Giáo án Đọc văn Hầu trời Tản Đà

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

-Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu Trời”.

- Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả.

B. Phương tiện:

- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận.

- Hs:Học thuộc bài thơ (từ câu 25 đến 98), xem và trả lời câu hỏi trong sgk.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định, kiểm tra:

- Ổn định lớp: Gv nắm lại tình hình chuẩn bị bài của học sinh

- Kiểm tra: Quan niệm về Chí làm trai của PBC có gì mới mẻ so với trước?

Thái độ của PBC về nền học vấn cũ? Nguyên nhân của thái độ ấy?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 24193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn Hầu trời Tản Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt thø 74,75 Ngµy so¹n: 4/1/2009 Ngµy d¹y: 5/1/2008 §äc v¨n HÇu trêi Tản Đà A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: -Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu Trời”. - Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận. - Hs:Học thuộc bài thơ (từ câu 25 đến 98), xem và trả lời câu hỏi trong sgk. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: - Ổn định lớp: Gv nắm lại tình hình chuẩn bị bài của học sinh - Kiểm tra: Quan niệm về Chí làm trai của PBC có gì mới mẻ so với trước? Thái độ của PBC về nền học vấn cũ? Nguyên nhân của thái độ ấy? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về con người, sự nghiệp văn chương của TĐ thông qua phần tiểu dẫn trong sgk - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp - Gv chỉ định hs trình bày và chốt ý Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiển hoàn cảnh sang tác và bố cụa bài thơ ? Bài thơ được viết trong khoảng thời gian nào? xuất xứ Gọi hs đọc bài thơ (lưu ý giọng đọc: vừa hóm hĩnh, vui hào hứng,sôi nổi, có khi giọng tha thiết, xót xa….) ? Tìm bố cục bài thơ và nêu rõ các ý trong từng phần. ? Em có nhận xét gì bố cục bài thơ HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Gv chốt: Bài thơ có bố cục mạch lạc, rõ ràng, kể theo trình tự thời gian Hãy xác định chủ đề bài thơ Hđ3: Hướng dẫn tìm hiểu lí do và thời điểm lên đọc thơ “hầu Trời” Gv gọi hs đọc 20 câu thơ đầu và yêu cầu:Dựa vào các chi tiết thơ hãy vẽ sơ đồ lên “hầu trời” của TĐ Hs đọc, tìm các chi tiết và xâu chuỗi thành sơ đồ ? Anh/chị có suy nghĩ gì về cách kể chuyện Hs làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Hđ4: Hướng dẫn hs tìm hiểu cảnh đọc thơ trên trời của văn sĩ - Gv gọi hs đọc đoạn 2 bài thơ ? Tác giả kể lại chuyện đọc thơ cho Trời nghe ntn thông qua việc miêu tả không, gian cảnh vật, thái độ của người đọc và người nghe) Gv gợi ý học sinh làm vào phiếu học tập: Tìm chi tiết thơ điền vào các cột sau: Không gian cảnh vật Thái độ người đọc Thái độ người nghe ? Em có suy nghĩ gì về cách kể và miêu tả của văn sĩ hạ giới đọc thơ ở Trời Hđ5: hướng dẫn hs tìm hiểu cái tôi của tác giả: Gv gọi hs đọc đoạn 3 và yêu cầu: Hãy tìm các câu thơ thể hiện cái tôi của tác giả và giá trị biểu đạt của các câu thơ: Cái tôi tài hoa của TĐ Chi tiết thơ Giá trị biểu đạt - Cái tài của TĐ - Quan niệm về văn chương Mạch cảm hứng Hđ6: Hướng dẫn hs tìm hiểu mặt nghệ thuật: Hãy chỉ ra những nghệ thuật của bài thơ (Nêu những nét mới và hay). Ở mỗi nét nghệ thuật phải chứng minh bằng những câu thơ cụ thể * Củng cố- dặn dò: - Nắm đưỡc cái tôi cá nhân của TĐ đươc thể hiện trong bài thơ. - Những nét nghệ thuật của bài thơ - Học thuộc long từ câu 21 đến 98 - Tiết sau học bài : Thao tác lập luận bác bỏ, cần: Xem lại các thao tác lập luận dã học ở HKI, đọc sgk và trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk I/ Đọc-tìm hiểu 1/Tiểu dẫn        - Tản Đà (1889-1939) là người tinh thông Hán học, phong tình tài hoa. Là thi sĩ tài ba, tên tuổi chói sáng trên thi đàn Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ này. Viết văn làm thơ. - Tác phẩm gồm có: Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Tản Đà, v.v… - Ông là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta. " Cái Tôi lãng mạn bay bổng là hồn thơ Tản Đà: đằm thắm, thiết tha, buồn nhiều mà vẫn gắn bó với quê hương đất