Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 5 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Tiết 5 - BÀI 7 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm của địa hình ĐB và so sánh sự khác nhau giữa các vùng ĐB ở nước ta.

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng.

- Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta.

2. Kĩ năng -Đọc hiểu bản đồ ĐH và nắm được sự phân bố các ĐB.

 - Biết khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiênVN

 - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 5 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26/08..............................................Ngày dạy....10/09....................................... Tiết 5 - BÀI 7 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm của địa hình ĐB và so sánh sự khác nhau giữa các vùng ĐB ở nước ta. - Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta. 2. Kĩ năng -Đọc hiểu bản đồ ĐH và nắm được sự phân bố các ĐB. - Biết khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiênVN - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên. II.DẠY TÍCH HỢP 1.GDBĐKH : *Địa chỉ tích hợp: - Mục 3 : Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội *Nội dung tích hợp: Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả cho môi trường sinh thái. *Mức độ tích hợp: Liên hệ 2.GDSDTK&HQNL. *Địa chỉ tích hợp: -Mục 3: Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và. * Nội dung tích hợp: *Kiến thức: + Vùng đồi núi :-Tập trung nhiều khoáng sản..,, -Nguồn thuỷ năng dồi dào... + Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư đông đúc, tập trung các thành phố, các khu công nghiệp... tiêu thụ rất nhiều năng lượng. * Kĩ năng + Nhận biết và phân tích vùng đồi núi có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. + Phân tích bản đồ phân bố dân cư và bản đồ kinh tế để thấy mối quan hệ giữa dân cư và phát triển kinh tế đối với việc sử dụng năng lượng. *.Mức độ tích hợp: Liên hệ. III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tìm kiếm và xử lí thông tin và phân tích về đặc điểm chung của ĐH, các khu vực ĐH. Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đối với sự phát triển KT-XH. -Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian khi trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Kiến tạo lại -Tranh luận. -Thuyết trình tích cực -Nhóm nhỏ. V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. -Một số tranh ảnh về các cảnh quan vùng ĐH đất nước. -Phiếu học tập. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút ) B/Kiểm tra bài cũ:Câu 2 SGK/32 (Thời gian 5 phút) C/Bài mới: Hoạt động của GV và HS HĐl:Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Hình thức: Nhóm Thời gian 10 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. tranh ảnh về 2 ĐB. Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. (Đồng bằng châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp). Bước 2: GV chỉ trên bản đồ Tự nhiên VN đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.trong 3 phút. Bước 3: Một HS chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, HS trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, các HS khác bổ sung ý kiến. Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). HĐ2: So sánh đặc điểm tự nhiên của ĐBSH & ĐBSCL. Hình thức: Cả lớp Thời gian 4 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát..phiếu học tập 1. GV hướng dẫn cho học sinh trò chơi nhớ nhanh: Bước 1: GV chia HS thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS, một đội là ĐB sông Hồng, 1 đội là đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệm vụ: Dùng các tính từ so sánh đặc điểm của ĐB và ĐB sông Cửu Long. (Đồng bằng sông Cửu Long: thấp hơn, diện tích lớn hơn, ít đê hơn, phù sa bồi đắp hằng năm nhiều hơn, chịu tác động mạnh của thủy triều hơn, ) . Bước 2: Các đội trao đổi 1 phút, GV kẻ sẵn 2 ô lên bảng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Bước 3: HS 2 đội viết thật nhanh lên bảng ý kiến của mình, các HS khác đánh giá kết quả của bạn. GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Đều là các đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Đất phù sa màu mỡ phì nhiêu). HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng ven biển. Hình thức: Cá nhân Thời gian 6 phút Phương pháp: tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng:Bản đồ tự nhiên VN, Átlát..phiếu học tập2. Bước1 : GV yêu cầu HS Dựa vào hình 6, hãy nêu đặc điểm đồng bằng ven biển theo dàn ý: - Nguyên nhân hình thành: ............... -Diệntích: .......................................... -Đặc điểm đất đai............................... -Các đồng bằng lớn:............................ Bước 2: Một HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung . HĐ4: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển KT-XH Hình thức: Nhóm nhỏ Thời gian 6 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình tích cực. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về tự nhiên của một số vùng.. Cách l: Tổ chức thảo luận theo nhóm trong 2 phút Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm l: Đọc SGK mục 3. a, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới phát triển KT-XH Nhóm 2 : Đọc SGK mục 8.b, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển KT-XH Buớc 2: HS trong các nhóm trao đổi, HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN để trình bày. Một Hs trình bày thuận lợi, một hs trình bày khó khăn, các HS khác bổ sung. Bước 3: Gv nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm, sau đó chuẩn kiến thức .Cách 2: GV yêu cầu 1 nửa lớp tìm hiểu địa hình đồng bằng, nửa còn lại là địa hình đồi núi. Bước 1: GV yêu cầu - Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy viết 1 từ hoặc cụm từ thể hiện thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển KT-XH của địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Bước 2: HS lên bảng viết thuận lợi và khó khăn. Bước 3: GV chuẩn kiến thức. (Trên bề mặt địa hình diễn ra mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Khai thác hiệu quả những tiềm năng mà địa hình mang lại sẽ thúc đẩy sự phát triển KT-XH.Tuy nhiên hiện tượng xói mòn, lũ quét ở miền núi, đất bị bạc màu ở đồng bằng đang diễn ra với tốc dộ nhanh. Vì vậy cần có những biện pháp hợp lí đảm bảo sự phát triển bền vững trên các khu vực địa hình nước ta. HĐ5:Tích hợp GDSDTK&HQNL. Hình thức: Cả lớp. Thời gian 4 phút Phương pháp :kiến tạo lại. Tư liệu: SGK Đồ dùng: Át lát . Bước 1;GV yêu cầu-Dựa vào bản đồ dân cư trang 15 và kinh tế chung trang 17 , kiến thức đã học hày: -Phân tích bản đồ phân bố dân cư và bản đồ kinh tế để thấy mối quan hệ giữa dân cư và phát triển kinh tế đối với việc sử dụng năng lượng. -Hãy đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng. Bước 2: HS trả lời. Bước 3:GV chuẩn kiến thức. + Vùng đồi núi :-Tập trung nhiều khoáng sản.. .-Nguồn thuỷ năng dồi dào... + Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư đông đúc, tập trung các thành phố, các khu công nghiệp... tiêu thụ rất nhiều năng lượng. *Giải pháp: - Các biện pháp quản lí - Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục 1. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện;2. Nên duy trì nhiệt độ máy điều hòa không khí ở mức từ 250C trở lên;3. Không nên ủi đồ vào giờ cao điểm;4. Đặt tủ lạnh tránh xa nguồn nhiệt hoặc nơi ánh nắng chiếu trực tiếp. 5. Nếu máy tính nhà bạn vẫn sử dụng màn hình CRT, hãy cân nhắc thay bằng màn hình LCD. 6. Tháo phích cắm các thiết bị điện sau khi sử dụng xong;7. Đối với máy giặt, máy sấy quần áo và máy rửa chén, nên để một mẻ đầy;8. Chỉ đun sôi lượng nước vừa đủ dùng và nhớ đậy kín các nắp. 9. Tắm bằng vòi sen tiết kiệm nước đáng kể so với cách tắm dội nước thông thường.10Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. - Các biện pháp kĩ thuật: sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái sinh(NL sinh học,mặt trời, gió, địa nhiệt,NL biển..) HĐ6: Tích hợp GDBĐKH Hình thức: Cả lớp. Thời gian 2 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về hậu quả của việc sử dụng đất không hợp lí... Bước 1:GVyêu cầu HS trả lời :Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta. Bước 2: HS trả lời. Bước 3: GV chuẩn kiến thức. -Gây lũ quét,lũ bùn.lũ ống ở miền núi và lũ lụt ở đồng bằng.