Giáo án Đọc văn hướng dẫn đọc thêm Chạy giặc_ Nguyễn Đình Chiểu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận thức được phần nào hoàn cảnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta trong thời kì đầu kháng Pháp.

- Cảm nhận được tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả và thái độ phê phán sự bất lực của triều Nguyễn trước họa xâm lăng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình

3. Thái độ: Hình thành tình cảm xót thương đối với nhân dân khi đất nước bị giặc ngoại xâm và lòng căm thù giặc.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói: “Với văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, NĐC đã xây dựng được một bức tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ”?

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn hướng dẫn đọc thêm Chạy giặc_ Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2012 Tiết: 21 – Đọc văn Hướng dẫn đọc thêm CHẠY GIẶC. Nguyễn Đình Chiểu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận thức được phần nào hoàn cảnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta trong thời kì đầu kháng Pháp. - Cảm nhận được tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả và thái độ phê phán sự bất lực của triều Nguyễn trước họa xâm lăng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình 3. Thái độ: Hình thành tình cảm xót thương đối với nhân dân khi đất nước bị giặc ngoại xâm và lòng căm thù giặc. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói: “Với văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, NĐC đã xây dựng được một bức tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ”? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: Đọc, tìm ý, tóm tắt) - GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Hoạt động 2: (RLKN: phân tích, thảo luận nhóm, phát biểu tự do…) - GV gọi HS đọc bài thơ. - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp + Nhóm 1: Nội dung hai câu đề, phân tích một số từ ngữ trong hai câu để thấy được cục diện của đất nước? + Nhóm 2: Cảnh chạy giặc của nhân dân ta được miêu tả như thế nào qua hai câu thực? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong hai câu để thấy rõ điều đó? + Nhóm 3 Tội ác của thực dân Pháp còn được miêu tả như thế nào trong hai câu luận? + Nhóm 4: Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu kết? Hoạt động 3 Tìm hiểu chủ đề bài thơ Em hãy phát biểu chủ đề bài thơ. . I. Hoàn cảnh sáng tác: Có thể được viết ngay sau khi thành Gia Định bị giặc Pháp bắt đầu tấn công. II. Đọc hiểu văn bản: Hai câu đề: “Vừa nghe tiếng súng Tây”, “Phút sa tay” -> thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và là nỗi kinh hoàng của nhà thơ, nhân dân. “Một bàn cờ thế” -> ẩn dụ, nói về cục diện chiến trường, tình hình thời cuộc đương thời. => Cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Hai câu thực: - “Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay”-> sự tan nát, tán loạn, hãi hùng - “ Lũ trẻ”, “đàn chim”-> hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ -> tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành. => Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Hai câu luận: - Với nghệ thuật đối, nhà thơ đã làm hiện lên cảnh tang thương, điêu tàn nơi Bến Nghé, Đồng Nai. + Tài sản của nhân dân bị chúng cướp phá sạch “tan bọt nước”. + Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào bị chúng đốt phá tan hoang. Lửa khói ngút trời, bao phủ một vòng rộng lớn “nhuốm màu mây” Hai câu kết: - Là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. - Đồng thời là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của một người hết lòng yêu nước thương dân. III.Chủ đề: “Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lăng. Bài thơ là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học. - Cảnh chạy giặc và tâm trạng NĐC trong bài “ Chạy giăc”? 2. Dặn dò: - Học thuộc, nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngày soạn: 14/10/2012 Tiết: 22 - Đọc văn Hướng dẫn đọc thêm BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN -Chu Mạnh Trinh- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận thức được vẻ đẹp của thiên nhiên qua việc tái hiện lại phong cảnh Hương Sơn. - Cảm nhận được tấm lòng yêu nước của tác giả và thái độ trân trọng những danh thắng của đất nước. Những biện pháp nghệ thuật được dùng trong bài hát nói này. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức thảo luận, trả lời các câu hỏi 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Thảm cảnh đất nước và thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua bài Chạy giặc 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: đọc, tìm ý, tóm tắt) - GV gọi HS đọc tiểu dẫn giới thiệu về tác giả Chu Mạnh Trinh, yêu cầu HS gạch SGK những nét chính về tác giả. - Nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ. - Yêu cầu HS đọc bài thơ và chia đoạn, nêu nội dung từng đoạn. Hoạt động 2 (RLKN: đọc hiểu, phân tích, thảo luận.. ). - Cảnh Hương Sơn được tác giả giới thiệu như thế nào? - Không khí thần tiên của Hương Sơn được tác giả thể hiện như thế nào? . - Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được tác giả miêu tả như thế nào? Qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Qua bài thơ tác giả thể hiện tâm sự gì? Hoạt động 3 (RLKN: tổng hợp. đánh giá) - Qua việc phân tích trên em hãy nêu chủ đề bài thơ. Tiểu dẫn 1. Tác giả: SGK. 2. Xuất xứ: Là một trong ba bài thơ viết về Hương Sơn, sáng