Giáo án giảng lớp 2 tuần 15

Môn : Toán

100 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số.

 - Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (Trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết và giải bài toán).

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số. - Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (Trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết và giải bài toán). II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3. dạy – học bài mới : a/ Giới thiệu bài : - Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách thực hiện các phép trừ có dạng 100 trừ đi một số. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Phép trừ 100 – 36 : - GV nêu bài toán : Có 100 que tính bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Ÿ Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? (Thực hiện phép trừ : 100 – 36 ). - GV viết lên bảng : 100 – 36 và gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính cho cả lớp làm vào bảng con. GV nhận xét và sửa chữa. * Viết 100 rồi viết 36 dưới 100 sao cho 6 thẳng cột với 0 (Đơn vị) 3 thẳng cột với 0 (Chục).Viết dấu (–) và kẻ vạch ngang. 100 Ÿ 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, - 36 viết 4 nhớ 1. 64 Ÿ 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 nhớ 1. Ÿ 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. - GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện. c/ Phép trừ 100 – 5 : - GV cho HS làm tương tự như trên. 100 Ÿ 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, - 5 viết 4 nhớ 1. 95 Ÿ 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9 nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. * GV lưu ý HS : Số 0 trong kết quả các phép trừ 0 6 4, 0 9 5 chỉ 0 trăm, có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kêt quả không thay đổi giá trị. d/ Luyện tập – thực hành : Bài 1 : Tính. - GV cho HS làm bài vào SGK trang 71. GV theo dõi HS làm bài. - Khi HS làm xong. GV gọi 5 HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét bổ sung. 100 100 100 100 100 - 4 - 9 - 22 - 3 - 69 96 91 78 97 31 Bài 2 : GV hỏi. Ÿ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính nhẩm). GV viết lên bảng. Mẫu : 100 – 20 = ? 10 chục – 2 chục = 8 chục 100 – 20 = 80 - GV yêu cầu HS đọc phép tính mẫu (100 – 20) GV hỏi. Ÿ 100 là bao nhiêu chục? (là 10 chục) Ÿ 20 là mấy chục? (2 chục). Ÿ 10 chục trừ 2 chục là mấy chục? (là 8 chục). - GV cho HS làm vào SGK. GV theo dõi HS làm bài. 100 – 20 = 80 100 – 40 = 60 100 – 70 = 30 100 – 10 = 90 Bài 3 : GV gọi 1 HS đọc đề bài. GV hỏi. Ÿ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Bài toán về ít hơn). Ÿ Bài toán hỏi gì ? Ÿ Bài toán cho biết gì ? - GV cho HS làm vào vở, GV theo dõi HS làm bài. - Khi HS làm xong, gọi 1 em lên sửa bài. GV nhận xét bổ sung. Tóm tắt 100 hộp Buổi sáng : Buổi chiều : 24 hộp ? hộp Giải. Buổi chiều cửa hàng đó bán được 100 – 24 = 76 (hộp) Đáp số : 76 hộp - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại bài. - HS nghe và phân tích đề toán. - 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. - HS nhắc lại cách thực hiện sau. - HS thực hiện phép trừ 100 – 5. - HS làm bài vào SGK. - 5 HS lên bảng sửa bài. - Lớp nhận xét và đánh dấu (Đ), (S) vào bài của mình. - HS trả lời. - HS đọc. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS làm bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng sửa bài. - Lớp nhân xét và sửa chữa bài của mình. Môn : Tập đọc HAI ANH EM I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn được cả bài,đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : n/l; dấu hỏi, ngã, vần ôn, âm. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh em và người em. - Đọc nhấn giọng các từ ngữ : công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau. 2. Hiểu - Hiểu nghĩa các từ mới : công bằng, kì lạ. - Hiểu được tình cảm của hai anh em - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. III/CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Tiếng võng kêu. - Nhận xét cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Treo bức tranh và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? - Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảm của người thân trong gia đình. - Bài học hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình cảm anh em. - Viết tên bài lên bảng và đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - Đọc mẫu đoạn 1, 2. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn. - Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có. c) Luyện ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng một số câu dài, khó ngắt. - Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu. d) Đọc cả đoạn, bài - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn sau đó nghe, chỉnh sửa., - Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm. e) Thi đọc giữa các nhóm g) Cả lớp đọc đồng thanh 2.3. Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc và mỗi HS trả lời 1 câu hỏi : - Ngày mùa đến, hai anh em chia lúa như thế nào ? - Họ để lúa ở đâu ? - Người em suy nghĩ như thế nào ? - Nghĩ vậy, người em đã làm gì ? - Tình cảm của người em đối với anh như thế nào ? - Người anh vất vả hơn em ở điểm nào ? TIẾT 2 2.4. Luyện đọc đoạn 3, 4 a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu đoạn 3, 4 b) Luyện phát âm c) Luyện ngắt giọng - Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện câu dài, khó ngắt. - Hỏi HS về nghĩa các từ : công bằng, xúc động, kì lạ. - Giảng lại cho HS hiểu. d) Đọc cả đoạn e) Thi đọc g) Đọc đồng thanh cả lớp 2.5. Tìm hiểu đoạn 3, 4 - Người anh bàn với vợ điều gì ? - Người anh đã làm gì sau đó ? - Điều kì lạ gì đã xảy ra ? - Theo người anh, người em vất vả hơn người anh ở điểm nào ? - Người anh cho thế nào là công bằng ? - Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau ? - Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào? - Kết luận : Anh em cùng một nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi 2 HS đọc bài. - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Dặn HS về nhà đọc lại bài. - HS 1 : Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi : Trong mơ em bé thấy những gì ? - HS 2 : Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi : Những từ ngữ nào tả em bé ngủ rất đáng yêu. - HS 3 : Đọc khổ thơ em thích và nói rõ vì sao em thích ? - Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa. - Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu. - Mở SGK trang 119 - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. - Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài. - Luyện đọc các từ khó : nọ, lúa, nuôi, lấy lúa; để cả, nghĩ. - Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu : Ngày mùa đến, / họ gặt rồi bó lúa / chất thành hai đống bằng nhau, / để cả ở ngoài đồng.// Nếu phần lúa của mình / cũng bằng phần của anh / thì thật không công bằng.// Nghĩ vậy, / người em ra đồng / lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh.// - Nối tiếp nhau đọc các đọan 1, 2. - Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Chia lúa thành hai đống bằng nhau. - Để lúa ở ngoài đồng. - Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình của anh thì thật là không công bằng. - Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. - Rất yêu thương và nhường nhịn anh. - Còn phải nuôi vợ con. - Theo dõi và đọc thầm - Luyện đọc phát âm các từ : rất đỗi, kì lạ, lấy nhau; vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên, ôm chầm. - Luyện đọc câu dài, khó ngắt Thế rồi / anh ra đồng / lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. // - Trả lời theo ý hiểu. - Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. - Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. - Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau. - Phải sống một mình. - Chia cho em phần nhiều. - Xúc động, ôm chầm lấy nhau. - Hai anh em rất yêu thương nhau / Hai anh em luôn lo lắng cho nhau / Tình cảm hai anh em rất cảm động. - Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Môn : Tập viết VIẾT CHỮ HOA N – NGHĨ TRƯỚC NGHĨ SAU I/ MỤC TIÊU - Viết đúng, đẹp chữ N hoa. - Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng : Nghĩ trước nghĩ sau. ii/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Mẫu chữ N hoa viết trên bảng phụ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. - Tập viết 2, tập một. iii/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng. - Chấm vở tập viết về nhà của một số HS. - Nhận xét từng HS viết. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết Tập viết này, các em sẽ học cách viết chữ N hoa và cụm từ ứng dụng : Nghĩ trước nghĩ sau. 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ N - Treo bảng viết sẵn chữ N hoa và hỏi : - Chữ N hoa giống chữ hoa nào đã học ? - Chữ N hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào? - Chiều cao và độ rộng của chữ N hoa như thế nào ? - Nói cách viết : vừa nói vừa tô trong khung chữ. Điểm đặt bút là giao điểm đường ngang 2 với đường dọc 2 viết nét mọc ngược phải đến giao điểm của đường ngang 6 và đường dọc 4 viết nét thẳng đứng xuống đường ngang 1 và đường dọc 4 viết liền nét xiên phải lên giao điểm của đường ngang 6 với đường dọc 6 rồi lượn cong xuống đường ngang 5, sát đường dọc 7. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ N hoa trong không trung rồi viết vào bảng con. 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng. - Hỏi : Nghĩ trước nghĩ sau khuyên chúng ta điều gì? b) Quan sát và nhận xét - Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là những tiếng nào? - So sánh chiều cao chữ N, chữ g, h với chữ i ? - Khi viết chữ N với chữ g ta nối như thế nào ? - Khoảng cách giữa các tiếng bằng chừng nào ? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ Nghĩ vào bảng con. - Chỉnh, sửa cho các em. 2.4. Hướng dẫn viết vào vở Tập Viết - GV chỉnh, sửa lỗi. - Thu và chấm một số bài. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết nốt vào vở Tập viết ở nhà. - 3 HS viết chữ M hoa và tiếng Miệng. - HS dưới lớp viết bảng con. - Chữ M hoa. - 3 nét : nét móc ngược phải, nét thẳng đứng và nét xiên phải. - Cao 2,5 li, rộng 3 li. - Quan sát và lắng nghe. - Viết bảng con. - Nghĩ trước nghĩ sau. - Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ chính chắn. - 4 tiếng : Nghĩ, trước, nghĩ, sau. - Chữ N, g, h cao 2,5 li, chữ i cao một đơn vị rưỡi. - Từ điểm cuối của chữ N, lia bút viết chữ g. - Khoảng cách đủ để viết một chữ o. - Viết bảng. - HS viết 1 dòng chữ N cỡ vừa. 2 dòng chữ N cỡ nhỏ. 1 dòng chữ Nghĩ cỡ vừa. 1 dòng chữ Nghĩ cỡ nhỏ. 3 dòng từ ứng dụng cỡ nhỏ. Môn : Toán Tìm số trừ I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Biết tìm số trừ chưa biết trong phép trừ khi biết hiệu và số bị trừ. -Áp dụng và giải các bài toán có liên quan. II/ đồ dùng dạy học : - Hình vẽ trong phần bài học SGK phóng to. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện mỗi em làm 2 bài. 100 – 4, 100 – 38, 100 – 40, 100 – 50. * GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. dạy – học bài mới : a/ Giới thiệu bài : - Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm số trừ chưa biết trong phép trừ khi đã biết hiệu và số bị trừ, sau đó áp dụng để giải các bài toán có liên quan. b/ Tìm số trừ : - GV nêu bài toán : + Có 10 ô vuông, sau đó bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông? - GV hỏi. Ÿ Lúc đầu có tất cả bao nhiêu ô vuông? (Có tất cả 10 ô vuông). Ÿ Phải bớt đi bao nhiêu ô vuông? (Chưa biết phải bớt đi bao nhiêu ô vuông). - GV nói : Số ô vuông chưa biết ta gọi là X. GV nói tiếp. Ÿ Còn lại bao nhiêu ô vuông? (Còn lại 6 ô vuông). Ÿ 10 ô vuông bớt đi X ô vuông, còn lại 6 ô vuông, hãy đọc phép tính tương ứng. 10 – X = 6 - GV viết lên bảng : 10 – X = 6 Ÿ Muốn biết số ô vuông chưa biết ta làm thế nào? (Thực hiện phép tính 10 – 6). - GV viết lên bảng : X = 10 - 6 X = 4 - GV yêu cầu HS nêu tên gọi các thàng phần trong phép tính 10 – X = 6. Ÿ Vậy muốn tìm số trừ (X) ta làm thế nào? (Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu). - GV yêu cầu HS đọc quy tắc. Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. c/ Luyện tập – thực hành : Bài 1 : Tìm X. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. GV hỏi. Ÿ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm số trừ). Ÿ Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm gì? (Lấy số bị trừ trừ đi hiệu). - GV gọi HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 bài. - GV nhận xét sửa chữa. a) 15 – X = 10 15 – X = 8 42 – X = 5 X = 15 – 10 X = 15 – 8 X = 42 - 5 X = 5 X = 7 X = 37 b) 32 – X = 14 32 – X = 18 X – 14 = 18 X = 32 – 14 X = 32 – 18 X =18+14 X = 18 X = 14 X = 32 Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống : - GV cho HS làm vào SGK. - GV gọi 5 HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét sửa chữa. Số bị trừ 75 84 58 72 55 Số trừ 36 24 24 53 37 Hiệu 39 60 34 19 18 Bài 3 : GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. GV hỏi. Ÿ Bài toán cho biết gì? (Có 35ôtô. Sau khi rời bến thì còn lại 10 ôtô). Ÿ Bài toán hỏi gì ? (Hỏi số ôtô đã rời bến). Ÿ Muốn tính số ôtô rời bến ta làm như thế nào? (Thực hiện phép tính 35 – 10). - GV cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng giải - GV chấm 1 số vở cho HS. Tóm tắt Có : 35 ôtô. Còn lại : 10 ôtô. Rời bến : …….ôtô? Giải. Số ôtô đã rời bến. 35 – 10 = 25 (ôtô) Đáp số : 25 ôtô 4. củng cố – dặn dò : - GV nêu lại cách tìm số trừ. * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - 2 HS lên bảng mỗi em làm 2 bài. HS1: 100 100 - 4 - 38 96 62 HS 2 : 100 100 - 40 - 50 60 50 - HS theo dõi và nghe. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - 1, 2 HS đọc. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. 10 : là số bị trừ. X : là số trừ. 6 : là hiệu. - HS đọc CN. - Lớp đọc ĐT. - 1 HS đọc. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - 6 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 bài. - Lớp nhận xét. - HS làm bài vào vở. - 5 HS lên bảng sửa bài. Lớp tự kiểm tra bài làm của mình và ghi đúng và sai (Đ), (S). - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng giải. - HS nộp bài. - 2 HS nhắc lại. Môn : Kể Chuyện hai anh em I/ mục tiêu - Dựa vào gợi ý của GV tái hiện được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Nói được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. - Biết theo dõi, nhận xét và đánh giá lời bạn kể. ii/ đồ dùng dạy – học - Tranh của bài tập đọc. - Các gợi ý trong SGK viết sẵn trên bảng phụ. iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể câu chuyện: Câu chuyện bó đũa. - 1 HS trả lời câu hỏi : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Theo bức tranh và hỏi : Bức tranh vẽ ai, trong câu chuyện nào ? - Trong giờ kể chuyện tuần này chúng ta cùng nhau kể câu chuyện Hai anh em. 2.2. Hướng dẫn kể lại chuyện theo gợi ý a) Kể lại từng đoạn truyện - Treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý và gọi HS đọc. - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện thành 3 phần. Phần giới thiệu câu chuyện, phần diễn biến và phần kết. Bước1 : Kể theo nhóm. - Chia nhóm 3 HS. Yêu cầu HS kể trong nhóm. Bước 2 : Kể trước lớp. - Yêu cầu HS kể trước lớp - Yêu cầu HS nhận xét bạn kể. - Khi HS kể còn lúng túng GV có thể gợi ý theo các câu hỏi. Phần mở đầu câu chuyện. - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? - Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào? Phần diễn biến câu chuyện - Người em đã nghĩ gì và làm gì ? - Người anh đã nghĩ gì và làm gì ? Phần kết thúc câu chuyện. - Câu chuyện kết thúc ra sao ? b) Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đường - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Gọi 2 HS đọc lại đoạn 4 của câu chuyện. - Nói : Câu chuyện kết thúc khi hai anh em ôm nhau trên đồng. Mỗi người trong họ có một ý nghĩ. Các em hãy đoán mỗi người nghĩ gì. c) Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu 4 HS kể nối tiếp. - Gọi HS nhận xét bạn. - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn truyện - Nhận xét cho điểm từng HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện. - Hai anh em. Trong câu chuyện Hai anh em. - Đọc gợi ý - Lắng nghe và ghi nhớ. - 3 HS trong nhóm lần lượt kể từng phần của câu chuyện. Khi 1 HS kể các em khác phải chú ý lắng nghe và sửa cho bạn. - Đại diện mỗi nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ kể 1 đoạn rồi đến nhóm khác. - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí hướng dẫn. - Ở một làng nọ. - Chia thành hai đống bằng nhau. - Thương anh vất vả nên bỏ lúa của mình cho anh. - Thương em sống một mình nên bỏ lúa của mình cho em. - Hai anh em gặp nhau khi mỗi người đang ôm 1 một bó lúa. Cả hai rất xúc động. - Đọc đề bài. - Đọc lại đoạn 4. Cả lớp chú ý theo dõi. - Gọi HS nói ý nghĩa của hai anh em. Ví dụ : Người anh : Em tốt quá! Em đã bỏ lúa cho anh./ Em luôn lo lắng cho anh, anh hạnh phúc quá./ Người em : Anh đã làm việc này./ Anh thật tốt với em./ Mình phải yêu thuơng anh hơn./ - 4 HS kể nối tiếp nhau đến hết câu chuyện. - Nhận xét theo yêu cầu. - 1 HS kể. - Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Môn : Thủ Công gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều Tiết 2 3. HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều : - HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều 1 cách ngắn gọn. Các bộ phận của biển báo cấm xe đi ngược chiều có kích thước giống như biển báo chỉ lối đi thuận chiều nhưng chỉ khác về màu sắc. Vì vậy, HS hiểu rõ cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều sẽ biết cách gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. Bước 1 : Gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. - GV hướng dẫn HS làm. + Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô vuông. + Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô vuông, rộng 1 ô. + Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô vuông, rộng 1 ô làm chân biển báo (chân biển báo có thể là màu trắng pha các ô đỏ cho giống chân biển báo giao thông trong thực tế hoặc màu sẫm cho đẹp). Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. + Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng. + Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô. + Dán hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình tròn. - GV tổ chức cho HS thực hành và chú ý quan sát, uốn nắn, gợi ý, giúp đỡ các em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm. 4. củng cố – dặn dò : - GV nhận xét kĩ năng gấp, cắt, dán sản phẩm của HS. * GV nhận xét tiết học. - HS theo dõi. - HS thực hành. - Trình bày sản phẩm. Môn : Tập Đọc BÉ HOA I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn được cả bài, đúng các từ khó : Nụ, lắm, lớn lên, nắn nót, ngoan - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 2. Hiểu - Hiểu từ mới trong bài : đen láy. - Hiểu nội dung bài : Hoa rất yêu thương em, Hoa còn biết châm sóc em, giúp đỡ bố mẹ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK - Bảng phụ chép sẵn các câu luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - 3 HS đọc lại bài Hai anh em và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Treo bức tranh và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì? - Muốn biết Hoa viết thư cho ai và viết những gì lớp mình cùng học bài tập đọc Bé Hoa. - Ghi tên bài lên bảng 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS khá đọc lại. Chú ý: giọng tình cảm nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện tâm tình. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc các từ khó đã ghi trên bảng phụ. c) Luyện ngắt giọng - Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc. Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc d) Đọc cả bài - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Chia nhóm và yêu cầu đọc trong nhóm. e) Thi đọc giữa các nhóm g) Đọc đồng thanh cả bài 2.3. Tìm hiểu bài - Em biết những gì về gia đình Hoa ? - Em Nụ có những nét gì đáng yêu ? - Tìm những từ ngữ cho thấy Hoa rất yêu em bé ? - Hoa đã làm gì giúp mẹ ? - Hoa thường làm gì để ru em ngủ ? - Trong lá thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì ? - Theo em, Hoa đáng yêu ở điểm nào ? 