Giáo án giảng dạy bài 44: hiđrosunfua

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Phát biểu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của H2S

- Trình bày được tính chất hóa học của H2S: H2S có tính axit yếu và có tính khử mạnh

- Nêu được trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế H2S

- Trình bày được tính chất của muối sunfua.

- HS biết cách nhận biết H2S và ion S2-.

 

docx4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài 44: hiđrosunfua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 44: HIĐROSUNFUA (lớp 10 – ban cơ bản) GVHD: Hà Thị Phương Anh GSTT: Nguyễn Thị Thắm Lớp: 10A1 Trường: THPT Kim Liên Ngày dạy : 7/3/2011 Thời gian: tiết 2 Mục tiêu bài học Kiến thức - Phát biểu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của H2S - Trình bày được tính chất hóa học của H2S: H2S có tính axit yếu và có tính khử mạnh - Nêu được trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế H2S - Trình bày được tính chất của muối sunfua. - HS biết cách nhận biết H2S và ion S2-. 2. Về kỹ năng - Dựa vào số OXH để dự đoán tính oxi hóa, tính khử. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S dựa trên sự thay đổi số OXH của các nguyên tố. - Nhận biết các chất khí - Giải bài tập có liên quan. II. Tiến trình bài dạy Ổn định lớp (1ph) Kiểm tra bài cũ (3ph) GV: 1 em nêu tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh HS: S vừa có tính oxi hóa (t/d với kim loại), vừa có tính khử (t/d với phi kim) Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Công thức phân tử và công thức cấu tạo (3ph) - GV: Yêu cầu Hs cho biết hidro sunfua có công thức phân tử là gì? - HS: Công thức phân tử là H2S - GV: Từ đó em nào có thể viết công thức cấu tạo của H2S cho cô? Giải thích các liên kết tạo thành là liên kết gì? Hoạt động 2: Tính chất vật lý (1ph) - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết những tính chất vật lý đặc trưng của H2S về trạng thái, màu sắc… Hoạt động 3: Tính chất hóa học (20) - GV: nhận xét về sự biến đổi tính axit trong dãy H2O H2S H2Se H2Te. HS: tính axit tăng dần -GV: H2O là một chất trung tính vì vậy H2S có tính axit yếu (yếu hơn axit H2CO3). GV: Như vậy nó thể hiên tính chất hóa học chung của một axit (làm quỳ→đỏ). - Từ công thức cấu tạo H2S có 2 nguyên tử hidro, và ta đã biết ion S- là một ion gốc axit như vậy H2S là axit 2 nấc nên khi tác dụng với NaOH có thể cho các muối khác nhau. GV viết ptpu ? Vậy làm thế nào để biết tạo ra muối nào? HS: tùy theo tỷ lệ số mol của H2S và kiềm mà có thể cho ra các muối khác nhau. - GV: yêu cầu học sinh xác định số oxh của S trong hợp chất H2S? vậy nó là chất oxh hay chất khử - HS: H2S thể hiện tính khử - GV: Nhắc lại vì -2 là số oxh thấp nhất của lưu huỳnh nó có thể lên mức oxh 0, +4, +6 như vậy nó có tính khử mạnh. - GV: Tính khử mạnh nó tác dụng với chất gì? cụ thể các chất oxi hóa mạnh mà chúng ta đã học nào? - HS: Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với O2, halogen Viết PTPU minh họa, xác định số OXH và cân bằng -GV: Yêu cầu HS nhận xét số oxh của lưu huỳnh thay đổi trong các phản ứng. - HS: Trong các phản ứng số oxh của lưu huỳnh tăng. - GV: Lưu ý: Ở nhiệt độ thường H2S không tác dụng với kim loại nhưng khi có hơi nước và tác dụng của nhiệt độ thì tác dụng khá mạnh và làm cho bề mặt kim loại có màu đen: Ví dụ: 4Ag + H2S + O2 ® 2Ag2S¯ + H2O (đen) Hoạt động 4: Trạng thái thiên nhiên và điều chế.(5ph) - GV: Yêu cầu HS cho biết khí H2S có ở đâu? Để điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm người ta đi từ hóa chất nào? Hoạt động 5 (5ph): GV: Chú ý để điều chế H2S người ta phải đi từ muối sunfua tan được trong axit vậy thì những muối sunfua nào tan được trong axit. GV giới thiệu các loại muối sunfat I. Cấu tạo phân tử - CTPT: H2S - CTCT: Liên kết S và H là liên kết CHT có cực. II. Tính chất vật lý - Là chất khí không màu, mùi trứng thối, t° hóa lỏng -60°C - Nặng hơn không khí - Rất độc và tan ít trong nước III. Tính chất hóa học Tính axit yếu -Hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit H2CO3) tên là axit sunfuhiđric + H2S làm hóa đỏ quỳ tím ẩm + Khi tác dụng với kiềm H2S + NaOH → NaHS + H2O (1) Natri hidrosunfua H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O(2) Natri sunfua + Phản ứng trao đổi Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3 (đen) CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4 (đen) Tính khử mạnh H2S có S-2 là số OXH thấp nhất nên có tính khử. Tùy điều kiện phản ứng và chất OXH mà S-2→S0, S+4, S+6 a. Tác dụng với oxi - Cháy không hoàn toàn ( oxi thiếu) (H2S bị vẩn đục màu vàng khi tiếp xúc với oxi không khí. -2 0 to -2 0 2H2S + O2 → 2H2O + 2S - Cháy hoàn toàn ( oxi đủ) -2 0 to -2 +4 2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 b. Tác dụng với Cl2 ( F2, Br2) -2 0 +6 -1 H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl -2 0 -1 0 H2S + Cl2 ® 2HCl + S↓ c. Tác dụng với các hợp chất -2 +6 0 +4 H2S + H2SO4 ® S + SO2 + 2H2O -2 +4 0 2H2S + SO2 ® 3S + 2H2O IV. Trạng thái thiên nhiên và điều chế Trạng thái tự nhiên: H2S có ở khí ga, xác động thực vật, nước thải nhà máy… b. Điều chế: - Trong phòng thí nghiệm: FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S­ Chú ý để điều chế H2S người ta phải đi từ muối sunfua tan được trong axit V) Muối sunfua - Muối tan trong nước và axit là 1 số muối kim loại nhóm IA, IIA : Na2S, K2S . - Muối không tan trong nước, tan trong axit là: MgS, ZnS, FeS.. - Không tan trong nước, không tác dụng với axit: PbS, CuS ... - Một số mưới sunfua có màu đặc trưng: + CdS có màu vàng. + CuS, PbS, FeS, Ag2S,… có màu đen. →nhận biết H2S VD: Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3 (đen) Lưu ý: muối muối sunfua có tính khử giống H2S -2 0 -2 +4 Vd: 2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2 Củng cố (6ph) - Trọng tâm lại tính chất của H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh - Cách nhận biết H2S Bài tập: Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH1M. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối thu được. Dặn dò (1ph) GV giao bài tập về nhà: 8 trang 139 SGK Đọc tiếp phần SO2, SO3 GVHDGD GSTT Hà Thị Phương Anh Nguyễn Thị Thắm

File đính kèm:

  • docxH2S(1).docx
Giáo án liên quan