Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 6 – Sự rơi tự do

1. Kiến thức

· Hiểu được thế nào là rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau.

· Biết cách khảo sát chuyển động rơi tự do bằng thí nghiệm.

· Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một vật chuyển động ở một miền gần mặt đất và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do.

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

· Làm thí nghiệm, quan sát thí ngiệm, tư duy logic.

· Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm

II – CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

· Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học

· Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm sau :

· Ống Niutơn đã rút chân không.

· Các dụng cụ thí nghiệm ở hình 6.4 và 6.5 SGK.

· Dây dọi( treo trên giá) và một hòn bi sắt( hay một vật nhỏ nặng).

· Tranh minh hoạ phóng to như hình 6.4 ( nếu không có thí nghiệm).

· Tranh sơ đồ thí nghiệm như hình 6.5 ( nếu không có thí nghiệm).

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 6 – Sự rơi tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6 – SỰ RƠI TỰ DO Ngày soạn: 22/9 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được thế nào là rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau. Biết cách khảo sát chuyển động rơi tự do bằng thí nghiệm. Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một vật chuyển động ở một miền gần mặt đất và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do. 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập Làm thí nghiệm, quan sát thí ngiệm, tư duy logic. Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm sau : Ống Niutơn đã rút chân không. Các dụng cụ thí nghiệm ở hình 6.4 và 6.5 SGK. Dây dọi( treo trên giá) và một hòn bi sắt( hay một vật nhỏ nặng). Tranh minh hoạ phóng to như hình 6.4 ( nếu không có thí nghiệm). Tranh sơ đồ thí nghiệm như hình 6.5 ( nếu không có thí nghiệm). 2. Học sinh Ôn lại công thức , khi Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động như thế nào Viết công thức tính độ rời trong chuyển động thẳg nhanh dần đều Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chuyển động rơi tự do. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Quan sát thí nghiệm ống Niutơn. Cùng làm thí nghiệm với GV. Lực cản của không khí ảnh hưởng đến vật rơi như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? Thế nào là sự rơi tự do? Khi nào một vật có thể được coi là rơi tự do? Trả lời câu hỏi C1 Mô tả thí nghiệm, cùng HS làm thí nghiệm Gợi ý quan sát thí nghiệm. Đặt các câu hỏi cho HS. Nhận xét các câu trả lời. Cho HS đọc định nghĩa trong SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Làm thí nghiệm hoặc quan sát trang H6.3. Phương và chiều của chuyển động rơi tự do như thế nào? Ví dụ? Cùng GV tiến hành thí nghiệm 1 Phân tích kết quả. Trả lời câu hỏi C2. Ghi nhận:Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. Mô tảø, cùng HS làm các thí nghiệm, quan sát tranh. Đặt các câu hỏi cho HS. Phân tích kết quả từ các thí nghiệm. Gợi ý cho HS rút ra kết luận. Hoạt động 4:Tìm hiểu gia tốc rơi tự do. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Cùng GV làm thí nghiệm 2 SGK. Đưa ra công thức tính gia tốc của sự rơi tự do? Làm thí nghiệm với vật nặng khác. Rút kết luận. Trả lời câu hỏi C3. Đọc phần 5 SGK, xem bảng kê gia tốc trong SGK. Trả lời câu hỏi: Gia tốc rơi tự do còn phụ thuộc yếu tố nào trên mặt đất? Mô tả, cùng HS làm thí nghiệm 2 SGK. Hướng dẫn HS tính gia tốc, rút ra kết luận. Nêu câu hỏi C3. Cho HS đọc SGK. Nhận xét các câu trả lời. Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1,2 (SGK) Làm việc cá nhân giải các bài tập 2,3 (SGK) Ghi nhận kiến thức:Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí và độ cao trên mặt đất. Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Yêu cầu: HS trình bày đáp án. Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Ghi câu hỏi và bài tập vế nhà. Những sự chuẩn bị cho bài sau. Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK và làm thêm các bài: trong Sách bài tập. Xem lại cách chọn Hệ quy chiếu và các kiến thức toán giả phương trình bậc 2 IV. Nội dung chính 1. Định nghĩa: Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực 2. Đặc điểm: Phương: thẳng đứng Chiều: từ trên xuống Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g. Ở cùng một nơi trên trái đất hoặc ở gần mặt đất các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g Khi không cần độ chính xác quá cao, người ta thường lấy g có độ lớn 9,8m/s2 hoặc 10m/s2

File đính kèm:

  • docbai 6 - roi tu do.doc