Giáo án giảng dạy bài: Đặc điểm loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt

A. LỚP GIẢNG DẠY

LỚP 11A2

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Gíup học sinh:

- Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng việt - một ngôn ngữ đơn lập - để học tập và sử dụng tiếng Việt.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài giảng điện tử PP, từ điển tiếng việt, các công cụ trình chiếu

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phát vấn, thảo luận, phân tích ngữ liệu, so sánh.

E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: câu có mấy loại ý nghĩa? Đó là những loại ý nghĩa nào?

2. Giới thiệu bài mới:

Ở lớp 10 chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt. Đó là một căn cứ để các nhà ngôn ngữ học phân loại tiếng việt khi nghiên cứu. tuy nhiên bên cạnh căn cứ về nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ còn căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của một ngôn ngữ để phân loại chúng. Bài học hôm nay sẽ giup chúng ta hiểu hơn về đặc điểm loại hình tiếng việt thông qua những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài: Đặc điểm loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Tp. HCM Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT A. LỚP GIẢNG DẠY LỚP 11A2 B. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: - Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng việt - một ngôn ngữ đơn lập - để học tập và sử dụng tiếng Việt. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài giảng điện tử PP, từ điển tiếng việt, các công cụ trình chiếu D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phát vấn, thảo luận, phân tích ngữ liệu, so sánh. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: câu có mấy loại ý nghĩa? Đó là những loại ý nghĩa nào? 2. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 10 chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt. Đó là một căn cứ để các nhà ngôn ngữ học phân loại tiếng việt khi nghiên cứu. tuy nhiên bên cạnh căn cứ về nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ còn căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của một ngôn ngữ để phân loại chúng. Bài học hôm nay sẽ giup chúng ta hiểu hơn về đặc điểm loại hình tiếng việt thông qua những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: Các em hãy đọc phần I ở SGK và cho biết khái niệm về loại hình ngôn ngữ? GV hỏi: Có mấy loại hình ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta? Lấy ví dụ cho mỗi loại hình ngôn ngữ ấy? GV có thể lưu ý HS về trường hợp những ngôn ngữ không có chung nguồn gốc mà lại được xếp vào cùng một loại hình, ví dụ tiếng Việt và tiếng Hán. Đó là do có nhiều tiêu chí để phân loại ngôn ngữ. Giáo viên yêu cầu: Em hãy nhận xét về số tiếng, cách đọc và cách viết, số lượng âm tiết với số lượng từ trong hai câu thơ tiếng Việt so với cách đọc câu tiếng Anh GV so sánh giữa cách đọc tiếng Việt với cách đọc tiếng Anh qua một số ví dụ để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. GV nhận xét GV yêu cầu: Các em hãy dùng bất kì một tiếng nào trong hai câu thơ trên để tạo ra những từ ghép, từ láy… mới? GV chốt ý. GV yêu cầu: Các em hãy nhận xét về các từ in đậm, gạch chân trong mỗi câu tiếng Việt và tiếng Anh ở trên? Sau đó hãy so sánh sự biến đổi hình thái của những từ có nghĩa tương đương ở hai câu tiếng Anh và tiếng Việt? Thông qua việc phân tích bảng so sánh, GV chốt ý. Để củng cố kiến thức phần này GV có thể yêu cầu học sinh lấy thêm một ví dụ là một câu trong giao tiếp bằng tiếng Việt, sau đó dịch sang tiếng Anh và phân tích theo bảng mẫu vừa rồi. GV yêu cầu: Các em hãy đổi trật tự một số từ trong ngữ liệu trên và nhận xét ý nghĩa của câu vừa được tạo ra bằng cách đổi trật tự ấy? GV yêu cầu: Cho một số hư từ: không, sẽ, đã… Hãy thêm một trong những hư từ ấy vào vị trí thích hợp của ngữ liệu trên, sau đó nhận xét ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các câu vừa tạo ra? không -> Tôi đã mời bạn đi chơi. sẽ GV yêu cầu: Em hãy so sánh những câu tương đương, chỉ khác nhau về hư từ? -> NX: sẽ (tương lai) Tôi đã (quá khứ) mời bạn đi chơi. không (phủ định) GV chốt ý. GV củng cố bằng việc so sánh tiếng Việt với tiếng Hán – một ngôn ngữ cùng loại hình với tiếng Việt, bằng một ngữ liệu. GV yêu cầu: Từ những ngữ liệu và nhận xét ở trên, các em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của tiếng Việt. GV yêu cầu HS đọc các ngữ liệu của bài tập 1. GV hướng dẫn học sinh làm bài bằng hai yêu cầu: Các em hãy xác định vị trí của các từ in đậm trong mỗi ngữ liệu. Các em hãy xác định vai trò ngữ pháp của các từ đó trong câu. Các em hãy nhận xét về hình thái của các từ đó trong mỗi ngữ liệu. GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK. GV hướng dẫn HS làm bài theo 3 bước: - Tìm các hư từ trong ngữ liệu. Nêu ý nghĩa của các hư từ ấy. Đặt những hư từ ấy trong ngữ liệu và trong tổng thể văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để đánh giá giá trị biểu đạt của chúng. GV cho học sinh vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm loại hình của tiếng Việt GV dặn học sinh về học kĩ, nắm vững những đặc điểm loại hình của tiếng Việt. GV dặn học sinh về đọc bài Tôi yêu em của Puskin. Tìm hiểu về tác giả Puskin Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nêu cảm nhận về bài thơ I. Loai hình ngôn ngữ 1. Khái niệm loại hình: Là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. 