tác khi ông đứng coi trùng tu, tôn tạo Hương Sơn. 3.Thể loại: Hát nói 4. Bố cục: 3 đoạn: - 4 câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn - 10 câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn + 4 câu trên: không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn + 6 câu tiếp: vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn - 5 câu cuối: Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn. II. Đọc hiểu văn bản Giới thiệu Hương Sơn: - Cảnh thần tiên, thoát tục “Bầu trời cảnh bụt” - Nghệ thuật: điệp từ + câu hỏi tu từ, Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều góc độ, rất hấp dẫn, thú vị, rất đẹp. -> Niềm ao ước, khát khao của tác giả, niềm thích thú, vui mừng khi đặt chân đến Hương Sơn. Cảnh đẹp Hương Sơn: a. Không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn: - Nghệ thuật: miêu tả + nhân hoá ->cảnh tĩnh lặng, nghiêm trang, cảnh vật, không gian, con người say sưa ngây ngất trong khí đạo mùi thiền. - Cảnh đẹp khiến con người thánh thiện, thanh cao. b. Vẻ đẹp phong cảnh: Nghệ thuật: liệt kê khắc hoạ vẻ đẹp hùng vĩ của một quần thể: suối, chùa, hang động đậm màu sắc đường nét -> tạo ấn tượng trập trùng, cao, thấp, nhiều tầng của quần thể. => Vẻ đẹp tuyệt vời, siêu thoát, gợi khao khát cho những ai chưa được chiêm ngưỡng. Suy niệm của tác giả: Với câu hỏi tu từ, khẳng định và trả lời ẩn, đó là lòng yêu nước kín đáo, mặc dù câu chữ còn mang nặng màu sắc tôn giáo. III. Chủ đề: Với những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, tác giả làm nổi rõ cảnh thần tiên của Hương Sơn, vẻ đẹp gợi khao khát cho mỗi con người muốn đến Hương Sơn. Qua đó gửi gắm tâm sự yêu nước kín đáo của mình. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học. - Cảnh Hương Sơn và tâm sự của Chu Mạnh Trinh? 2. Dặn dò: - Học thuộc, nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngày soạn: 16/10/2012 Tiết 23 – Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật. - Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố - Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết 2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng các thành ngữ, điển cố khi cần thiết 3. Thái độ: Thêm hiểu và yêu tiếng Việt B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tích luỹ một số thành ngữ, điển cố. - Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động1: - HS chia nhóm nhỏ (Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi bài tập 1 cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại Hoạt động2 - HS chia 6 nhóm +Nhóm1,2 trả lời câu thứ nhất +Nhóm3,4 trả lời câu thứ hai +Nhóm5,6 trả lời câu thứ ba - HS trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại Hoạt động 3 - HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp - GV chốt lại - Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên - Gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ỹ nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gẩy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình Hoạt động4: - GV hướg dẫn HS làm tại lớp câu đầu sau đó hướng dẫn HS về nhà làm tiếp những câu thơ còn lại - Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái: sinh, cúc, phủ, trửơng, dục, cố, phục, phúc - Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa viết thư về thăm vợ có câu: “ Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi”. - Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh ( lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt). Hoạt động 5: - HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi bài tập 5 cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại 1.Bài tập1 + “ Một duyên hai nợ” -> Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con + “ Năm nắng mười mưa” -> Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa => Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm. 2. Bài tập 2 + “ Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan + “ cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do + “Đội trời đạp đất” -> biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải => Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến. 3. Bài tập 3: + “Giường kia”: + “đàn kia” -> Đặc điểm của điển cố: Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc -> Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự 4. Bài tập 4 - Ba thu: Kinh Thi có câu: “ Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu ). Dùng điển cố này câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói khi Kim Trọng dã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác lâu như ba năm. - Chín chữ: Dẫn điển cố này, Thuý Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với bản thân mình, mà mình thì sống biền biệt nơi đất khách quê người, chưa hề báo đáp được cha mẹ. - Liễu Chương Đài: Dẫn điển cố này, Thuý Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi. - Mắt xanh: Dẫn điển cố này Từ Hải muốn nói với Thuý Kiều rằng chàng biết Thuý Kiều ở chốn lầu xanh hằng ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề ưa ai bằng lòng với ai. Câu nói thể hiện lòng quý trọng đề cao phẩm giá của nàng Kiều. 5.Bài tập 5 - “ Ma cũ bắt nạt ma mới” -> ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng...bắt nạt người mới đến lần đầu Thay thế : bắt nạt người mới đến - “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm - “ Cưỡi ngựa xem hoa” -> làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng Thay thế: Qua loa => Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV chốt lại nội dung bài học 2. Dặn dò:- HS về làm những bài tập còn lại 6,7 - Soạn bài: Chiếu cầu hiền Ngày soạn: 16/10/2012 Tiết: 24, 25 – Đọc văn CHIẾU CẦU HIỀN -Ngô Thì Nhậm- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia - Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại chiếu 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng người hiền tài. