Giáo án Đọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu

B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, thảo luận và trả lời câu hỏi

C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV văn 11. Giáo án. Tranh, ảnh về PBC.

- SGK, vở soạn, vở ghi.

 

doc175 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 32062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73 Ngày soạn: Ngày giảng: Đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Phan Bội Châu- A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu B. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, thảo luận và trả lời câu hỏi C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV văn 11. Giáo án. Tranh, ảnh về PBC. - SGK, vở soạn, vở ghi. D. Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những tác giả, tác phẩm VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám năm 1945 (đã học trong học kì I)? ĐA: Yêu cầu kể được những tác giả, tác phẩm đã học theo trình tự: + Thạch Lam – Hai đứa trẻ + Nam Cao – Chí Phèo + Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù + Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô + Vũ Trọng Phụng – Số đỏ - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Trước khi cú văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chớ Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đó ghi nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đú là tiếng núi của một trỏi tim chan chứa nhiệt huyết, cú sức lay động quần chỳng đứng lờn đấu tranh cỏch mạng. Người đú là Phan Bội Chõu. Để thấy rừ nội dung thơ văn của tỏc giả, chỳng ta tỡm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung. (?) HS đọc tiểu dẫn SGK/3. Nêu những nét cơ bản về tác giả? - HS tóm tắt tiểu dẫn trả lời. - GV nhận xét, bổ sung nhấn mạnh các ý chính. (GV giảng thêm: PBC sinh trưởng trong một gia đỡnh nhà nho nghèo, cha là nhà Nho, mẹ là con nhà Nho. - Thủa nhỏ học giỏi, nổi tiếng thần đồng xứ Nghệ và miền Trung : + 4 tuổi thuộc bài Kinh thi qua lời ru của mẹ. + 6 tuổi bắt đầu học chữ Hán, 3 ngày học hết sách Tam Tự kinh. +13 tuổi đỗ đầu huyện. +16 tuổi đỗ đầu xứ. +17 tuổi viết bài hịch ‘’Bình Tây thu Bắc’’(Dán ở gốc đa đầu làng, kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào chống Pháp) (?) Về sự nghiệp văn chương Phan Bội Chõu ? Ông đó để lại cho nền văn học nước ta những tỏc phẩm tiêu biểu nào? - Gv: Ông quan niệm : ‘’Trong buổi đầu đất nước đau thương, VC không thể nói cười vô tư được, mà phải là tiếng lòng thống thiết để liên kết lực lượng mà đánh giặc, rửa nhục cho nước’’ --> Văn thơ PBC đề cao ND tư tưởng chứ không nặng về hình thức. (?) Đặc điểm thơ văn ? (?) Qua sự nghiệp thơ văn, em có nhận xét gì về PBC ? - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và giải nghĩa từ khó (?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - HS trả lời. (?) Xác định thể loại, bố cục, nội dung? - Thơ Nụm Đường luật cũng như thơ Đường luật thường cú bố cục 4 cặp cõu (đề, thực, luật, kết); 4/4 và 2- 4- 2. * Hoạt động 2: hướng dẫn Hs tìm hiểu bài. Gv hỏi : (?) Mở đầu bài thơ tác giả đề cập tới vấn đề gì? Vấn đề đó gợi liên hệ đến những lời thơ nào, của ai? - HS trao đổi thảo luận trả lời theo nhóm, sau đó cử người trình bày trước lớp. - GV chốt lại - Ca dao: “ Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông2 tĩnh,...... yên” (?) Quan niệm về chí làm trai của cụ Phan có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân?(HS thảo luận trả lời) - Gv thêm: Theo nguyên tác, từ “lạ” được dịch từ chữ “kỳ”, nhưng nó chưa chuyển tải hết ý nghĩa của điều muốn nói đến. --> Kỳ: kỳ lạ, kiệt xuất, phi thường... (?) Tại sao PBC lại không để mặc thiên nhiên, vũ trụ (càn khôn) tự nó chuyển dời, vận động? - HS suy luận trả lời - GV nêu vấn đề thảo luận: + Em hiểu "khoảng trăm năm" (ư bách niên) là gì? + Hai câu thực xuất hiện cái gì mới? + Đây có phải là cái "tôi" hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? (HS thảo luận và lần lượt trả lời) - Gv nói thêm: “Tớ” nói được cái hăm hở, trẻ trung, lạc quan. Nhưng lại làm mất cái trịnh trọng của chữ “Ta’. Câu thơ dịch thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng lại làm mất đi cái chắc nịch của nguyên bản. (?) “Ngàn năm sau” có ý nghĩa gì? (?) Nhận xét về hình thức 2 câu 3,4 ? (?) Sự chuyển đổi giọng thơ từ khẳng định sang nghi vấn có ý nghĩa gì? (HS thảo luận trả lời) - Gv thêm: Về bản chất chữ “danh” này khác với chữ “danh” thường gắn với chữ “lợi” tầm thường trong cuộc sống. Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có 1 ý thức về cái “tôi” như thế quả là cứng cỏi và đẹp vô cùng. - GV tổ chức theo nhóm thảo luận các vấn đề sau: (?) Tác giả đặt ra vấn đề gì mới ở hai câu 5, 6? (?) ý nghĩa của hình ảnh “non sông đã chết”? (?) Tại sao nói ý tưởng “rời bỏ sách Thánh hiền” của PBC hết sức mới mẻ, dũng cảm? -SosánhvớiNguyễn Khuyến: - ễng khụng nghi ngờ như Nguyễn Khuyến trước đõy: “Sỏch vở ớch gỡ cho buổi ấy/ Áo xiờm luống những thẹn thân già”. ễng đó thấy được bản chất của việc “sụi kinh nấu sử” của cỏc nhà nho xưa. Việc học hành thi cử của nền hoc vấn cũ khụng cũn phự hợp với tỡnh hỡnh đất nước hiện tại “non sụng đó chết”. (?) Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc đại Nho? (?) Nhận xét về các vấn đề tác giả đã đặt ra? (?) So sánh bản dịch thơ với bản phiên âm ở câu 6 và rút ra nhận xét? (HS so sánh, nhận xét) - GV nêu vấn đề: Bài thơ kết lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật. Hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình trước lúc chia tay đồng chí ra đi tìm đường cứu nước hiện lên cùng với "muôn trùng sóng bạc cùng bay lên" gợi nhiều liên tưởng và cảm hứng. (?) Khỏt vọng hành động và tư thế của nhõn vật trữ tỡnh được thể hiện như thế nào? (HS phát biểu, trình bày cảm xúc, liên tưởng) (?) So sánh nhận xét câu cuối cùng trong bản dịch thơ với nguyên tác? (HS so sánh, nhận xét) * Hoạt động 3: (?) Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? (?) Theo em, những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của cả bài thơ này? (HS khái quát trả lời) - GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Phan Bội Chõu (29/11/1867- 29/10/1940): Thuở nhỏ cú tờn là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. - ễng sinh trưởng trong một gia đỡnh nhà nho.Quờ ở làng Đan Nhiễm, nay là thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Cuộc đời và sự nghiệp CM: + 1900: đỗ Giải nguyên. + 1904: lập ra Duy tân hội. + 1905: xuất dương sang Nhật. + 1925: bị Pháp bắt. + 1940: qua đời ở Huế. => ễng là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yờu nước và cỏch mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. ễng là lónh tụ ưu tỳ nhất, gõy được lũng tin yờu của nhõn dõn. (Cuộc đời hoạt động CM của ông gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX của nước ta. Cho dù sự nghiệp của ông không thành, nhưng đối với dân tộc VN, ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về tấm lòng nhiệt thành với lí tưởng cứu nước, về tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên cường, khó khăn không nản, nguy hiểm không sờn, về lòng tự tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngay từ năm 1925, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã suy tôn ông là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Những trò lố hay là Va-ren và PBC) Sự nghiệp văn học phong phú, đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền thống của văn học Trung đại. * Cỏc tỏc phẩm chớnh bao gồm: + Việt Nam vong quốc sử (1905) + Hải ngoại huyết thư (1906) + Ngục trung thư (1914) + Trựng Quang tõm sử (1920- 1925) + Văn tế Phan Chõu Trinh (1926) + Phan Bội Chõu niờn biểu (1929) + Phan Bội Chõu văn tập và Phan Sào Nam tiờn sinh quốc văn thi tập (Hai tập văn, thơ này làm trong thời gian bị giam lỏng ở Huế).... * Đặc điểm : + Thơ văn PBC là thành tựu rực rỡ của thể loại văn chương tuyên truyền, cổ động CM. + Cảm hứng sáng tạo là tinh thần dân tộc cao cả và tình cảm yêu nước thương dân tha thiết. => Với tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, ông được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ CM Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX. ( Sinh thời PBC không có ý định làm văn chương. Ông sinh ra để làm một người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, nhưng nhiệm vụ đó lại buộc ông cầm bút sáng tác phục vụ cho cuộc CM. Sẵn năng khiếu văn chương được rèn giũa từ khi còn nhỏ, sẵn nguồn cảm xúc dồi dào, lại thêm sự từng trải và thử thách qua những bước đường CM gập ghềnh, gian lao, PBC đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn để lại cho đời nhiều tác phẩm xuất sắc) 2. Văn bản : a. Đọc văn bản : - Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Giọng thơ: tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần , nhịp của thể thất ngôn bát cú ĐL. - Tham khảo các phần giải nghĩa chân trang. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần vương thất bại, thực dân Pháp độc chiếm hoàn toàn Đông Dương. Tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối. - Năm 1905, sau khi thành lập Hội Duy tân, Hội đã chủ chương cho PBC ra nước ngoài hoạt động CM. Trước khi lên đường, (trong bữa cơm ngày tết do PBC tổ chức tại nhà mình để chia tay các đồng chí) PBC đã sáng tác bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. PBC đã xuất dương sang Trung Quốc và Nhật Bản – khởi xướng phong trào Đông Du, để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho CM Việt nam và phối hợp với các nước để tìm ra phương hướng đi mới cho sự nghiệp khôi phục giang sơn, đánh đuổi quân xâm lược Pháp c. Thể loại, bố cục, nội dung: - Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, làm theo thể 7 ngôn 8 cú ĐL, luật bằng vần bằng. - Bố cục: 4 phần (Đề, Thực, Luận, Kết) - Bài thơ thể hiện một tư thế hào hùng, một quyết tâm hăm hở và những ý nghĩ lớn lao của nhà CM trong buổi đầu xuất dương cứu nước. II. Đọc – hiểu chi tiết: 1. Hai câu đề: Hai câu đầu nói tới quan niệm về chí làm trai thời phong kiến. (Đề tài không mới, không hiếm trong văn thơ Trung đại). Liên hệ đến thơ: + Nguyễn Công Trứ: Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ chí anh hùng trong bốn bể... Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông?(Chí làm trai) + Phạm Ngũ Lóo: Cụng danh nam tử cũn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. (Tỏ lũng)... --> Chớ làm trai mà cỏc bậc tiền nhõn tụn thờ thường gắn liền với nhõn nghĩa, chớ khớ, với cụng danh, sự nghiệp. Với PBC ở đầu thế kỉ XX, khi đã tiếp thu ảnh hưởng của những bức Tân thư, luồng gió mạnh của thời đại mới, trong quan niệm chí làm trai có những điểm kế thừa truyền thống ông cha, nhưng đã xuất hiện những suy nghĩ mới mẻ, táo bạo: Làm trai phải làm nên chuyện lạ, nghĩa là phải làm những việc phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển trời đất, vũ trụ, chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, ko chịu để mặc con tạo vần xoay. đ Đó là khát vọng sống mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết. Cảm hứng gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các nhà Nho truyền thống nhưng táo bạo và quyết liệt hơn. Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình, vượt lên trên cái mộng công danh tầm thường để vươn tới những lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn cao cả. - Xưa nay con tạo vần xoay vốn là lẽ thường tình, nhưng PBC lại ôm ấp khát vọng có thể xoay trời đất, không để cho nó tự chuyển vần; không chịu khuất phục trước thực tại, trước số phận, trước hoàn cảnh. đ Lí tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với càn khôn. 2. Hai câu thực: - Hai câu thực triển khai ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở trên. * Câu3 : - Ư bách niên (khoảng trăm năm) là nói khoảng thời gian một đời người, một thế hệ. Người xưa quan niệm rằng đời người bằng 100 năm--> Trong khoảng...là chỉ cuộc sống hiện tại) - Duy hữu ngã (cần có tớ / tôi)). Cái “tôi” xuất hiện. Nhưng đây không phải là cái “tôi” cá nhân riêng tư nhỏ bé mà là cái “tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. --> Tác giả dùng đại từ nhân xưng “tớ” thể hiện sự tự ý thức về cái tôi có trách nhiệm. Cuộc đời cần có ta không phải để hưởng lạc thú mà để cống hiến cho đời, đáng mặt nam nhi đại trượng phu tung hoành thiên hạ, lưu danh thiên cổ. Đó là một khẳng định dứt khoát, chắc nịch, dựa trên một niềm tự tin sắt đá vào tài trí của bản thân. => Câu 3: Tác giả tự hào về cái tôi của mình trong cuộc đời: mình phải trở thành một nhân vật không thể thiếu trong khoảng thời gian một đời người - 100 năm. * Câu 4: Tác giả tự hào về vai trò của mình trong XH, trong lịch sử. - “Ngàn năm sau” --> ý muốn nói đến tương lai. - Về hình thức : Câu 3 là câu khẳng định; câu 4 là câu nghi vấn. - Câu 4 có sự chuyển đổi giọng điệu nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, dâng hiến hết tài năng trí tuệ cho đời. Đồng thời nhấn mạnh ý tưởng vĩ đại : con người phải làm điều kì vĩ để lưu danh muôn đời. ý thơ tăng cấp, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã con người. Với một lẽ sống như thế, tất sẽ làm nên sự nghiệp, và tên tuổi có lẽ nào lại không lưu truyền mãi mãi tới ngàn năm? - Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần vương chống Pháp, một tâm lí thất vọng, bi quan đang đè nặng tâm hồn những người VN yêu nước – tâm lí buông xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh cá chậu chim lồng có nguy cơ phát triển, đó là cái vạ chết lòng (PBC) – thì hai câu thơ như hồi chuông thức tỉnh có sức rung vang rất mạnh. 3. Hai câu luận: - Hai câu thơ tiếp tục triển khai, gắn chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà. Lẽ nhục – vinh được đặt ra, gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc. - Qua 2 câu luận tác giả muốn nói đến: + Nỗi nhục mất nước. + ý tưởng rời bỏ sách thánh hiền. - Hình ảnh “non sông đã chết”: Hoàn cảnh đất nước rơi vào tay giặc, bị mất chủ quyền, bị làm nô lệ. Coi như đã chết --> Câu 5: tác giả khẳng định sống trong 1 đất nước đã chết là một nỗi nhục lớn lao. GV liên hệ: Phan Bội Châu đã từng viết: Bôi mặt thờ kẻ thù là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ; Sao bằng ngẩng đầu lên làm một người lỗi lạc của Tổ quốc? đ Đó là cội