nước. Hoài Thanh xem Tản Đà là “người của hai thế kỷ” vì thơ ông là cái vạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại. 2/Bài thơ “Hầu trời” a/ Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ ra đời vào những năm đầu của Tk XX của chế độ thực dân ½ PK. Được in trong tập “Còn chơi” (1921) b/Bố cục: - Đoạn 1: Từ câu 1- 20: Kể lí do cùng thời điểm được lên đọc thơ “hầu trời” - Đoạn 2: Tiếp đến câu 68 (Sông Đà…Việt): Kể về cuộc đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. - Đoạn 3: tiếp đến câu 98: Lời tâm tình với Trời về tình cảnh khốn khó của nghề viết văn và thực hành thiên lương ở hạ giới. - Đoạn 4( Còn lại): Phút chia li đầy xúc động giữa nhà thơ với Trời và chư tiên. c/Chủ đề: Đây là một bài thơ tự sự thể hiện cái tôi cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát khẳng định giá trị của mình giữa cuộc đời đầy rẫy những bất công, đen tối của Xh thực dân PKVN những năm đầu TkXX. II/ Phân tích: 1/Lí do và thời điểm lên đọc thơ “Hầu trời”: - Đó là đêm trăng sáng, lúc khuya "không ngủ được" thức dậy "buồn"đun nước uống và ngâm văn"ngắm trăng"chợt hai cô tiên xuất hiện"nêu lí do"đưa lên trời được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc thơ" chư tiên xúm vào khen ngợi, tán thưởng "Trời hỏi danh tính"kể lể tình cảnh, bày tỏ nỗi lòng"Trời đả thong tư tưởng" Lạy tạ ra về. - Cách kể chuyện làm người đọc., người nghe chú ý: Đêm qua…..lạ lùng”: Cách vào đề tự nhiên nhằm khẳng định câu chuyện là có thật. + “Tiếng ngâm vang…..”: Âm vang vừa có âm vực, vừa có trường độ đến vọng cả sông Ngân Hà trên trời. + “Ước mãi….như quen”: Câu 2 là cách nói tế nhị. Quen với cả tiên. Nhân vật trữ tình cũng là vị ‘trích tiên” (tiên bị đày xuống hạ giới). Việc lên đọc thơ “hầu Trời” là việc bất dắc dĩ. “Trời đã…lên” " Cái ngông nghênh, tự nâng mình lên trên thiên hạ. 2. Cuộc đọc thơ giữa chốn thiên đình - Thông qua lời kể, không gian và cảnh vật hiện lên rất sang trọng, quý phái (d/c) " Cảnh vật trên trời rực rỡ sang trọng. Vì trời là chúa tể muôn loài. Được trời mời lên đọc thơ không phải ai cũng được " NGÔNG - Người đọc thơ được mời ngồi. Khi đọc thơ vừa say sưa vừa có cái gì hài hước (Đắc ý đọc đã thích; chè trời….hơn) - Người nghe thơ (trời và chư tiên): +Trời khen và đã phê cho “văn thật tuyệt”, tán thưởng, khẳng định cái tái của thi sĩ. + Các chư tiên: “Tâm như…..vỗ tay”: Như thấy mở mang nhận thức được nhiều cái hay, làm cho người nghe đến bất ngờ, văn hay buộc người nghe phải suy nghĩ, tưởng tượng “lắng tai đứng”. " Cách dựng cảnh như thế làm cho buổi nghe thơ trở nên sôi nổi, hào hứng. 3 Cái tôi tài hoa, phóng túng muốn khẳng định mình giữa cuộc đời trần thế: - Trước TĐ, các nhà nho tài tử đều nói đến chữ tài ( gắn liền với kinh bang tế thế). Còn TĐ thể hiện ý thức cá nhân rất rõ (d/c). - TĐ không phát biểu trực tiếp bằng câu chữ mà vẫn nhận ra quan niệm của TĐ về nghề văn: Văn chương lúc này là một nghề kiếm sống. " Quan niệm có nhiều cái mới. Đồng thời người viết cũng cần phải có sự đa dạng về thể loại. Đây chính là khát vọng, ý tức cá nhân trong sang tác nghệ thuật. - Khẳng định tài năng quan niệm về nghề văn, ý thức cá nhân còn được biểu hiện ở việc tấu trình với Trời về nguồn gốc của mình (so sánh với một số tác giả khác). Nhưng có nét khác: tách tên, họ; nói rõ bản quán, châu lục, tên hành tinh " Thể hiện được tinh thần dân tộc, một tình cảm non nướ đáng quý. - Bài thơ còn nói đến hiện thực: khi kể về cuộc đời TĐ (Bẩm trời….ngày tháng” " hai nguồn cảm hứng HT- LM hoà quyện vào nhau đã khẳng định vị trí của nhà thơ “gạch nối của hai thời đại thơ ca” 4. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện dân dã, giọng kể khôi hài - Dùng nhiều từ nôm na, giống như văn nói. - Nhân vật trữ tình bộc lộ ý thức cá nhân tạo nên cái ngông riêng của TĐ: Tự cho mình là văn hay, chỉ có Trời va chư tiên là tri âm, xem mình là một trích tiên bị đày, nhận mình là người nhà trời sai xuống trần thế thực hành “thiên lương” III. Kết luận: - Hầu trời là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mặt thi pháp, tiêu biểu cho tính chất giao thời trong nghệ thậut thơ TĐ

File đính kèm:

  • docTiÕt thø 74,75.doc
Giáo án liên quan