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: Đọc, tìm ý, tóm tắt) - Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn và rút ra những nét chính về Ngô Thì Nhậm. - Nêu hoàn cảnh ra đời? Hoạt động 2 (RLKN: phân tích, so sánh, giải thích… thảo luận.. ) - Gọi 2 HS đọc văn bản - Xác định thể loại bài “Chiếu cầu hiền”? Em hiểu gì về thể loại này? - Đề xuất bố cục phân tích văn bản? - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và nêu cơ sở lí luận của việc cầu hiền tài? Người viết đã xác định vai trò của hiền tài như thế nào? - Nhận xét về cách so sánh của tác giả? Hết tiết 1 - Sĩ phu Bắc Hà đã tỏ thái độ như thế nào đối với triều đại của vua Quang Trung? - Trước thái độ đó, tâm trạng của nhà vua ra sao? - Đất nước trong buổi đầu của nền đại định gặp phải những khó khăn gì? Nhà vua nêu ra những khó khăn đó nhằm mục đích gì? Nhà vua đã thuyết phục người hiền ra sao? - Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung ra sao? Hướng sử dụng người tài của nhà vua như thế nào? Hoạt động 3 (RLKN: tổng hợp. đánh giá) - Khái quát nội dung bài chiểu. - Nhận xét về nghệ thuật của bài chiếu ? + I. TIỂU DẪN 1. Tác giả: SGK 2. Hoàn cảnh ra đời : Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788- 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – hiểu khái quát - Đọc, chú thích - Thể loại: Chiếu + Thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội do vua chúa ban ra để triều đình và nhân dân thực hiện. + Có thể nhà vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua. - Bố cục: - Phần 1: (đoạn 1): mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Phần 2: (“ Trứoc đây... hay sao?”): thực tại và nhu cầu thời đại. - Phần 3: ( còn lại ): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung. 2. Đọc – hiểu chi tiết a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: - Hình ảnh so sánh: “Người hiền xuất hiện ở đòi thì như ngôi sao sáng trên trời cao” -> rất mực đề cao vai trò, vị trí của người hiền . - “ Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử” -> mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử, người hiền phải do thiên tử sử dụng. - Mượn ý trời, xem việc người hiền tài về chầu thiền tử là hợp quy luật, nếu người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời: “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. b. Thực trạng và nhu cầu thời đại: * Thái độ của sĩ phu Bắc Hà và tâm trạng của vua Quang Trung: - Thái độ của sĩ phu Bắc Hà: + “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời” -> mai danh ẩn tích uổng phí tài năng. + “ Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng” -> ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng. + Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước. - Tâm trạng vua Quang Trung + “Nay trẫm đang lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,…” -> khắc khoải chờ người hiền ra giúp nước. + Hàng loạt câu hỏi ( hay trẫm ít đức…? Hay đang thời đổ nát…?) -> Thái độ khiêm tốn, chân thành nêu rõ lịch sử đã sang trang cơ hội để hiền tài ra ra giúp nước. Câu hỏi buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử. *. Thực trạng và nhu cầu thời đại: - Thực trạng: + Triều đình chưa ổn định. + Biên ải chưa yên. + Dân chưa lại sức. + Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi. -> Triều đại mới lập, nhiều nhiệm vụ, khó khăn mới. - Nhu cầu của thời đại: + Hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi căn nhà lớn,.... trị bình”-> khẳng định vai trò to lớn của người hiền. + Dẫn lời Khổng Tử: “ Cứ cái ấp mưòi nhà.... của trẫm hay sao?” -> Khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, họ cần ra giúp nước. => + Lời lẽ chân thành, khiêm nhường nhưng kiên quyết và đầy sức thuyết phục. + Quang Trung là một vị vua yêu nước thương dân, có lòng chiêu hiền đãi sĩ. c. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung: - Không phân biệt quan dân, ai có tài đều được phép dâng sớ tâu bày. - Cách tiến cử người hiền rộng mở, tiến bô: + Tự mình dâng thư tâu bày. + Quan văn, quan võ được phép tiến cử. + Những người ở ẩn được phép tự tiến cử. - Lời kêu gọi, động viên: “ Trời trong sáng, đât thanh bình...tôn vinh” -> Thời cơ đã đến cho những ai muốn làm nên nghiệp lớn . III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Chiếu cầu hiền thể hiện chủ trương cầu hiền đúng đắn, tầm nhìn xa rộng và tấm lòng vì nước vì dân của vua Quang Trung. 2. Nghệ thuật: Bài văn nghị luận mẫu mực: - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục. - Lời lẽ khiêm nhường, chân thành. - Từ ngữ, hình ảnh: + Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ. + Từ ngữ chỉ không gian vũ trụ ( trời, đất, gió mây, sao,...) + Từ ngữ chỉ không gian xã hội ( triều đường, triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ,...). -> tạo cảm giác trang trọng cho lời kêu gọi D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV chốt lại nội dung bài học 2. Dặn dò:- Trả lời câu hỏi: Tấm lòng của vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền? - Soạn bài: Xin lập khoa luật

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan