Giáo án Đọc văn: bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca)

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

-Nắm được trong hoàn cảnh trì trệ, bảo thủ của nhà Nguyễn, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghết con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau

-Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu hình ảnh

B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

*Ổn định:

*KT bài cũ:

*Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4281 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Đọc văn: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) *** -Cao Bá Quát- A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: -Nắm được trong hoàn cảnh trì trệ, bảo thủ của nhà Nguyễn, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghết con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau -Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu hình ảnh B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: *Ổn định: *KT bài cũ: *Bài mới: Hoạt động của HS và GV Yêu cầu cần đạt GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? GV hướng dẫn HS đọc, nhận xét Nhận xét về số câu, số chữ, vần, nhịp và sự kết hợp các câu ca? GV cần gợi lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bài thơ mở ra hình ảnh bãi cát dài và kết thúc ở hình ảnh con đường cùng, điều này có ý nghĩa gì? Điều quan trọng là chủ trên con đườngđầy hun hút, bế tắc ấy họ như thế nào? Hình ảnh phường danh lợi, tất tả trên đường đời gợi cho em về điều gì? I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -CBQ (1909 ?- 1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (Long Biên, Hà Nội). Là người tài cao, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp và có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn vinh như vị thánh: “thần Siêu, thánh Quát”. Là người có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do phóng khoáng, luôn ôm ấp những hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Đó là một tính cách mạnh mẽ luôn luôn mơ ước đổi thay và dám đổi thay, một thái độ sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ PK tù túng. Ông chính là khuôn mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tuợng nhân vật Huấn Cao nổi tiếng tài hoa và khí phách -Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ PK trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của XH VN trong giai đoạn giữa TK XIX 2.Bài thơ: -Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được làm trong những lần CBQ đi thi Hội, qua các vùng đầy cát trắng như vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị.Thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng để thực hiện hoài bão mơ ước của mình -Thể thơ: cổ thể (ca và hành)-một thể loại văn học cổ của Trung Quốc, được tiếp nhận vào VN tương đối sớm và có những đóng góp cho sự phát triển của VH nước nhà -Bài ca thể hiện sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống trong XH nhà Nuyễn bảo thủ trì trệ II. Đọc-hiểu văn bản: Bài thơ có 16 câu dài ngắn khác nhau, các vần bằng trắc, nhịp điệu tiết tấu biến hoá tạo điều kiện cho việc diễn tả tâm trạng có nhiều thay đổi của TG Năm 1831, CBQ đỗ cử nhân. Để thi tiến sĩ, cần vào kinh đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi Hội. Hành trinh đi qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Bởi thế hình ảnh bãi cát sớm đi vào thơ ca: Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia (Truyện Kiều) 1.Hình ảnh bãi cát và con đường cùng: -Hình ảnh bãi cát: dài, mênh mông hun hút vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa khái quát cao, tượng trưng cho hình ảnh con đường đời bế tắc, con đường công danh đối với tầng lớp trí thức trong XHPK CBQ bắt đầu đi thi từ năm 14 tuổi(năm 1822), cứ 3 năm 1 lần đi thi Hương, mãi đến năm1831 mới đỗ cử nhân, đỗ nhì bảng nhưng bị bộ lễ đánh trượt xuống chót bảng. Sau đó CBQ còn 3 lần đi thi Hội nữa, nhưng đều hỏng. Phải chăng sự lận đận trong thi cử đã làm CBQ thấy được con đường tiến thân bế tắc trước mặt Trong thi ca TQ, VN thời trung đại, hình tượng con đường khá phổ biến: Chữ lộ trong Hành lộ nan của Lí Bạch chỉ đường đời nói chung, chữ cùng đồ trong thơ Nguyễn Du để chỉ năm tháng phiêu bạt, khó khăn ở Thái Bình. Trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát, ta lại gặp hình ảnh cùng đồ -Con đường cùng: Con đường ghê sợ, núi muôn trùng, sóng dào dạtTượng trưng cho con đường đời bế tắc không lối thoát 2.Hình ảnh người đi đường và tâm sự của TG: *Tâm trạng người đi đường: + Vất vả, khốn khổ: …như lùi một bước …chưa dừng được …nước mắt rơi +Chán ghét, oán hận: …giận khôn vơi! +Băn khoăn suy tinh: .Câu cảm thán: …bãi cát dài ơi .Câu hỏi: Tính sao đây! +Tuyệt vọng bế tắc: …ta hát khúc đường cùng .Hình ảnh: núi muôn trùng, sóng dào dạt Gợi nên cái không cùng, bế tắc .Câu hỏi: Anh đứng làm chi...? Xoáy sâu, bế tắc Tâm trạng bi phẫn của người trí thức PK trước đường đời bế tắc *Nghệ thuật: Hình tượng người đi đường không đơn nhất mà đa chiều: Khi thì như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như một chủ thể tự hiện, thậm chí có khi lại cho ẩn chủ thể rất phù hợp với việc trình bày những tâm trạng thái độ khác nhau khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh việc kết hợp với những câu hỏi cảm thán III.Tổng kết: -Bài thơ thể hiện tâm trạng bi phẩn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt, phản ánh một XH đen tối đầy hiểm hoạ đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. -Nghệ thuật bài thơ có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu than, câu hỏi thể hiện nổi day dứt dằn vặt khôn nguôi của người trí thức đã thức tỉnh VI.Luyện tập:

File đính kèm:

  • docTiet 14 Bai ca ngan di tren bai cat.doc
Giáo án liên quan