Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 16 – Định luật 3 newton

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Hiểu được rằng tác dụng cơ bao giờ cũng diễn ra theo 2 chiều và lực tương tác giữa 2 vật là 2 lực trực đối

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

· Biết vận dụng định luật III Niutơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 16 – Định luật 3 newton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 16 – ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON Ngày soạn: 10/11 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được rằng tác dụng cơ bao giờ cũng diễn ra theo 2 chiều và lực tương tác giữa 2 vật là 2 lực trực đối 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập Biết vận dụng định luật III Niutơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Dụng cụ thí nghiệm như trong SGK và một số thí nghiệm khác về định luật III Niutơn nếu có. Làm thử, kiểm tra các thí nghiệm trước khi lên lớp. 2. Học sinh Ôn lại khái niệm và các đặc trưng của lực. Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Phát biểu định luật 2 Newton Hệ lực cân bằng là gì Gọi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung định luật III Niutơn, lực và phản lực. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1 SGK, trả lời câu hỏi:Tác dụng của bạn An lên bạn Bình và ngược lại? Đọc Vdụ 2 và quan sát hình 16.2 rồi trả lời câu hỏi:Tương tác giữa nam châm và sắt như thế nào? Tìm mối liên hệ: sự tác dụng tương hỗ giữa 2 vật. Quan sát, ghi kết quả thí nghiệm, vẽ lực tương tác lên các lò xo. Hoạt động nhóm. Các nhóm làm thí nghiệm tương tự. Trình bày kết quả thí nghiệm Phát biểu định luật III Niutơn Đọc mục 3 SGK, trả lời câu hỏi về lực tác dụng và phản lực. Yêu cầu HS đọc Vdụ 1 và quan sát hình 16.1. Nêu câu hỏi. Yêu cầu HS đọc Vdụ 2 và quan sát hình 16.2. Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời. Hướng dẫn HS, dẫn dắt để HS lập luận và tìm ra tương tác có tính 2 chiều. Làm mẫu thí nghiệm SGK, yêu cầu HS quan sát, ghi và xử lí kết quả thí nghiệm. Tổ chức hoạt động nhóm. Yêu cầu HS làm thí nghiệm tương tự. Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm theo nhóm. Hướng dẫn HS khái quát các thí nghiệm thành định luật. Nhận xét câu trả lời của HS. Yêu cầu HS đọc SGK mục 3. Nêu câu hỏi về lực tác dụng và phản lực, các đặc điểm của lực tác dụng và phản lực. Nhận xét câu trả lời. Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Suy nghĩ và trình bày câu trả lời theo câu 1,2,3 SGk Giải bài tập 1 SGK Trình bày lời giải. Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Nội dung của định luật III Niutơn, lực tác dụng và phản lực. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 &3 trong phần 4 SGK. Nhận xét câu trả lời của HS. Nêu bài tập 1 SGK. Nhận xét câu trả lời của HS. Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. Những sự chuẩn bị cho bài sau. Làm các bài tập còn lại trong SGK và làm thêm các bài:2.30; 2.31. Xem trước bài:” Lực hấp dẫn” IV. Nội dung chính Định luật 3: khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật B một lực. Hai lực này là hai lực trực đối Hai lực trực đối là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và đặt vào hai vật khác nhau. Hai lực lực trực đối không phải là hai lực cân bằng vì chúng khác điểm đặt Một trong hai lực tương tác giữa hai vật được gọi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực. Hai lực này luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

File đính kèm:

  • docbai 16 - dl 3 Newton.doc