm nữa mật độ dân cư cao cũng tăng mức độ ngập úng. +Đồng bằng sông Cửu Long : ngập úng diễn ra trên diện rộng, không chỉ do mưa mà cò do mực thủy triều cao. Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long thấp phẳng hơn đồng bằng sông Hồng nên khả năng tiêu nước kém hơn và còn phụ thuộc dòng triều. Vì thế, vấn đề tiêu nước chống ngập úng ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm công trình ngăn mặn. -Việt Nam nằm gần vành đai động đất Thái Bình Dương. -Động đất diễn ra mạnh ở các đứt gãy, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đén khu vực Đồn Bắc, bao gồm các đới động đất sông Hồng-sông Chảy, Sơn La-sông Đà, sông Mã, Điện Biên-Lai Châu, Cao Bằng-Lạng Sơn, Đồn Triều-Cẩm Phả. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn Nam Bộ hầu như không có động đất. Tại vùng biển, động đất mạnh tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ. -Các nhiệm vụ chiến lược : +Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến dời sống con người. +Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại. +Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được. +Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. +Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên tự nhiên.

File đính kèm:

  • docBai 15.doc