Giáo án giảng dạy Địa lý 11 chuẩn bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC).

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

Diện tích: 9572,8 nghìn km2

Dân số : 1303,7 triệu người( 2005)

Thủ đô : Bắc Kinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ Trung Quốc.

 Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây- Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc.

2. Kĩ năng:

 Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ , tư liệu trong SGK.

 Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Địa lý 11 chuẩn bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Long Giáo án giảng dạy Trường THPT Trà Ôn Bài dạy: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Môn: Địa Lí Người dạy: NGUYỄN THANH TÙNG Lớp: 11A7 Tiết: Ngày soạn: 23/08/2011 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC). Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI. Diện tích: 9572,8 nghìn km2 Dân số : 1303,7 triệu người( 2005) Thủ đô : Bắc Kinh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ Trung Quốc. Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây- Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc. 2. Kĩ năng: Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ , tư liệu trong SGK. Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. 3. Thái độ hành vi: Xây dựng thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt-Trung. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. Bản đồ hành chính Thế Giới. Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc. Kết hợp các bản đồ trong SGK. Một số tranh, ảnh, cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. Một số tranh, ảnh về con người và đô thị Trung Quốc. Tập bản đồ thế giới và các châu lục. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Đàm thoại gợi mở. Giảng giải. Thảo luận nhóm. Hỏi đáp. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số 1’ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ Bài mới: 1’ a. Vào bài: Liên hệ một vài sự kiện kinh tế, xã hội, ngoại giao của Trung Quốc để dẫn vào bài học: Thời gian Nội dung bài học Hoạt động của Thầy và trò 12’ 15’ 11’ I..VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ: 1/ Vị trí địa lí: - Nằm trong khoảng từ 200 đến 530 vĩ Bắc, từ 730 đến 1350 kinh Đông. - Tiếp giáp 14 quốc gia ( Ở phía Bắc, Tây, Nam). - Phía Đông giáp biển. Bờ biển kéo dài từ bắc ® nam (9000km), mở rộng ra Thái Bình Dương. - Gần Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á. Þ Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. 2/ Lãnh thổ: - Diện tích lớn thứ 4 thế giới. - Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. - Đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc, đã tách ra từ năm 1949, nhưng vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc. Þ Vị trí địa lí và lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên sự đa dạng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc. II.. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Đông và miền Tây của lãnh thổ kinh tuyến 1050. Phiếu học tập Yếu tố tự nhiên Miền Đông Miền Tây Vị trí, diện tích, lãnh thổ Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ, chiếm 50% diện tích lãnh thổ. 730 Đ đến 1050 Đ Địa hình Đồng bằng ven biển, đồi thấp phía tây. Núi cao, cao nguyên, bồn địa. Thổ nhưỡng Đất phù sa màu mỡ ® trồng lương thực Đất núi cao, ít có giá trị trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng. Khí hậu Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới, phí Nam cận nhiệt. Ôn đới lục địa, khí hậu núi cao. Thuỷ văn Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà) ® có giá trị về kinh tế song cũng nhiều thiên tai. Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời. III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc. - Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao. - Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây. - Dân số trẻ ® có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con. ® Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ® mất cân bằng giới tính 2. Xã hội - Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% DS biết chữ - 2005), nâng cao chất lượng lao động. - Trung Quốc là một trong những nơi sớm có nền văn minh và đóng góp cho nhân loại nhiều phát minh có giá trị như: lụa tơ tằm, chữ viết, la bàn, giấy, sứ, thuốc sung - Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo Hoạt động 1: cá nhân tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh: GV: treo bản đồ hành chính thế giới lên bảng (BĐHCTG): GV: Hãy dựa vào BĐHCTG và SGK: hãy xác định vị trí của Trung Quốc nằm ở đâu trên BĐTG, quy mô lãnh thổ của Trung Quốc. (Gợi ý: giới hạn phía Bắc, Nam, Đông, Tây?) - Học sinh trả lời GV: Trung Quốc tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia và đó là những quốc gia nào? - Học sinh trả lời. GV nhắc lại kiến thức bài cũ Liên Bang Nga cũng giống như Trung