-Gây rửa trôi, xói mòn đất. -Thu hẹp môi trường sống của động vật -Góp phần vào việc làm mất cân bằng sinh thái. Nội dung chính b) Khu vực đồng bằng * Đồng bằng châu thổ sông là đồng bằng do phù xa sông bồi đắp - ĐBSH + Hình thành do phù xa s.Hồng và s.Thái Bình. + Diện tích 15 nghìn Km2. + Gồm đất trong đê (không được bồi đắp hàng năm) và đất ngoài đê (phù xa bồi đắp hàng năm) - ĐBSCL + Hình thành do phù xa s. Tiền và s. Hậu. + Diện tích: 40 nghìn km2 + Đất thấp nên dễ bị nhiễm mặn nhiễm phèn * Đồng bằng ven biển - Hình thành do phù xa biển và sông miền Trung. - Diện tích: 15 nghìn Km2, hẹp ngang và bị chia cắt mạnh. - Chủ yếu đất cát pha nghèo dinh dưỡng. - Các đồng bằng như: s.Mã, s.Cả, s.Thu Bồn 3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội a. Khu vực đồi núi *) Thế mạnh - K/S => nguyên liệu cho CN - Rừng => Phát triển lâm nghiệp - Đất feralit => Phát triển cây CN - Đồng cỏ => Phát triển đại gia súc - Thủy năng => Phát triển - Tài nguyên du lịch *) Hạn chế - Địa hình bị chia cắt mạnh, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên - Do mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ quét, xói mòn. - Ngoài ra còn có động đất, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại b. Khu vực đồng bằng *) Thế mạnh: + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo. + Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. . *) Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán... VII. ĐÁNH GIÁ (Thời gian 6 phút) Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học Hãy phân loại các câu hỏi sau theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh) và lập dàn ý trả lời. *Đối với HS trung bình: 1.Xây dựng sơ đồ nội dung bài học. 2. Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất . a. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là: A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đất nhiều cát, ít phù sa. C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu b. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là: A. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản B. Tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và du lịch sinh thái C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêp và chăn nuôi gia súc lớn D. Trồng rừng và chế biến lâm sản 2.Nêu đặc điểm của dải ĐB ven biển miền Trung. (Trình bày) 3.Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực miền núi và khu vực ĐB đối với phát triển KT-XH ở nước ta. (Trình bày) *Đối với HS khá giỏi: 1.So sánh đăc điểm của ĐBSH và ĐBSCL ( so sánh) ĐBSH ĐBSCL -DT:15000km2 - Nguồn gốc:Do S.Hồng và S.Thái Bình bồi đắp - Địa hình (cao hơn)-Nghiêng từ TB - ĐN +Cao Ptâyvà T.Bắc,thấp dần ra biển. +Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do H.thống đê +Một số khu vưc thấp trũng, gò đồi cao hơn so với ĐH -Đất: + Chủ yếu là phù sa trong đê (kém màu mỡ) +Ngoài đê được bồi đắp hàng năm.... +Khu ruộng cao bạc màu, các ô trũng ngập nước. +Con người đã khai thác từ lâu đời và đã biến đổi mạnh *T.lợi *KK - DT: 40.000 km2 (lớn hơn) - Nguồn gốc: Do S.Tiền và S. Hậu bồi đắp - Địa hình (thấp hơn))-Nghiêng từ TB - ĐN +Thấp và bằng phẳng hơn,có H.thống kênh rạch chằng chịt. +Phần lớn lãnh thổ có ĐH trũng . -Đất: phùsađượcbồiđắpthường xuyên (phì nhiều) -Việc bồi tụ hàng năm cơ bản còn tiếp diễn -Mùa lũ nước ngập trên diện rộng(Các vùng trũng như Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên nằm phía T. Đồng Bằng) -Mùa cạn nước triều lấn vào làm 2/3DT nh.mặn -loại đất chính: + Phù xa ngọt + Phù xa nhiễm phèn + Phù xa mặn 2.Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta (Trình bày) VIII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút ) Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước bài 8. IX.PHỤ LỤC. Phiếu học tập1: GV chia lớp thành 4 nhóm nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Dựa vào SGK và átlát địa lí: Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của ĐBSH. Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL Các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.trong 3 phút. ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long *Diện tích *Nguồn gốc hình thành. *Điạ hình *Đất *Thuận lợi *Khó khăn. Phiếu học tập2: GV yêu cầu HS Dựa vào hình 6, hãy nêu đặc điểm đồng bằng ven biển theo dàn ý: - Nguyên nhân hình thành: ............... -Diệntích: .......................................... -Đặc điểm đất đai............................... -Các đồng bằng lớn:............................ X.RÚT KINH MGHIỆM: . .

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 12Bai 7.doc