nguồn cảm xúc của tác giả trong toàn bài thơ, nó gần gũi với tư tưởng yêu nước từng thấy trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu ( Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn - Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ...; Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen...; Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp đặng trả thù kia...) * Câu 6: của PBC đã đưa ra một ý tưởng “rời bỏ sách Thánh hiền”. Đó là một ý tưởng táo bạo, mang ý nghĩa tiến bộ, * So sánh: Nguyễn Đình Chiểu Phan Bội Châu Sống, thác đều đánh giặc nhưng “sống thờ vua, thác cũng thờ vua...” đ ít nhiều còn vương vấn hai chữ hiếu, trung Không còn chút vương vấn những quân thần hai vai, đạo sơ chung, nghĩa vua tôi đ PBC nhận thức một chân lí: Sách vở thánh hiền không giúp ích được gì cho đất nước trong buổi nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ chỉ là ngu mà thôi. Sách vở thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hóa cho nhà nước phong kiến VN hàng nghìn năm lịch sử. - Tất nhiên, ông chưa đến mức phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo. Là một người xuất thân trong 1 gia đình nhà Nho, từng gắn bó với cửa Khổng sân Trình mà có được một ý tưởng như thế quả là hết sức táo bạo. Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó là vì: + Tấm lòng yêu nước nồng cháy (thể hiện ở câu trên) + Khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa nước nhà thoát khỏi cảnh khổ đau. + ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đã len lỏi vào đất nước ngay từ mấy năm cuối thế kỉ XIX, mà PBC đón nhận qua những cuốn Tân thư lưu truyền bí mật. ị Tác giả nhận định lịch sử bằng cái nhìn dứt khoát, tỉnh táo, đưa ra những ý tưởng táo bạo xuất phát từ tinh thần dân tộc và nhiệt huyết cứu nước cháy bỏng. - So sánh: tụng diệc si dịch ra học cũng hoài chỉ thể hiện ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả: càng học những thứ ấy càng làm cho đầu óc người ta ngu muội thêm mà thôi! 4. Hai câu kết: - Khỏt vọng hành động và tư thế của nhõn vật trữ tỡnh được thể hiện qua cỏc hỡnh ảnh đầy mạnh mẽ và lớn lao : +Bể Đông, cánh gió, H/ả lãng mạn, hào hùng. +Muôn trùng sóng bạc. Tất cả đều như hòa nhập với con người trong tư thế “bay lên” đ Con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. Con người như muốn lao ngay vào mụi trường hoạt động mới mẻ, sụi động, bay lờn cựng với cơn giú lớn làm quẫy súng đại dương. - Thực tế, đây là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le lói những tia sáng của khát vọng, ước mơ. Vậy mà Con người ra đi tìm đường cứu nước trong tư thế hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm, thể hiện chí hướng của người làm trai. Hình tượng thật đẹp và giàu chất sử thi. ị Hai câu thơ tạo thành tứ thơ đẹp. Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn nghìn ngọn sóng bạc bay lên. Bức tranh hoành tráng mà hài hòa, ở đó con người là trung tâm, chắp cánh khát vọng hùng vĩ, vút bay cùng ngọn gió, ngọn sóng, lồng lộng giữa biển trời mênh mông, vút bay tới chân trời mơ ước. Hình ảnh sử thi thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thời đại mới, một thế kỉ mới. - Lời thơ dịch dù hay nhưng chưa truyền đạt hết cái sôi nổi, háo hức, cái khí thế hào hùng của người ra đi. Chỉ còn lại tư thế êm ả trong buổi lên đường. III. Tổng kết: + Bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể ĐL có kết cấu chặt chẽ, giọng điệu hào hùng, trang nghiêm, mạnh mẽ. Cỏch sử dụng từ ngữ đó làm nờn sức lụi cuốn và hấp dẫn. Những từ ngữ chỉ về đại lượng khụng