Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 35 – Thế năng, thế năng trọng trường

1. Kiến thức

· Nắm vững cách tính công do trọng lực thực hiện khi vật dich chuyển từ đó suy ra biểu thức của thế năng trọng trường

· Hiểu được rằng: công của trọng lực luôn có xu hướng làm giảm thế năng, nếu thế năng của vật tăng thì đó là do những lực khác gây ra sự tăng đó. Nếu ật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì công của trọng lực luôn bằng độ giảm thế năng của vật

· Hiểu được thế năng ở mỗi vị trí có thể khắc nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ

· Biết được thế năng trong cơ học là dạng năng lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa vật và Trái Đất, hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật so với trạng thái biến dạng ban đầu. Từ đó phân biệt động năng và thế năng. Hiểu rõ thế năng luôn gắn với tác dụng của lực thế.

2. Kỹ năng

· Biết cách chọn mốc thế năng và vận dụng được các công thức tính thế năng của vật, liên hệ giữa công của trọng lực và độ giảm thế năng của vật để giải toán

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 35 – Thế năng, thế năng trọng trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 35 – THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG Ngày soạn: 09/02 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm vững cách tính công do trọng lực thực hiện khi vật dich chuyển từ đó suy ra biểu thức của thế năng trọng trường Hiểu được rằng: công của trọng lực luôn có xu hướng làm giảm thế năng, nếu thế năng của vật tăng thì đó là do những lực khác gây ra sự tăng đó. Nếu ật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì công của trọng lực luôn bằng độ giảm thế năng của vật Hiểu được thế năng ở mỗi vị trí có thể khắc nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ Biết được thế năng trong cơ học là dạng năng lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa vật và Trái Đất, hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật so với trạng thái biến dạng ban đầu. Từ đó phân biệt động năng và thế năng. Hiểu rõ thế năng luôn gắn với tác dụng của lực thế. 2. Kỹ năng Biết cách chọn mốc thế năng và vận dụng được các công thức tính thế năng của vật, liên hệ giữa công của trọng lực và độ giảm thế năng của vật để giải toán II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học 2. Học sinh Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Định nghĩa động năng, viết công thức tính động năng 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THẾ NĂNG VÀ LỰC THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 1 trang 164 và cho biết thế năng là dạng năng lượng như thế nào Cho biết thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào Trả lời C1 HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÔNG CẢU TRỌNG LỰC VÀ ĐỘ GIẢM THẾ NĂNG CỦA VẬT Công của trọng lực: A12 = mg(z1 – z2) Nhận xét: công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của vật mà chỉ phủ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối của quỹ đạo. Lực thế: là những lực mà công của nó không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của vật mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của quỹ đạo HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Tính công của trọng lực khi vật di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2 trong các trường hợp: 1/ quỹ đạo của vật là đường thẳng 2/ quỹ đạo của vật là đường gấp khúc 3/ quỹ đạo của vật là đường cong bất kỳ Nhận xét các giá trị vừa tính được ở trên và cho biết công của trọng lực có phụ thuộc vào hình dạng đường đi của vật hay không Trả lời C2 Hướng dẫn tính công của trọng lực khi vật di chuyển theo đường cong bất kỳ: chia đường cong thành những đoạn nhỏ sao cho có thể coi chúng là những đoạn thẳng HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG Thế năng trọng trường: Wt = mgz với z là tọa độ của vật Liên hệ giữa: công của trọng lực và hiệu thế năng giữa vị trí đầu và vị trí cuối A12 = Wt1 – Wt2 HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Dựa vào biểu thức tính công của trọng lực và biểu thức tính thế năng, viết biểu thức liên hệ giữa công của trọng lực và hiệu thế năng giữa điểm đầu và điểm cuối của vật HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THẾ NĂNG TỔNG QUÁT Thế năng là năng lượng của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ thông qua lực thế HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 4 trang 166 sách giáo khoa Nêu định nghĩa thế năng HOẠT ĐỘNG III: CỦNG CỐ BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Nêu các đặc điểm cảu thế năng So sánh động năng và thế năng 4. Dặn dò Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới

File đính kèm:

  • docbai 35 - the nang, the nang trong truong.doc