Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 20 – Các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế

1. Kiến thức

· Phân biệt được ba dạng cân bằng

· Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

· Nhận biết được dạng cân bằng là bền hay không bền hay phiếm định

· Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên mặt phẳng giá đỡ

· Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế

· Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 20 – Các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20 – CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ Ngày soạn: 15/12 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Phân biệt được ba dạng cân bằng Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập Nhận biết được dạng cân bằng là bền hay không bền hay phiếm định Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên mặt phẳng giá đỡ Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Các thí nghiệm trong sgk 2. Học sinh Ôn lại kiến thức về momen lực Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều Momen lực là gì, cánh tay đòn của momen lực là gì? Viết công thức tính momen lực Gọi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng cân bằng Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Quan sát vật rắn được đặt ở các điều kiện khác nhau, rút ra đặc điểm cân bằng trong mỗi trường hợp Bố trí các thí nghiệm hình 20.2; 20.3; 20.4 làm thí nghiệm cho học sinh quan sát Nêu và phân tích các dạng cân bằng Hoạt động 3: Xác định điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Trả lời C1 Quan sát hình 20.6, nhận xét về dạng cân bằng của mỗi vật Vận dụng để xác định dạng cân bằng của các vật trong ví dụ của giáo viên Giới thiệu khái niệm mặt chân đế Hướng dẫn: xét tác dụng của momen của trọng lực Nêu và phân tích điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế Lấy một số ví dụ về các vật có mặt chân đế khác nhau Hoạt động 4: Tìm hiểu về mức vững vàng của cân bằng Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Nhận xét về mức độ vững vàng của các vị trí cân bằng trong hình 20.6 Trình bày cách tăng mức vững vàng của cân bằng Lấy các ví dụ về cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng Gợi ý các yếu tố ảnh hưởng tới mức vững vàng của cân bằng Nhận xét câu trả lời của học sinh Hoạt động 5: Vận dụng & củng cố bài học Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk Giải bài tập 1, 2 sgk Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó Nhận xét câu trả lời của học sinh Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Ghi những chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo IV. Nội dung chính Có ba dạng cân bằng là: bền, không bền và phiếm định. Khi vật bị kéo ra khiỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng: kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền giữ nó cân bằng ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế: giá của trọng lực phải đi qua mặt chân đế Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế

File đính kèm:

  • docbai 20-cac dang cb - cb cua vat co mat chan de.doc