gian, thời gian mang tớnh vũ trụ lớn lao kỡ vĩ (Càn khụn, non sụng, khoảng trăm năm) đó làm nờn đặc trưng thơ tỏ chớ thời trung đại và cũng là đặc trưng trong bỳt phỏp của Phan Bội Chõu. Những từ đầy cảm hứng phủ định: tử hĩ (đó chết), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu), đó tỏc động đến độc giả một cỏch sõu sắc. + Tuy ngắn gọn mà chứa đựng một nội dung tư tưởng lớn lao, thể hiện nhiệt tình cứu nước sục sôi tuôn trào. + Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt. - Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. - Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục – vinh gắn liền sự tồn vong của Tổ quốc. - Tư tưởng đổi mới, táo bạo, đi tiên phong cho thời đại. - Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách - Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng. 4. Củng cố: - GV cho HS liên hệ thực tế, rút ra những bài học về một lẽ sống đẹp của thanh niên trong thời đại ngày nay: sống có lí tưởng, có hoài bão, ước mơ và dám đương đầu với mọi thử thách để thực hiện hoài bão, ước mơ đó. 5. Dặn dò: - Về làm phần Luyện tập. - Chuẩn bị bài “Nghĩa của câu” -------------------------------------------------------------- Tiết: 74 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiếng Việt: Nghĩa của câu A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu - Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh. - Bồi dưỡng ngôn ngữ tiếng Việt. B. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận và luyện tập C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV văn 11. Giáo án. - SGK, vở soạn, vở ghi. D. Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 HS lên bảng - Lấy VD về câu bị động và chuyển sang câu chủ động Đặt câu có sd khởi ngữ: “Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm” Đặt câu có TN chỉ tình huống: “ Từ đầu năm đến giờ, chẳng mấy khi cô ấy ở nhà” 3. Bài mới: Khi nói hay viết, chúng ta thường nói (viết) thành câu. Câu là một đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân loại phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phong phú, phức tạp đến đâu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói (viết) với sự việc hoặc với người nghe (đọc). Vì vậy, người ta chia làm hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Bài học hôm nay se giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghĩa của câu. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK/6 và trả lời các câu hỏi - HS trao đổi thảo luận trả lời theo nhóm, sau đó cử người trình bày trước lớp. - GV chốt lại. (?) Cõu nào biểu lộ sự thụng bỏo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn? (?) Cõu nào biểu thị sự phỏng đoỏn cú độ tin cậy cao đối với sự việc? (?) Cõu nào biểu hiện sự nhỡn nhận và đỏnh giỏ bỡnh thường của người núi đối với sự việc? - GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 và trả lời câu hỏi: (?) Mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nghĩa nào? (?) Các thành phần nghĩa trong câu có quan hệ ntn? Cho VD? - GV gợi dẫn HS trả lời - HS trao đổi thảo luận trả lời theo nhóm, sau đó cử người trình bày trước lớp. - GV chốt lại. * Hoạt động 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II trong SGK /7 và trả lời câu hỏi: (?) Nghĩa sự việc của câu là gì? (?) Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc? (?) Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở thành phần ngữ pháp nào của câu?Cho VD và phân tích VD? - GV gợi dẫn HS trả lời * Hoạt động 3: - GV chỉ định HS đọc Ghi nhớ trong SGK/8. * Hoạt động 4: Gv giao bài tập cho các nhóm. (?) Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ trong bài Thu điếu? (HS thảo luận, làm bài tập) (?) Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc? (HS làm bài tập) (?) Chọn từ tình thái thích hợp…? (HS làm bài tập) I. Hai thành phần nghĩa của câu: 1. Bài tập 1: - Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Có thể: + Sự tin tưởng + Hoài nghi + Phỏng đoán + Sự đánh giá cao, thấp… - Hai cõu trong mỗi cặp đều đề cập đến cựng một sự việc: + Cặp (a): cả hai câu đều nói đến sự việc Chí Phèo từng “một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”. + Cặp (b): cả hai câu đều đề cập đến sự việc “người ta cũng bằng lòng” (Nếu tôi nói) - Nhận xét: + Cõu a1 và b1. Bởi cõu a1 cú hai từ “hỡnh như”, cõu b1 cú từ “chắc”. “Hỡnh như” và “chắc” thể hiện sự đánh giá chưa chắc chắn. + Cõu a2 và b2. Bởi cõu a2 bỏ từ “hỡnh như” mang tớnh phỏng đoỏn và cõu b2 bỏ từ “chắc” mang tớnh lưỡng lự. + Cõu a1 và cõu b1. Vỡ nú là suy nghĩ bỡnh thường khụng mang tớnh khẳng định. Ở đời, sự việc cú thể diễn ra thế này, hoặc thế khỏc, khụng ai cú thể biết trước được. 2. Bài tập 2: - Nhận định: + Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là: thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái (Lưu ý: Nghĩa sự việc còn gọi là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) + Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết , trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. *Ví dụ1/SGK/7: Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! --> Những từ ngữ in đậm thể hiện nghĩa tình thái, trong đó Chà chà! Là câu chỉ có nghĩa tình thái... * Ví dụ2: + “Chiều, chiều rồi. Một chiều ờm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhỏi kờu ran ngoài đồng ruộng theo giú nhẹ đưa vào”. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) --> Cõu thứ nhất: “Chiều, chiều rồi” nghĩa sự việc là miờu tả thời gian, khụng gian của buổi chiều tàn. Cõu thứ hai, nghĩa sự việc là tiếng ếch nhỏi vọng vào. - Cả hai cõu đều cú nghĩa tỡnh thỏi: Đú là tõm hồn tinh thế trong cảm nhận của Thạch Lam. Lưu ý: + Cõu khụng cú từ ngữ riờng thể hiện nghĩa tỡnh thỏi thỡ nghĩa tỡnh thỏi vẫn tồn tại trong cõu. Đú là tớnh khỏch quan, trung hoà: *Vớ dụ: “Chưa ngủ vỡ lo nỗi nước nhà” - Nghĩa sự việc: Khụng ngủ vỡ lo vận nước. - Nghĩa tỡnh thỏi: í thức trỏch nhiệm cao cả. + Cú trường hợp cõu chỉ cú nghĩa tỡnh thỏi. Đú là trường hợp cõu chỉ cú cấu tạo bằng từ ngữ cảm thỏn. (Vớ dụ: SGK). II. Nghĩa sự việc: - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: + Nghĩa sự việc biểu hiện bằng hành động. + Nghĩa sự việc biểu hiện ở trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Nghĩa sự việc biểu hiện ở quá trình + Nghĩa sự việc biểu hiện ở tư thế + Nghĩa sự việc biểu hiện ở sự tồn tại + Nghĩa sự việc biểu hiện ở quan hệ - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. * Ví dụ: “Lom khom dưới núi tiều vài chỳ” - Trạng ngữ “Lom khom” đó quyết định tư thế của “tiều vài chỳ”, tại địa điểm “dưới nỳi”. - Nghĩa sự việc của cõu là: Mấy chỳ tiều lom khom dưới núi. III. Ghi nhớ: - Hs đọc to, rõ ràng. IV. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Câu 1 diễn tả hai sự việc (trạng thái): Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo. - Câu 2 nêu một sự việc (đặc điểm): thuyền - bé - Câu 3 nêu một sự việc (quá trình): sóng - gợn - Câu 4 nêu một sự việc (quá trình): lá - đưa vèo - Câu 5 nêu 2 sự việc: + Trạng thái: tầng mây - lơ lửng + Đặc điểm: trời - xanh ngắt - Câu 6 nêu 2 sự vi

File đính kèm:

  • docVAN 11 - KI 2.doc
Giáo án liên quan