2. Khái niệm loại hình ngôn ngữ: Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… - Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập, ví dụ: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái… + Loại hình ngôn ngữ hòa kết, ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng là từ hoạc đơn vị cấu tạo từ - Tìm hiểu ngữ liệu (1): + Tiếng Việt “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu – Từ ấy) + Tiếng Anh: I go to school every morning. [ai] [gou] [to] sku: l] [ev-ri] [mɔ-nin] - Các tiếng trong tiếng Việt tách rời nhau cả về cách đọc và cách viết, không có hiện tượng luyến giữa các tiếng. Trong tiếng Việt, tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. + Ví du: từ ấy là một từ có hai tiếng nhưng từ và ấy hoàn toàn có thể kết hợp với từ khác để tạo từ mới: từ + khi = từ khi; ngày + ấy = ngày ấy - Trong Tiếng Việt, tiếng có thể là từ đơn và còn là yếu tố cấu tạo từ phức, từ ghép, từ láy... => Đó là những đặc điểm đầu tiên để chúng ta chứng minh: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. 2. Từ không biến đổi hình thái - Ngữ liệu (2): + Cho những câu tiếng Việt và tiếng Anh có ý nghĩa tương đương nhau: Nhận xét các từ in đậm và gạch chân Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách. (2) He gave me a book.(1) I gave him two books too.(2) Ngôn ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh Về vai trò ngữ pháp ngữ pháp trong câu. Có sự thay đổi. Vídụ:Tôi(1)làchủngữ -> Tôi(2) là bổ ngữ của động từ cho. Có sự thay đổi tương tự. Ví dụ: He trong câu (1) là chủ ngữ, ở câu (2) nó đã trở thành him giữ vai trò là bổ ngữ của động từ ở thời quá khứ gave. Về hình thái Không có sự biến đổi giữa các từ in nghiêng ở câu (1) và câu (2). Có sự thay đổi giữa câu (1) và (2), vì hai lí do: Do thay đổi về vai trò ngữ pháp: He -> him, me -> I. Do thay đổi từ số ít thành số nhiều: book -> books. => Từ tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thái trong khi. Đó là một đặc điểm nữa để chứng tỏ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. 3. Biểu hiện ý ngữ pháp bằng trật tự từ và hư từ - Ngữ liệu 3: + Cho một câu thường dùng trong giao tiếp: Tôi mời bạn đi chơi. -> Bạn mời tôi đi chơi. -> Đi chơi tôi mời bạn… - NX: Có rất nhiều cách đảo trật tự từ trong câu, nhưng tất cả những sự đảo trật tự ấy đều làm cho câu gốc thay đổi về cấu trúc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa, hoặc sẽ làm cho câu trở nên vô nghĩa. GV chốt ý: - Biện pháp chủ yếu để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau.( Trật tự từ) Thêm hư từ hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu cũng thay đổi -> Hư từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, nhất là về mặt ngữ pháp. => Những đặc điểm đó một lần nữa chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. So sánh câu tiếng Việt với câu tiếng Hán tương đương Ngôn ngữ g Câu tiếng Việt Câu tiếng Hán Trật tự từ - Tôi yêu cô ấy - Cô ấy yêu tôi. - Wo ai ta - Ta ai wo Dùng hư từ - Tôi không yêu cô ấy - Wo bu ai ta. - Tiếng Hán và tiếng Việt có cùng đặc điểm về trật tự từ, về hư từ… -> tiếng Hán và tiếng Việt cùng loại hình III. Tổng kết - Trong tiếng Việt tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Tiếng cũng có thể là từ hoặc là nhân tố để cấu tạo từ. - Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái. - Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. - Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập: Bài tập 1: (SGK – 58) -> Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi - Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. BT 2: học sinh tự tìm và trình bày. Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: (SGK – 58) - Hư từ trong bài tập 3: đã, các, để, lại, mà. + đã: chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm nói + các: chỉ số nhiều + để: chỉ mục đích + lại : chỉ hoạt động tái diễn (trong đoạn văn này lại kết hợp vớt đã ở câu trước để chỉ sự tăng tiến của mức độ, của sự việc). + mà : chỉ mục đích V. Củng cố - dặn dò 1. củng cố Tiếng việt thuộc lạoi hình ngôn ngữ đơn lập Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp Từ không biến đổi hình thái Thể hiện ý nghĩa ngữ pháp bằng trật tự từ và hư từ 2. Dặn dò TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp,1977 Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1997 website: ngonngu.net website: //tvtl.bachkim.vn Tp. HCM ngày 04/03/2008 Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thự hiện Trịnh Văn Khoát

File đính kèm:

  • dockhoat - dac diem loai hinh ngon ngu TV.doc
Giáo án liên quan