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi 2 HS đọc lại bài. - Hỏi : Bé Hoa ngoan như thế nào ? - Ở nhà con đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ ? - Dặn HS về nhà phải biết giúp đỡ bố mẹ. - HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi : Theo người em thế nào là công bằng ? - HS 2 đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi : Người anh đã nghĩ gì và làm gì ? - HS 3 đọc toàn bài và trả lời câu hỏi : Câu chuyện khuyên chúng ta về điều gì ? - Người chị ngồi viết thư bên cạnh người em đã ngủ say. - Mở SGK trang 121 - 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ : Nụ, lắm, lớn lên, nắn nót, ngoan, đưa võng. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu : Hoa yêu em / và rất thích đưa võng / ru em ngủ. // Đêm nay, / Hoa hát hết các bài hát / và mẹ vẫn chưa về. // - Đọc nối tiếp : + HS 1 : Bây giờ … đưa em ngủ + HS 2 : Đêm nay … từng nét chữ + HS 3 : Bố ạ … bố nhé - Lần lượt HS đoạn bài trong nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Gia đình Hoa có 4 người. Bố Hoa đi làm xa, mẹ Hoa, Hoa và em nụ mới sinh ra. - Môi đỏ hồng, mắt mở to và đen láy. - Cứ nhìn mãi, yêu em, thích đưa võng cho em ngủ. - Ru em ngủ và trông em giúp mẹ. - Hát. - Hoa kể rằng em Nụ rất ngoan, Hoa đã hát hết các bài hát ru em và mong ướt bố sẽ về sẽ dạy em thêm nhiều bài hát nữa. - Còn bé mà đã giúp mẹ và rất yêu bé. - 2 HS đọc thành tiếng, đọc cả bài. - Biết giúp mẹ và rất yêu em bé. - Kể những việc mình làm. Môn : Tự Nhiên Xã Hội trường học I/ MỤC TIÊU : -Trường học thường có nhiều phòng học, một số phòng làm việc, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế,….Có sân trường, khu vệ sinh…. - Một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học (học tập, thư viện (đọc sách báo, ...), phòng truyền thống (giới thiệu truyền thống của trường,…), phòng y tế (khám chữa bệnh,..). -Tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường. - Mô tả 1 cách đơn giản cảnh quan của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường…) - Tự hào và yêu quý trường của mình. - Có ý thức và yêu quí trường của mình giữ gìn và làm đẹp cho ngôi trường mình học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Ảnh trong SGK trang 32, 33. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. kiểm tra bài cũ : 3. bài mới : a/ Giới thiệu bài : - GV nêu câu đố, gọi HS trả lời. “Là nhà mà chẳng là nhà Đến đây để học cũng là để chơi Có bao bạn tốt tuyệt vời Thầy cô dạy bảo ta thời lớn lên”. (Nói về trường học). - Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay. Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về trường của mình. GV ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1 : Tham quan trường học. Bước 1 : Tổ chức cho HS đi quan sát trường học và yêu cầu HS trả lời. Ÿ Trường của chúng ta có tên là gì ? Ÿ Nêu địa chỉ của trường ? Ÿ Tên trường của chúng ta có ý nghĩa ? - GV cho HS đứng trong sân trường quan sát các lớp học, phân biệt từng khối lớp. Ÿ Trường ta có bao nhiêu lớp học ? Ÿ Khối 5 gồm mấy lớp ? Ÿ Khối 4, 3, 2, 1 gồm mấy lớp ? Ÿ Cách sắp xếp lớp học như thế nào? Bước 2 : - Tổ chức tổng kết buổi tham quan HS báo cáo theo câu hỏi gợi ý của GV. Bước 3 : - GV yêu cầu HS nói về cảnh quan của trường. - GV nhận xét bổ sung và đánh giá buổi tham quan. GVKL : Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như : Phòng làm việc của BGH, phòng hội đồng, phòng đội, phòng thư viện, phòng nha khoa và các lớp học. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK. Bước 1 : Làm việc theo cặp. - GV treo tranh trang 33. Ÿ Cảnh ở bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu? (Ở trong lớp học). Ÿ Các bạn HS đang làm gì ? (Trả lời). Ÿ Cảnh ở bức tranh thứ hai diễn ra ở đâu? (Ở phòng truyền thống). Ÿ Tại sao em biết ? (Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ…) Ÿ Các bạn HS đang làm gì ? (Đang quan sát mô hình sản phẩm). Ÿ Em thích phòng nào nhất? Tại sao?. GVKL : Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra, các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết.. Hoạt động 3 : Trò chơi hướng dẫn viên du lịch. + Mục tiêu : Biết xử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình. + Cách tiến hành : Bước 1 : GV gọi 1 số HS tự nguyện tham gia trò chơi. - GV phân vai cho HS nhận vai. + 1 HS đóng vai hướng dẫn

File đính kèm:

  • docT15.DOC