Giáo án Địa lý lớp 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

 -Phân tích để thấy được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

 2-Về kỹ năng :

 Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

 3-Về thái độ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ. -Phân tích để thấy được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 2-Về kỹ năng : Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3-Về thái độ : Củng cố lòng yêu quê hương, đấùt nước, sẳn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ Các nước Đông Nam Á. -Bản đồ Các nước trên thế giới. -Các sơ đồ về đường cơ sở và sơ đồ phân định vịnh Bắc Bộ. -Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất. III-Một số điểm cần lưu ý : Trọng tâm của bài là : -Vị trí địa lý. -Phạm vi lãnh thổ. -Ý nghĩa địa lý của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. IV-Tiến trình dạy học : 1-Vị trí địa lý : Gv treo bản đồ đã chuẩn bị, hoặc cho Hs dựa vào bản đồ Hành chính Việt nam trong SGK để xác định biên giới đất liền và đường bờ biển của nước ta, đọc tên các nước tiếp giáp. Sau đó, Gv cho Hs chỉ các điểm cực, Bắc, Nam, Đông, Tây và xác định tọa độ địa lý phần đất liền nước ta. Tiếp theo, Gv cho Hs quan sát bản đồ Các khu vực giờ trên Trái Đất, hoặc dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới để cho biết nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy. Sau khi Hs đã xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ, Gv chốt lại những điểm nổi bật của vị trí nước ta. 2-Phạm vi lãnh thổ : -Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi đầu tiên của mục này trong SGK -Để giúp Hs hiểu cụ thể các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt nam, Gv có thể sử dụng các sơ đồ đã chuẩn bị để giảng cho Hs. Hoặc có thể yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, để trình bày lại các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam. 3-Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam : Gv có thể chia nhóm, Hs thảo luận trên cơ sở tham khảo nội dung trong SGK. Sau đó, đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung. Gv chốt lại kiến thức chính và có thể đưa thêm một số câu hỏi để Hs hiểu rõ và sâu hơn. Ví dụ : -Tại sao khí hậu của nước ta lại không khô, nóng như ở 1 số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi ? -Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước ? Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm I-Vị trí địa lý : Nội dung : Xác định vị trí địa lý Kỹ năng : Đọc bản đồ II-Phạm vi lãnh thổ : 1-Hệ tọa độ : Nội dung : Xác định tọa độ địa lý các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam và cực Bắc. Tác động của hệ toạ độ địa lý đốùi với khí hậu và việc thống nhất quản lý trong cả nước. Kỹ năng : Đọc bản đồ. Giải thích mối quan hệ giữa hệ tọa độ địa lý và khí hậu. 2-Phạm vi lãnh thổ : Nội dung : Xác định phạm vi lãnh thổ nước ta. Kỹ năng : Thuyết trình. III-Ý nghĩa của vị trí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam : 1-Ý nghĩa tự nhiên : Nội dung : Đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam và ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng. Kỹ năng : Phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng. -Em hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển ? -Hs làm việc cá nhân. Đọc bản đồ hoặc Atlat để xác định vị trí địa lý của Việt Nam -Gv chỉ dẫn trên bản đồ hệ toạ độ địa lý nước ta với các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của đất nước. -Hs theo dõi và xác định lại trên bản đồ hoặc Atlat hệ toạ độ địa lý nước ta. Phân tích mối quan hệ giữa hệ toạ độc địa lý và khí hậu. -Hs làm việc cá nhân. -Em hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào ? -Em hãy kể tên 1 số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchea của nước ta. -Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách 1 vùng. -Hs làm việc theo nhóm. Sau khi đọc SGK, đại diện nhóm lên trình bày phần mình phụ trách. -Gv nhận xét, bổ sung. -Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như ở 1 số nước có cùng vĩ độ ? -Hs làm việc cá nhân. -Tác động của vị trí địa lý đốùi với việc giao lưu quốc tế về kinh tế , văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng ? -Bắc giáp Trung Quốc. Tây giáp Lào và Campuchea. Đông và Nam giáp Biển Đông với các nước Philipin, Indonésia, Malaysia, Singapore. -Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 ·23’ B tại xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8 ·34’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102 ·10’Đ· tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực đông nằm ở kinh độ 109 ·24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyệnVạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. -Diện tích : 329.297 Km² và khoảng 3.000 hòn đảo Vùng biển rộng > 1 triệu Km². -Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tíep giáp với Biển Đông. -Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. -Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa-xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực và có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á. V-Thông tin bổ sung. Đường biên giới quốc gia Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam dài hơn 4.600 km, tiếp giáp với 3 nước : Trung Quốc, Lào, Campuchea. -Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1.400 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ tây sang đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây. -Đường biên giới Việt Nam – Lào có chiều dài gần 2.100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam từ bắc xuống nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum với 10 tỉnh của Lào là Phongxalì, Luông Phabăng, Hủaphăn, Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Khămmuộn, Xavanakhét, Xalavan, Xêcông và Aùttapư. -Đường biên giới Việt Nam – Campuchea có chiều dài hơn 1.100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với 9 tỉnh của Campuchea là Ranatakiri, Munđunkiri, Krache, Svay Riêng, Côngpông Chàm, Prây Veng, Ta Keo, Kon Đan và Cam Pốt (Theo Trần Công Trục, Ban biên giới Chính phủ – 25 năm xây dựng và trưởng thành. Tập san Biên giới và lãnh thổ, số 8, tháng 10 – 2000). Chủ quyền quốc gia trên biển Công Ước của Liên hợp quốc về luật biển được ký kết vfo năm 1982, nhưng kể từ ngày 16 – 11 – 1994 mới có hiệu lực pháp lý quốc tế. Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 vào năm 1994. Theo công ước này, một quốc gia ven biển sẽ có vùng biển gồm : nội thủy, lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở), và thềm lục địa (rộng từ 200 hải ly đến tối đa 350 hải lýù); và các nước có chung biển sẽ phải xác định đường biên giới trên biển theo nguyên tắc cơ bản là thỏa thuận và công bằng theo luật pháp quốc tế.

File đính kèm:

  • docBai 2.doc