Giáo án Địa lý lớp 12 bài 44, 45: Tìm hiểu và trình bày địa lý tỉnh (thành phố) nơi học sinh đang sinh sống

TÌM HIỂU ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ)

Nội dung : TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI HỌC SINH ĐANG SINH SỐNG.

I-Mục tiêu của bài học.

 Sau bài học, Hs cần :

 -Hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh (thành phố) nơi Hs đang sống.

 -Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.

 -Biết cách thu thập, xử lý thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương.

 -Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.

 -Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ quê hương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 44, 45: Tìm hiểu và trình bày địa lý tỉnh (thành phố) nơi học sinh đang sinh sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ) Nội dung : TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI HỌC SINH ĐANG SINH SỐNG. I-Mục tiêu của bài học. Sau bài học, Hs cần : -Hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh (thành phố) nơi Hs đang sống. -Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. -Biết cách thu thập, xử lý thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương. -Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học. -Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ quê hương. II-Các phương tiện dạy học. -Các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh (thành phố) nơi Hs đang sống. -Các tài liệu về tỉnh (thành phố) : bản văn, số liệu thống kê, tranh ảnh -Giấy, bút các loại, thước kẻ. -Các bản tóm tắt báo cáo, sơ đồ, biểu bảng của các nhóm Hs. -Máy chiếu hắt hoặc máy chiếu đa dăng, máy tính (nếu có). III-Những điểm cần lưu ý. Cuối chương trình Địa lý lớp 9 cấp THCS đã được học tương đối đầy đủ về nôi dung địa lý tỉnh (thành phố). Do đó, chương trình Địa lý địa phương lớp 12 không dạy lại địa lý tỉnh (thành phố) một cách hệ thống mà tập trung vào việc hình thành kỹ năng tìm hiểu, viết và trình b ày báo cáo một ván đề của địa lý địa phương. Trong chương trình và SGK quy địnhbài 44 dành cho Hs chuẩn bị và viết báo cáo về một vấn đề địa lý địa phương. Trên thực tế, Hs cần phải có nhiều thời gian sưu tầm tư liệu mới có thể đạt kết quả cao trong các tiết học về địa lý địa phương. Vì vậy, Gv cần đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho các nhóm Hs sưu tầm tư liệu trước thời gian tiến hành các tiết học địa lý tỉnh (thành phố) ít nhất là một tháng. Hai tiết học chính được quy định trong chương trình thực chất chỉ là để Hs tổng hợp, xử lý các tư liệu và viết báo cáo. Gv nên chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với 5 chủ đề gợi ý trong SGK. Ngoài các nguồn tư liệu gợi ý trong SGK, Hs có thể tham khảo cuốn Địa lý các tỉnh và thành phố (6 tập). Lê Thông (Chủ biên), NXB Giáo dục, băng, đĩa hình, tư liệu phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương, ảnh về thiên nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế do Hs chụp Bài 45 dành cho Hs trình bày kết quả tìm hiểu địa lý địa phương. Đây là tiết học có mục đích tập dượt cho Hs kỹ năng trình bày một vấn đề sao cho đảm bảo được nội dung chính trong một thời gian ngắn (5 đến 7 phút), bước đầu hình thành ở Hs phương pháp tổ chức một hội thảo khoa học, củng cố và nâng cao kiến thức về dịa lý tỉnh (thành phố). Trong quá trình tổ chức cho Hs trình bày và thảo luận, Gv cần chú ý một số điểm sau : -Phải đảm bảo tất cả các nhóm đều được trình bày kết quả trước lớp. -Thứ tự trình bày và thảo luận cần theo thứ tự các chủ đề gợi ý trong SGK nhằm đảm bảo tính logic của các nội dung đồng thời giúp cho Hs củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về địa lý tỉnh (thành phố). -Cần tạo mọi điều kiện để tất cả Hs thực sự là người chủ động, tích cưc, sáng tạo trong quá trình trình bày và kiến tạo nên kiến thức mới. -Cần nêu rõ các yêu cầu trong việc trình bày báo cáo đối với các nhóm Hs về thời gian, cách trình bày báo cáo ngắn gọn, đủ ý và yêu cầu đối với các Hs trong khi nghe báo cáo (nghe, ghi chép, đặt câu hỏi). -Có thể cử một Hs trong lớp điều khiển (chủ trì), còn Gv là người theo dõi, cố vấn cho hội thảo. IV-Tiến trình dạy học. Bài 44. Trước hết, Gv yêu càu Hs ngồi theo nhóm và kiểm tra các nhóm về tư liệu đã thu thập được. Tiép theo, Gv hướng dẫn Hs cách tổng hợp và xử lý tư liệu đã sưu tầm được để chuẩn bị báo cáo;. Gv có thể hướng dẫn Hs tiến hành các công việc theo trình tự sau : 1-Dự kiến đề cương báo cáo : xác địnhmục đích, các ý chính, các đề mục lớn nhỏ trong báo cáo. 2-Sắp xếp các tư liệu thành nhóm : văn bản, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh 3-Từng nhóm giao nhiệm vụ cho các thành viên nghiên cứu và xử lý các tư liệu : đọc các văn bản, quan sát phân tích các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh (tính toán để xác định cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, so sánh mức độ lớn nhỏ) và phân tích các số liệu. Có hai cách tiếp cận và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong một nhóm. Cách thứ nhất : phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại (văn bản, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê). Cách thứ hai : Phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp thông tin theo nội dung của đề cương. Ví dụ : để có một báo cáo đầy đủ về chủ đề đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cần có hai Hs chuẩn bị báo cáo nội dung : những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, thuận lợi và khó khăn của tự nhiên; hai Hs chuẩn bị nội dung : thực trạng môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường 4-Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. 5-Chỉnh sửa lại đề cương, báo cáo (khi cần). 6-Viết báo cáo và chuẩn bị các sơ đồ, biểu bảng để trình bày trước lớp. Khi Hs làm việc theo nhóm, Gv theo dõi và giúp các nhóm lập đề cương, gợi ý cách xử lý, tổng hợp và trình bày thông tin. Bài 45. Xây dựng bảng tổnghợp về địa lý tỉnh (thành phố). Trước hết, Gv nêu mục đích của tiết học, cách tiến hành giờ học, yêu cầu đối với người trình bày báo cáo và nghe báo cáo. Trong quá trình Hs trình bày và thảo luận các báo cáo, Gv nên lưu ý các Hs các nội dung trọng tâm của mỗi chủ đề. Chủ đề 1 : Vị trí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. -Vị trí thuộc vùng nào, giáp những đâu. -Thuận lợi và khó khăn của vị trí, lãnh thổ đối với phát triển kinh té – xã hội. Chủ đề 2 : Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. -Đặc điểm nổi bật về tự nhiên. -Đặc điểm về tài nguyên : tài nguyên chính, thuộc loại giàu hay nghèo tài nguyên. -Thuận lợi và khó khăn của điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Chủ đề 3 : Đặc điểm dân cư và lao động. -Đặc điểm chính về dân cư, lao động : số dân, kết cấu dân số theo độ tuổi, lực lượng và trình độ lao động, phân bố dân cư. -Thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động. -Cơ sở của hướng giải quyết về dân cư và lao động. Chủ đề 4 : Đặc điểm kinh tế - xã hội. -Đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội : cơ cấu kinh tế, tính hợp lý của việc khai thác các điều kiện để phát triển kinh tế. -Thế mạnh về kinh tế. -Hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ đề 5 : Địa lý một số ngành kinh tế chính. -Điều kiện phát triển. -Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế. -Hướng pharst triển của một số ngành kinh tế. Kết thúc tiết học, Gv nên tổng kết về kết quả bài học, tổ chức cho Hs rự đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.

File đính kèm:

  • docBai 44-45 Dia li dia phuong.doc