Quốc là tiếp giáp với 14 quốc gia. Liên hệ giáo dục tư tưởng chủ quyền của nước ta ( Nước ta vừa tiếp giáp với Trung Quốc cả phần đất liền và biển ( Biển Đông) vì vậy Việt Nam ta phải có chính sách ngoại giao đúng đắn để bảo vệ chủ quyền quốc gia mà hiện nay việc tranh chấp quyền lợi ở Biển Đông rất là gay gắt. Các em là tương lai của đất nước phải cố gắng học, trao dồi đạo đức, kinh nghiệm để đưa nước ta ngày một phát triển. GV: Vị trí lãnh thổ đó ảnh hưởng gì đến TN và kinh tế? - HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức và hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ (khai thác, đánh giá, phân tích bản đồ). Bổ sung kiến thức tuy Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn nhưng chỉ có 1 múi giờ +8 thuận lợi về thời gian thống nhất trong cả nước. GV: Dựa vào SGK hãy cho biết qui mô lãnh thổ của Trung Quốc. GV: Hãy kể tên 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc TW? Và em hiểu thế nào là khu tự trị và dặc khu kinh tế? 5 khu tự trị của Trung Quốc: - Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. - Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. - Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. - Khu tự trị Nội Mông Cổ. - Khu tự trị Tây Tạng. 4 thành phố trực thuộc TW: - Bắc Kinh (thủ đô). - Thượng Hải (thủ đô kinh tế). - Trùng Khánh (thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân nhất). - Thiên Tân. Giáo viên gọi học sinh bổ sung nhận xét® GV đút kết, giảng giải cho học sinh hiểu rõ về: khu tự trị và đặc khu kinh tế. - Tại sao những thành phố lớn của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu Miền Đông? Để biết được nguyên nhân đó thì ta tìm hiểu phần II điều kiện tự nhiên. GV Hướng dẫn học sinh tìm hiều hình 12.1 SGK. Kẻ đường kinh tuyến 1050 ranh giới giữa miền Đông, miền Tây. Hoạt động 2: Nhóm tìm hiểu về điều kiện tự nhiên: GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu mõi miền tự nhiên và điền vào phiếu học tập. Nhóm 1: Dựa vào hình 12.1 trang 125 và SGK em hãy nêu đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc và phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế- xã hội của miền Đông Trung Quốc nói riêng và Trung Quốc nói chung. Nhóm 2: Cũng với nội dung trên nhưng tìm hiểu ở miền Tây Trung Quốc.(thời gian thảo luận 3 phút) - Gọi ngẫu nhiên các học sinh lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. - Mõi nhóm cử đại diện phân tích những yêu cầu mà nhóm đã thảo luận. Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh. Giáo viên mở rộng kiến thức nhắc đến đập Tam Hiệp (30°49′48″B 111°0′36″Đ / 30.83, 111.01) Trên sông Dương Tử (nhà máy thủy điện Tam Hiệp Công suất 18,2 GW). Một trong những công trình vĩ đại của Trung Quốc ở thời hiện đại. GV:Củng cố kiến thức trọng tâm của phần điều kiện tự nhiên như: sự đối lập của hai miền tự nhiên Hoạt động 3: Cả lớp tìm hiểu về đặc điểm dân cư Trung Quốc: - Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc? - Học sinh trả lời GV: Với đặc điểm dan số như vậy Trung Quốc có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc? GV: Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu 12.1 SGK. Trước sức ép dân số như vậy Trung Quốc làm gì để giảm sự gia tăng dân số? - Học sinh trả lời GV: Kết quả và hậu quả của chính sách dân số đó là gì? - Học sinh trả lời GV: nhận xét đút kết. GV: Quan sát hình 12.3, 12.4 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của Trung Quốc? - HS phân tích hình 12.4 Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc. (SGK) GV: - Trung Quốc rất chú trọng đầu tư cho giáo dục kết quả là đến năm 2005 90% DS biết chữ. Giáo dục tư tưởng giáo dục ý thức phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện cho học sinh. - Mở rộng nói về tứ đại phát minh của Trung Quốc. 5. Củng cố: 5’ Câu 1: Trung Quốc có dân số đứng thứ mấy trên thế giới: Thứ 1 ( Chiếm 1/5 dân số thế giới) Thứ 2 ( Chiếm 1/5 dân số thế giới) Thứ 3 ( Chiếm 1/5 dân số thế giới) Thứ 4 ( Chiếm 1/5 dân số thế giới) Câu 2: Miền Đông và miền Tây Trung Quốc được xác định qua kinh tuyến: Kinh tuyến 105 độ kinh đông. Kinh tuyến 105 độ kinh tây. Kinh tuyến 115 độ kinh đông. Kinh tuyến 115 độ kinh tây. 3: Miền có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp là: Miền Tây Miền Đông Miền Đông+ miền Tây Không có miền nào Câu 4: Trung Quốc có diện tích thứ mấy trên thế giới: Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Câu 5. Câu 1.Qua bài học nêu những khó khăn thuận lợi cho phát triển kinh tế của Trung Quốc? - Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo ® phát triển kinh tế bền vững. - Khó khăn: Đất nước rộng lớn, khó khăn trong quản lí xã hội, giải quyết việc làm 5. Hoạt động nối tiếp 1 phút - Nhắc nhở học sinh học bài, trả lời câu hỏi SGK+ làm bài tập bản đồ, phân tích lại bảng số liệu. - Sưu tầm ảnh, báo nói về đất nước và con người Trung Quốc. - Xem bài mới.

File đính kèm:

  • docTRUNG QUOC TIET 1.doc