Giáo án giảng dạy Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Tiết 3: THỰC HÀNH

 Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.

2. Kĩ năng:

 - Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên.

 - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp đặt vấn đề

- Phương pháp nhóm

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Quý Đôn – Thái Bình Tiết dạy thực tập: tiết số 1 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Họ tên giáo sinh: Đặng Thị Mai Họ tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Phú Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 3: THỰC HÀNH Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng: - Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp đặt vấn đề Phương pháp nhóm III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa Phiếu học tập Vẽ biểu đồ theo số liệu sách giáo khoa IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ GV gọi một số HS kiểm tra vở thực hành buổi trước 1.Vào bài mới Hoạt động của GV và HS Thời gian Nội dung bài học Hoạt động 1:Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của Trung Quốc Bước 1: GV gọi HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài tập HS: bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu và nhận xét GVnhắc lại 2 yêu cầu của bài tập và những kĩ năng cần rèn luyện Với bài tập này chúng ta có 2 yêu cầu thứ nhất là vẽ biểu đồ từ bảng số liệu cho trước, thứ hai là nhận xét biểu đồ. Dạng bài tập này giúp các em rèn luyện 2 kĩ năng cơ bản trong học tập Địa lí là kĩ năng vẽ biểu đồ và kĩ năng nhận xét biểu đồ Bước 2: GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ GV hỏi HS: đối với dạng bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thì chúng ta có thể vẽ những dạng biểu đồ nào HS trả lời: biểu đồ tròn, miền, cột GV chuẩn kiến thức: Có 3 loại biểu đồ có thể sử dụng để thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí: biểu đồ tròn, miền và cột chồng GV hỏi HS: có sự khác nhau nào khi sử dụng các loại biểu đồ này không HS trả lời GV chuẩn KT: sự khác nhau cơ bản khi sử dụng các loại biểu đồ này là dựa vào số lượng mốc thời gian đề bài cho. Nếu đề bài cho từ 4 mốc thời gian trở lên thì chúng ta sử dụng biểu đồ miền, từ 3 mốc thời gian trở xuống chúng ta có thể sử dụng hoặc biểu đồ tròn hoặc biểu đồ cột chồng GV hỏi HS: vậy với bài tập trên các em sử dụng loại biểu đồ nào HS trả lời: biểu đồ cột chồng và biểu đồ tròn GV chuẩn KT: chúng ta có thể sử dụng hoặc biểu đồ tròn hoặc biểu đồ cột chồng GV: Trước khi vẽ chúng ta cần quan sát bảng số liệu đề bài cho đã được xử lí ở dạng % chưa. Nếu chưa thì chúng ta cần phải xử lí số liệu trước khi vẽ. Xử lí bằng cách lấy giá trị của từng thành phần trong 1 năm chia cho tổng giá trị của đối tượng trong năm đó và nhân với 100% GV hỏi HS: quan sát bảng số liệu sgk chúng ta có cần xử lí bảng số liệu không HS trả lời: không GV chuẩn KT: chúng ta có thể thấy đơn vị của bảng số liệu là %, như vậy bảng số liệu đã được xử lí về dạng số liệu tương đối. Nên bài tập này không cần xử lí số liệu. GV hỏi HS cách vẽ biểu đồ tròn HS trả lời GV chuẩn KT: - Có bao nhiêu mốc thời gian vẽ bằng đó hình tròn có bán kính bằng nhau - Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là một đường thẳng nối từ tâm đường tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ. - Khi vẽ cần phải có kĩ năng vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ. Mỗi % là 3,6 0, Sau đó vễ lần lượt các yếu tố mà đề bài cho. - Cuối cùng là ghi số liệu, chú thích và tên biểu đồ. +Số liệu: ghi trong diện tích của từng phần +Tên biểu đồ: có thể ghi phía trên biểu đồ hay phía dưới biểu đồ +Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ. Lưu ý: chú thích không nên ghi chữ, kí hiệu hoa lá sẽ làm rối biểu đồ. Mà nên dùng các đường thẳng, nghiêng, bỏ trắng GV hỏi HS cách vẽ biểu đồ cột chồng HS trả lời GV chuẩn KT: -Dựng trục tung và trục hoành +Thể hiện đại lượng (%), đánh số dơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ +Trục hoành thể hiện năm +Vẽ đúng trình tự đề bài cho, không được tự ý từ thấp lên cao hoặc ngược lại +Không nên gạch ----- từ trục tung vào đâu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, thiếu tính thẩm mĩ. Hoặc nếu có gạch thì sau khi vẽ xong phải xóa đi +Độ rông các cột phải bằng nhau +Sauk hi vẽ xong ghi số liệu vào diện tích của từng thành phần để dễ so sánh -Ghi chú thích và tên biểu đồ +Tên biểu đồ: ghi phía trên biểu đồ hoặc dưới biểu đồ +Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ GV gọi 2 HS lên bảng vẽ hai biểu đồ, một HS vẽ biểu đồ cột chồng, một HS vẽ biểu đồ tròn, và yêu cầu các HS dưới lớp vẽ cả hai loại biểu đồ vào vở GV nhận xét biểu đồ: yêu cầu biểu đồ đẹp, đúng, chính xác có tên biểu đồ, có chú thích biểu đồ. Hoạt động 2: Nhận xét biểu đồ -Biểu đồ tròn GV gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, một HS vẽ biểu đồ cột chồng, một HS vẽ biểu đồ tròn, và yêu cầu các em HS dưới lớp vẽ cả 2 loại biểu đồ vào vở Trong khi HS vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Ở bài tập này chúng ta có thể thấy bảng số liệu đã được xử lí nên chúng ta có thể vẽ luôn Các bước vẽ biểu đồ tròn + Mỗi năm vẽ một hình tròn + Vẽ từ kim chỉ 12h, vẽ lần lượt thuận theo chiều quay của kim đồng hồ. + Hoàn thiện biểu đồ: ghi số liệu, chú giải, tên biểu đồ. Bước 3: GV gọi HS lên bảng vẽ và yêu cầu các HS dưới lớp vẽ biểu đồ vào vở Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét: Tỉ trọng xuất, nhập khẩu biến đổi như thế nào trong từng giai đoạn và xét chung cả thời kì. Cán cân xuất nhập khẩu qua các năm như thế nào, năm nào xuất siêu, năm nào nhập siêu. Mức độ chênh lệch giữa nhập và xuất biến đổi như thế nào? GV yêu cầu HS nhận xét vào vở và gọi một số em nêu nhận xét GV bổ sung thêm và ghi lên bảng 20 phút 3.Thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu - Vẽ 3 biểu đồ hình tròn: Đẹp, đúng, chính xác có tên biểu đồ, có chú thích biểu đồ. - Nhận xét: + Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. + Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. + Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu. Các năm 1995, 2004 TQ xuất siêu. +Mức độ chênh lệch giữa xuất và nhập ngày càng thu hẹp. Năm 1985 chênh lệch giữa cơ cấu XK và NK tới 21,4% thì năm 2004 đã giảm xuống còn 3,8% V. DẶN DÒ - Về nhà hoàn thành bài thực hành. - Về nhà tự ôn tập những nội dung cơ bản đã học trong bài 9 và bài 10 để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết. Thẩm định của GVHD Giáo sinh thực tập Đặng Thị Mai

File đính kèm:

  • docBai 10 trung quoc tiet 3 thuc hanh.doc
Giáo án liên quan